U nang baker là căn bệnh nói về 1 khối u xuất hiện ngay sau đầu gối của bạn. Trong khối u này chứa nhiều chất hoạt dịch đôi khi gây đau mỗi khi bạn hoạt động. Mặc dù tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có khi nó là dấu hiệu của 1 căn bệnh nghiêm trọng khác.
Do đặc thù công việc, tình trạng bị sưng viêm và đau đầu gối dường như trở thành 1 phần trong cuộc sống của bạn. Tuy nhiên bất kỳ cơn đau nào ở 1 khu vực cụ thể đi kèm sự xuất hiện đột ngột của 1 khối u thì chắc chắn bạn cần phải lo lắng.
U nang baker xuất hiện ngay sau đầu gối, trong 1 số trường hợp nó còn nằm ở bắp chân. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu phát hiện bạn cũng phải điều trị ngay lập tức để tránh các biến chứng nặng hơn. Để biết thêm về các phương pháp điều trị u nang Baker, hãy cùng Resolute Bay tiếp tục tìm hiểu những thông tin sau.
U nang Baker là gì?
Nếu bạn cảm thấy phía sau đầu gối của mình xuất hiện 1 khối u chứa đầy chất lỏng, đó có thể là 1 u nang Baker. U nang Baker là sự tích tụ của hoạt dịch (dịch khớp) phía sau đầu gối tạo thành 1 khối u lành tính. Khối u này chứa đầy chất lỏng gây ra cảm giác căng cứng, đau thắt ở đầu gối. Các bác sĩ cũng gọi nó là u nang khoeo chân.
Nó có thể gây đau đớn khi bạn gập hoặc mở rộng đầu gối trong lúc hoạt động. Thông thường u nang Baker là kết quả của 1 căn bệnh về khớp gối, ví dụ như viêm khớp hoặc rách sụn. Chính những điều kiện này đã dẫn đến việc tích tụ quá nhiều chất dịch trong đầu gối. Kết quả là hình thành u nang Baker.
Mặc dù u nang Baker có thể gây đau nhói ở 1 số người nhưng hầu hết người bệnh đều không có bất kỳ triệu chứng nào. Sau đây chúng tôi sẽ liệt kê 1 số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến liên quan đến u nang Baker.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh u nang Baker
- Sưng phía sau đầu gối.
- Cảm giác đau hoặc nóng rát ở đầu gối.
- Cảm giác căng cứng ở đầu gối.
- Không có khả năng duỗi thẳng đầu gối.
Những triệu chứng này thường trở nên tệ hơn sau khi bạn hoạt động hoặc đứng quá lâu.
Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến căn bệnh u nang Baker hay còn gọi là u nang khoeo chân.
Nguyên nhân gây ra bệnh u nang Baker
Chất lỏng trong khớp gối có công dụng bôi trơn được gọi là chất hoạt dịch. Nó giúp khớp gối di chuyển trơn tru mà không bị ma sát giữa các sụn đầu khớp.
Tuy nhiên đôi khi đầu gối có xu hướng tiết ra quá nhiều chất hoạt dịch. Điều này dẫn đến sự tích tụ chất hoạt dịch ở phía sau đầu gối hình thành u nang Baker.
Việc tích tụ nhiều chất hoạt dịch có thể xảy ra do:
- Viêm khớp gối, tương tự như các trường hợp viêm khớp khác.
- Chấn thương đầu gối, ví dụ như rách sụn.
Những yếu tố này cũng góp phần gia tăng nguy cơ hình thành u nang Baker.
Nếu bạn nghi ngờ khối u phía sau đầu gối của mình là 1 u nang khoeo chân, bạn nên đi khám bác sĩ để nhận được sự chẩn đoán chính xác nhất.
Chẩn đoán
Bệnh u nang Baker thường có thể được chẩn đoán bằng thông qua khám sức khỏe thông thường. Tuy nhiên 1 số triệu chứng của bệnh có thể khá giống các bệnh lý nghiêm trọng hơn như cục máu đông, khối u hoặc phình động mạch.
Chính vì vậy bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán khác như:
- Siêu âm.
- Chụp X Quang.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI).
Khi phát hiện u nang Baker, bác sĩ sẽ đề nghị 1 trong các phương pháp điều trị sau đây.
Điều trị
Các phương pháp điều trị u nang Baker:
- Phẫu thuật dẫn lưu dịch nang khớp gối: Bác sĩ sẽ dẫn lưu dịch từ khớp gối bằng 1 cây kim. Cách này được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm, nó còn được gọi là sự dẫn lưu.
- Thuốc: Bác sĩ có thể sẽ tiêm 1 loại thuốc Corticosteroid ( như cortisone) vào đầu gối của bạn để giảm viêm và đau.
- Châm cứu: Cách này đặc biệt hữu ích nếu nguyên nhân của u nang là bệnh viêm khớp.
- Phẫu thuật: Nếu vết rách sụn là nguyên nhân của u nang Baker, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để sửa chữa hoặc loại bỏ sụn bị rách.
Nếu bạn đang tìm kiếm những phương pháp tự nhiên để điều trị u nang Baker, chúng tôi sẽ giúp bạn. Sau đây là 6 phương pháp tại nhà giúp hỗ trợ điều trị u nang Baker hiệu quả.
Các biện pháp điều trị tại nhà cho u nang Baker
Chườm lạnh/nóng
Bạn cần có: Túi chườm lạnh/nóng.
Bạn cần làm:
- Hãy chườm túi nóng/lạnh trực tiếp lên vùng bị u nang Baker.
- Để yên trong 10 – 15 phút, sau đó lấy nó ra.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn nên thực hiện cách này nhiều lần trong ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Túi chườm lạnh hoặc nóng đều có thể giúp giảm đau và viêm. Chính vì vậy nó có thể làm giảm các triệu chứng của u nang Baker.
Tinh dầu trầm hương
Bạn cần có:
- 2 – 3 giọt tinh dầu trầm hương.
- 1 – 2 muỗng cà phê dầu dẫn.
Bạn cần làm:
- Cho 2 – 3 giọt tinh dầu trầm hương vào 1 – 2 muỗng cà phê dầu dẫn như dầu dừa hoặc dầu ô liu.
- Trộn đều và lấy hỗn hợp này đắp trực tiếp lên vùng bị u nang.
- Để yên cho đến khi nó khô hoàn toàn. Bạn cũng có thể để hỗn hợp này qua đêm.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn nên thực hiện cách này 1 – 2 lần mỗi ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Tinh dầu trầm hương có đặc tính chống viêm, do đó sẽ giúp giảm các triệu chứng sưng viêm liên quan đến u nang Baker.
Massage
Massage đặc biệt là massage mô sâu là 1 phương pháp điều trị tuyệt vời cho việc cứng cơ, đau nhức. Đây thường là các triệu chứng liên quan đến u nang Baker. Nó cũng có thể giúp giảm viêm và đau hiệu quả.
Dầu thầu dầu
Bạn cần có:
- 1 – 2 muỗng cà phê dầu thầu dầu ép lạnh.
- Một miếng chườm nóng.
Bạn cần làm:
- Lấy 1 – 2 muỗng cà phê dầu thầu dầu ép lạnh và bôi nó trực tiếp trên vùng bị u nang.
- Đặt miếng chườm nóng lên trong 15 – 20 phút.
- Lấy miếng chườm nóng ra và rửa sạch dầu.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể thực hiện điều này mỗi ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Dầu thầu dầu chứa axit ricinoleic nên chống viêm hiệu quả. Đặc tính này có thể giảm bớt các triệu chứng của u nang Baker.
Tắm muối Epsom
Bạn sẽ cần
- 1 chén muối Epsom.
- Nước ấm.
Bạn phải làm gì
- Cho 1 chén muối Epsom vào 1 bồn chứa đầy nước ấm.
- Khi muối tan hoàn toàn, ngâm mình trong đó khoảng 20 phút.
- Bao lâu bạn nên làm điều này: Bạn nên làm điều này 1 lần 1 ngày hoặc cách ngày.
Tại sao điều này hoạt động
Muối Epsom là tên gọi khác của magie sulfat. Magie rất hữu ích trong việc giảm viêm sưng nên rất tốt khi dùng để điều trị u nang Baker.
Vitamin B1
Bạn cần có: 1 mg vitamin B1 (thiamin).
Bạn cần làm:
- Tiêu thụ khoảng 1 mg vitamin B1 (thiamin) mỗi ngày.
- Bạn cũng nên bổ sung 1 vài thực phẩm giàu vitamin sau: các loại hạt, yến mạch, cam, trứng, các loại đậu, đậu Hà Lan.
- Bạn có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin này nhưng chỉ sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn chỉ nên nạp 1 lượng nhỏ thực phẩm giàu vitamin B1 trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Trong 1 số trường hợp, thiếu vitamin B1 (thiamin) cũng có thể gây ra u nang Baker. Theo 1 nghiên cứu được công bố, bổ sung thiamin đã giúp trị khỏi 13 trong 15 trường hợp bị u nang Baker.
Ngoài việc tuân theo các biện pháp tại nhà, việc thay đổi chế độ ăn uống cũng rất quan trọng trong việc loại bỏ u nang Baker. Sau đây 1 số lời khuyên để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Chế độ ăn uống cho người bệnh u nang Baker
Một chế độ ăn chống viêm hoặc ít natri rất có lợi trong việc hỗ trợ điều trị u nang Baker.
Chế độ ăn chống viêm lý tưởng bao gồm:
- Các loại rau có lá xanh đậm như rau bina và cải xoăn.
- Trái cây có múi.
- Quả mọng.
- Nho đỏ.
- Các loại rau như bông cải xanh và súp lơ.
- Đậu lăng.
- Bơ.
- Dừa.
- Sô cô la đen.
Những người bị u nang Baker nên tránh xa 1 số loại thực phẩm dưới đây. Bởi vì chúng có thể làm bệnh tình của bạn thêm trầm trọng.
- Đường.
- Tinh bột: bột mì trắng, bánh mì trắng, gạo trắng và mì.
- Các loại dầu ăn thực vật nhiều omega-6 nhưng ít omega-3.
- Thực phẩm giàu chất béo như đồ ăn vặt, đồ chiên.
- Các sản phẩm từ sữa.
- Thịt đỏ.
- Phụ gia nhân tạo.
Tập thể dục cũng có tác động tích cực đến các triệu chứng của bệnh. Sau đây là 1 số bài tập giúp giảm bớt triệu chứng của u nang Baker.
Những bài tập thể dục tốt nhất cho bệnh u nang Baker
Bài tập kéo giãn cơ gân kheo
Bạn cần làm:
- Giữ đầu gối thẳng và đặt gót chân xuống sàn trong khi đang ngồi.
- Nghiêng người về phía trước cho đến khi bạn cảm thấy khu vực sau đầu gối căng ra.
Hiệu quả: Bài tập này giúp cải thiện việc mở rộng đầu gối, đặc biệt là sau khi nó bị hạn chế do cơn đau của u nang Baker gây ra.
Số lần: 12 – 15 lần.
Số hiệp: 3.
Bài tập căng bắp chân khi đứng
Bạn cần làm:
- Đứng sát tường.
- Giữ cả 2 chân hướng vào tường và bước 1 chân về phía trước. Giữ đầu gối của chân kia thẳng.
- Nghiêng người về phía tường và đỡ 2 tay bằng cơ thể trong khi đầu gối trước gập lại cho đến khi bạn cảm thấy chân còn lại bị kéo căng nhẹ.
- Để kiểm soát sự căng ra của chân sau, hãy thử di chuyển gần hoặc xa tường.
Hiệu quả: U nang Baker thường khiến cho chân bị căng cứng. Bài tập căng bắp chân sẽ giúp chân sau giãn ra thoải mái hơn.
Số lần: 12 – 15 lần.
Hiệp: 3.
Bài tập trượt gót chân
Bạn cần làm:
- Nằm trên sàn, 2 chân duỗi thẳng.
- Từ từ cong đầu gối trong khi trượt gót chân bị u nang về phía mông.
- Khi bạn cảm thấy hơi căng phía sau đầu gối, hãy giữ nguyên tư thế trong vài giây, sau đó quay trở lại vị trí ban đầu.
Hiệu quả: Đối với những người bị hạn chế khi cong đầu gối, đây là bài tập giúp việc co dãn đầu gối dễ dàng hơn.
Số lần: 10 – 15 lần.
Hiệp: 3.
Bài tập dựa lưng vào tường
Bạn cần làm:
- Dựa vào tường hoặc bất kỳ chỗ nào vững chắc có thể tựa lưng. Giữ bàn chân của bạn cách tường 1 bước chân.
- Bắt đầu trượt người dọc theo bức tường như thể bạn đang ngồi xổm trong lúc chống lưng vào tường.
- Giữ vị trí này trong khoảng 3 giây trước khi trở về quay về đứng thẳng.
Hiệu quả:
Sức mạnh cơ thể phía dưới là điều quan trọng trong việc quản lý bệnh u nang Baker. Cơ bốn đầu là cơ bắp hỗ trợ đầu gối và bài tập sẽ tăng cường các cơ này.
Số lần: 15 – 20 lần.
Hiệp: 3.
Bài tập bước ngang
Bạn cần làm:
- Lấy dây đàn hồi quấn quanh mắt cá chân của bạn.
- Cong đầu gối 1 chút và đặt toàn bộ trọng lượng trên gót chân.
- Từ từ bước sang 1 bên và chân kia cũng bước theo tương tự.
- Khi bước không được để bản thân mất thăng bằng.
Hiệu quả: Bài tập giúp ổn định phần hông và đầu gối, tăng cường cơ bắp của bạn.
Trên đây là các bài tập chắc chắn sẽ giúp giảm đau và viêm do u nang Baker. Tuy nhiên tốt hơn hết là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành luyện tập các bài thể dục này.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Khi bạn đã có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào liên quan đến u nang Baker. Hoặc nếu bạn nhận thấy phía sau đầu gối bị đỏ và sưng đau thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Ngoài ra, dù chưa thể chắc chắn nhưng tình trạng u nang Baker có thể là kết quả của 1 căn bệnh nghiêm trọng khác. Do đó bạn cần tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc đúng cách.
Những thông tin trên đã giúp bạn phần nào xóa tan những nghi ngờ xung quanh bệnh u nang Baker. Tuy bệnh không dẫn đến ung thư nhưng sẽ ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động đời thường. Nếu không may nó còn là dấu hiệu của 1 căn bệnh nghiêm trọng khác. Do đó khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến u nang Baker thì hãy đi khám càng sớm càng tốt.
Để lại một bình luận