Melanoma – ung thư hắc tố là căn bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới. Trong đó, khối u hắc tố ở da là loại phổ biến nhất hiện nay, chúng chiếm hơn 90% các trường hợp bệnh.
Bạn nhìn thấy một nốt ruồi mới xuất hiện trên da khi tắm? Liệu nốt ruồi này có bất bình thường không? Bạn hoảng loạn và tự hỏi đây có phải là dấu hiệu của ung thư da? Nếu bạn muốn biết nốt ruồi này có chính xác là ung thư da hay không. Và bạn cần tìm hiểu về các phương pháp điều trị ung thư hắc tố. Những thông tin sau đây của Resolute Bay sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.
Ung thư hắc tố là gì?
Ung thư da có 2 dạng khác nhau: Ung thư hắc tố (Melanoma) thường ít phổ biến hơn và khó điều trị. Loại còn lại là ung thư không hắc tố phổ biến hơn và có thể điều trị dễ dàng.
Ung thư hắc tố là một trong những loại ung thư da nguy hiểm nhất. Nó bắt nguồn từ các tế bào hắc tố (melanocyte) chuyên chịu trách nhiệm sản xuất melanin. Melanin là chất chính quyết định màu da của bạn.
Ung thư hắc tố cũng có thể hình thành trong mắt của người bệnh. Trong một số ít trường hợp, nó cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng chẳng hạn như ruột của người bệnh.
Nguy cơ ung thư hắc tố đang gia tăng ở những người dưới 40 tuổi, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ.
Ung thư hắc tố cũng có nhiều dạng khác nhau, chủ yếu chia thành 4 loại cơ bản.
Các loại ung thư hắc tố
Sau đây là 4 loại ung thư hắc tố cơ bản:
- Ung thư hắc tố lan rộng bề mặt (Superficial Spreading Melanoma): Đây là loại ung thư hắc tố phổ biến nhất thường ảnh hưởng đến tay, chân, ngực và lưng.
- Ung thư hắc tố dạng nốt (Nodular Melanoma): Đây là loại ung thư hắc tố phổ biến thứ 2 và có thể lây lan nhanh chóng so với dạng khác. Các khối u ác tính có khả năng mất màu khi chuyển từ màu đen thành đỏ.
- Ung thư hắc tố lentigo (Lentigo Maligna Melanoma): Đây là dạng ung thư hắc tố thường được tìm thấy ở người lớn tuổi, người tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời trong nhiều năm. Loại này ít phổ biến hơn, chủ yếu được tìm thấy trên mặt và cổ. Tiền thân của loại ung thư hắc tố này chính là u ác tính có tên gọi lentigo maligna hoặc tàn nhang Hutchinson. Khối u ác tính trông giống như một vết bẩn trên da.
- U hắc mạc không xương (Acral lentiginous melanoma): Đây là khối u ác tính hiếm nhất có thể tìm thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc dưới móng tay. Loại này đặc biệt phổ biến ở những người có màu da nâu hoặc đen.
Tùy vào mức độ lan rộng của khối u ác tính và phương pháp điều trị, người ta phân loại ung thư hắc tố thành các giai đoạn khác nhau.
Đôi điều về ung thư hắc tố
- Hiện nay ung thư hắc tố là dạng ung thư da nguy hiểm nhất.
- Khối u ác tính của ung thư hắc tố không chỉ ảnh hưởng đến da. Nó cũng có thể xảy ra ở mắt, móng tay, da đầu, chân, miệng…..
- Ung thư hắc tố là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho phụ nữ ở độ tuổi 25-30.
- Khoảng 90% khối u ác tính hình thành là do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
- Chỉ cần làn da xuất hiện vết cháy nắng phồng rộp có thể làm tăng gấp đôi số người sau này có nguy cơ phát triển khối u ác tính.
Các giai đoạn của khối ung thư hắc tố
Ung thư hắc tố có thể được phân thành 5 giai đoạn:
- Giai đoạn 0: Khối u chỉ giới hạn ở lớp ngoài cùng của da, không xâm nhập vào bề mặt dưới da. Đây được gọi là ung thư hắc tố tại chỗ.
- Giai đoạn 1: Ung thư hắc tố đã chuyển sang giai đoạn 1 nếu khối u dày 2mm. Nó không lan đến các hạch bạch huyết hoặc các vị trí khác. Và khối u ác tính có thể bị loét hoặc không.
- Giai đoạn 2: Trong giai đoạn này, khối u sẽ dày ít nhất 1,01mm và có thể phát triển dày hơn 4mm.
- Giai đoạn 3: Khi đến giai đoạn này, khối u sẽ lan từ 1 cho đến nhiều hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác gần đó. Khối u ban đầu có thể không nhìn thấy được. Nhưng nếu nhìn thấy được, nó sẽ dày hơn 4mm, thậm chí có thể đã bị loét.
- Giai đoạn 4: Trong giai đoạn này, khối u tiến triển và sẽ lan sang các hạch bạch huyết gần đó cũng như các cơ quan, bộ phận của cơ thể như não, phổi hoặc gan.
Tương tự những trường hợp của các bệnh ung thư khác, ung thư hắc tố có thể khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Điều quan trọng là thường xuyên kiểm tra da của bạn để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Sau đây là các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến có thể được nhìn thấy ở những người bị ung thư hắc tố.
Các dấu hiệu và triệu chứng
Bất kỳ sự thay đổi nào về vẻ ngoài của làn da là một trong những yếu tố chính thể hiện căn bệnh ung thư hắc tố. Các dấu hiệu này bao gồm:
- Xuất hiện 1 vết đốm hoặc nốt ruồi mới.
- Nốt ruồi/vết đốm hiện có bị thay đổi hình dạng, màu sắc hoặc kích thước.
- Các đốm hoặc nốt ruồi trở nên đau, ngứa hoặc bắt đầu chảy máu.
- Khi vết đốm/cục u bắt đầu sáng bóng, mịn hoặc nhợt nhạt.
- Xuất hiện một vết u màu đỏ, chảy máu hoặc có vết loét.
- Xuất hiện một nốt bằng phẳng và đỏ trên cơ thể với bề mặt sần sùi, khô hoặc có vảy.
Khi xuất hiện các triệu chứng trên không có nghĩa bạn bị ung thư hắc tố. Tuy nhiên tốt hơn bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để loại trừ khả năng bị ung thư hắc tố.
Hiện nay y học vẫn đang nghiên cứu tiếp tục để tìm ra nguyên nhân chính xác của ung thư hắc tố. Tuy nhiên vẫn có một số yếu tố liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư da.
Nguyên nhân và yếu tố dẫn đến ung thư hắc tố
Các tế bào hắc tố (melanocyte) bất thường là một trong những nguyên nhân chính của ung thư hắc tố. Đây là những tế bào sản xuất melanin – một chất chịu trách nhiệm cho màu da của bạn.
Thông thường các tế bào da trên da phát triển một cách có trật tự. Theo đó các tế bào mới đẩy tế bào cũ lên bề mặt. Các tế bào cũ chết đi, cuối cùng rơi ra khỏi bề mặt da. Tuy nhiên khi các tế bào hoạt động bất thường, chúng có thể phát triển ngoài tầm kiểm soát. Cuối cùng tạo thành một khối u ác tính.
Mặc dù chưa biết điều gì ảnh hưởng trực tiếp đến DNA trong tế bào da. Và làm thế nào mà sự phát triển bất thường của tế bào dẫn đến khối u ác tính. Tuy nhiên rất có khả năng sự kết hợp của yếu tố môi trường và di truyền đã kích thích nó.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư hắc tố:
- Da trắng: Da trắng sáng là dấu hiệu cho thấy da ít có melanin. Nếu bạn có mái tóc vàng hoặc đỏ, đôi mắt sáng màu và dễ bị cháy nắng, bạn có nguy cơ bị ung thư hắc tố cao hơn những người có nước da sẫm màu.
- Người có tiền sử cháy nắng.
- Người tiếp xúc nhiều với bức xạ UV từ mặt trời hoặc đèn/giường tắm nắng.
- Nếu bạn sống nơi có độ cao lớn hoặc gần xích đạo, khả năng bị ung thư hắc tố sẽ cao hơn.
- Trong gia đình có người bệnh ung thư hắc tố.
- Cơ thể có hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Tuổi tác càng cao càng có nguy cơ bệnh hơn.
Bạn có liên quan đến bất kỳ yếu tố nào trên đây? Cơ thể bạn đã xuất hiện các triệu chứng mà bài viết đề cập? Vậy thì bạn cần nhanh chóng gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân thật sự của những thay đổi trên da này.
Chẩn đoán
Kiểm tra ABCDE là cách phổ biến để đánh giá các tổn thương trên da có liên quan đến ung thư hắc tố hay không. Bao gồm 5 đặc điểm cần chú ý để phát hiện ung thư hắc tố.
- Không đối xứng: Nốt ruồi bình thường sẽ tròn và có dạng đối xứng. Nhưng nốt ruồi ung thư có thể trông khác bình thường. Nghĩa là 1 trong 2 bên hầu như không bao giờ tròn hoặc đối xứng.
- Đường viền: Viền của khối u ác tính có khả năng là không đồng đều, viền nhẵn. Nó có thể bị mờ, rách hoặc có khe hình chữ V.
- Màu sắc: Khối u hắc tố hầu như không bao giờ cùng 1 màu. Chúng có thể có nhiều màu sắc không đồng đều như màu đen, nâu hoặc chàm. Một số thậm chí có sắc tố trắng hoặc xanh.
- Đường kính: Nốt ruồi có đường kính lớn hơn ¼ inch là dấu hiệu khác của ung thư hắc tố.
- Mở rộng: Những thay đổi về kích thước, hình dáng, màu sắc của nốt ruồi trong vài tuần hoặc vài tháng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư hắc tố.
Bên cạnh việc chẩn đoán ABCDE, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra tổng quan thể chất để tìm kiếm những thay đổi trên da ở các khu vực như lưng, ngực….
Những công cụ kính hiển vi hoặc hình ảnh có thể được sử dụng để xem xét tình trạng. Nếu nghi ngờ ung thư da, bạn có thể được giới thiệu đến một chuyên gia về căn bệnh này. Sau đó có khả năng họ sẽ sắp xếp sinh thiết để kiểm tra bạn. Sinh thiết là việc lấy 1 mẫu mô nghi ngờ là có bệnh và gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra.
Nếu bạn được chẩn đoán bị ung thư hắc tố, bác sĩ sẽ thảo luận về các phương pháp điều trị có sẵn tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Dưới đây sẽ là một số cách điều trị căn bệnh này mà bạn nên tìm hiểu trước.
Cách điều trị ung thư hắc tố
Điều trị ung thư hắc tố ít nhiều tương tự các phương pháp điều trị ung thư. Tuy nhiên ung thư hắc tố tương đối dễ điều trị hơn, không giống như nhiều bệnh ung thư khác.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư hắc tố phổ biến nhất. Đây là cách loại bỏ các tổn thương và các mô bình thường xung quanh.
Nếu khối u đã lan sang một vùng rộng lớn trên da thì có thể cần phải ghép da, trong đó da khỏe mạnh được cấy ghép vào vùng da bệnh. Nếu ung thư hắc tố thâm nhập thành công vào các hạch bạch huyết, sinh thiết hạch có thể được tiến hành.
Các phương pháp điều trị ít phổ biến của cho ung thư hắc tố:
- Hóa trị.
- Liệu pháp sinh học: Liên quan đến việc dùng các loại thuốc hoạt động với hệ thống miễn dịch.
- Liệu pháp nhắm mục tiêu: Sử dụng thuốc để tắt các gen trong tế bào ung thư hắc tố. Tuy nhiên điều trị này đã được ngừng sử dụng.
- Liệu pháp quang động: Có thể được áp dụng trong trường hợp hiếm. Điều này liên quan đến việc kết hợp ánh sáng, thuốc và bức xạ.
Tuy nhiên tương tự việc điều trị các bệnh ung thư khác, những phương pháp điều trị này đều có tác dụng phụ nhất định. Sau đây là một số tác dụng phụ của chúng.
Tác dụng phụ của điều trị ung thư hắc tố
- Buồn nôn.
- Rụng tóc.
- Cơ thể tăng độ nhạy cảm với khí hậu nóng/lạnh.
- Nguy cơ tái phát.
- Loét miệng.
- Bầm tím.
- Chảy máu.
- Nhiễm trùng.
- Mệt mỏi.
- Thay đổi khẩu vị của người bệnh.
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
- Ngứa.
- Phát ban.
Chúng ta cũng biết cách để cơ thể tổng hợp vitamin D chủ yếu liên quan đến việc phơi nắng. Tuy nhiên nếu bạn được chẩn đoán bị ung thư hắc tố, bạn có thể sẽ được yêu cầu tránh xa mặt trời. Vậy vì sao lại cấm điều này?
Vitamin D và các biện pháp chống nắng sau khi bị ung thư hắc tố
Những người được chẩn đoán bị ung thư hắc tố thường được khuyên tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Nguyên do chủ yếu là vì 2 điều sau đây:
- Nó giảm nguy cơ tái phát của ung thư hắc tố.
- Phơi nắng có thể dẫn đến cháy nắng ở những người có màu da sáng hơn. Do đó hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động bất thường.
- Tuy nhiên vitamin D rất quan trọng đối với các chức năng trong cơ thể. Cho nên bạn nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt quá nhiều nhưng vẫn tạo điều kiện đủ cho cơ thể sản xuất vitamin D.
Bạn băn khoăn không biết làm sao vừa phơi nắng để nhận vitamin D mà không gây ảnh hưởng cho da? Bạn có thể thực hiện điều này bằng các cách sau:
- Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
- Cần bảo vệ da với các cách che chắn hiệu quả dưới ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
- Sử dụng kem chống nắng có SPF 30 trở lên.
- Sử dụng quần áo phù hợp khi ra ngoài nắng để giảm thiểu tình trạng phơi da dưới ánh nắng mặt trời.
Ung thư hắc tố có thể tái phát sau khi điều trị. Một số lời khuyên sau đây có thể giúp ngăn ngừa sự tái phát của ung thư hắc tố.
Mẹo để giảm nguy cơ bị hoặc tái phát ung thư hắc tố
- Quanh năm sử dụng kem chống nắng. Bạn nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng có SPF ít nhất là 30.
- Thoa kem chống nắng ít nhất 30 phút trước khi tiếp xúc ánh nắng. Bôi lại sau mỗi 2 giờ hoặc ngay sau khi bơi.
- Mặc quần áo che chắn kĩ càng dưới ánh nắng.
- Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
- Hãy chú ý đến bất kỳ thay đổi nào trên da.
- Tránh để da bị cháy nắng.
Các mẹo trên đây không đảm bảo 100% người thực hiện theo sẽ không bị ung thư hắc tố. Tuy nhiên nếu bạn tuân theo các mẹo này sẽ giảm thiểu khả năng bị bệnh, bảo vệ da khỏe mạnh.
Ung thư hắc tố thực sự là căn bệnh đáng sợ. Do đó mỗi một người đều cần nâng cao cảnh giác và đề phòng bệnh tấn công. Một trong những cách tốt nhất giúp giảm nguy cơ bị ung thư hắc tố chính là tránh xa ánh nắng mặt trời hoặc tia UV. Do đó việc phơi nắng tuy là hấp dẫn nhưng tuyệt đối đừng sa đà vào nó quá nhé.
Trả lời