Đối với người bị Dysphagia, chiến đấu với việc khó nuốt thức ăn diễn ra gần như là mỗi ngày. Chứng khó nuốt (Dysphagia) không chỉ gây khó khăn trong vấn đề sinh hoạt mà còn là triệu chứng của một số căn bệnh tiềm ẩn như ung thư cổ họng.
Bạn có thấy quen thuộc với cảm giác gần như nghẹt thở mỗi khi nuốt thức ăn? Mặt dù hầu hết chúng ta đều có đôi lần đối mặt với tình huống này. Tuy nhiên sẽ có chút khác biệt đối với những người mắc chứng khó nuốt.
Hàng năm có khoảng 1 trong số 25 người lớn ở Mỹ bị ảnh hưởng của chứng khó nuốt – Dysphagia. Điều đáng ngạc nhiên là chỉ có 1 số ít người bị chứng bệnh này liên hệ đến bác sĩ để nhờ điều trị.
Bạn có biết chứng khó nuốt là dấu hiệu nghiêm trọng có khả năng báo hiệu về 1 căn bệnh tiềm ẩn nào đó. Chính vì vậy bạn cần nhận thức rõ về tình trạng khó nuốt và lựa chọn các cách điều trị thích hợp. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu thêm về chứng khó nuốt cũng như cách hồi phục nó.
Chứng khó nuốt là gì?
Chứng khó nuốt (Dysphagia ) là 1 căn bệnh khiến con người gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Điều này có nghĩa họ phải nỗ lực nhiều hơn người bình thường trong việc nuốt thức ăn. Nguyên nhân do thần kinh hoặc cơ bắp có vấn đề. Đôi khi chứng khó nuốt cũng gây đau đớn cho người bệnh.
Chứng khó nuốt chủ yếu phổ biến ở người lớn tuổi và trẻ sơ sinh. Ngoài ra nó cũng có thể là triệu chứng của 1 căn bệnh tiềm ẩn khác.
Tình trạng khó nuốt thường được chia thành 3 loại chung.
Phân loại chứng khó nuốt
Hiện chứng khó nuốt được chia làm 3 loại sau đây:
- Chứng khó nuốt ở miệng: Nguyên nhân do yếu lưỡi sau khi đột quỵ dẫn đến khó nhai thức ăn.
- Chứng khó nuốt ở họng: Nguyên nhân xuất phát từ các vấn đề về thần kinh ảnh hưởng các dây thần kinh ( bệnh Parkinson, đột quỵ hoặc xơ cột bên teo cơ).
- Chứng khó nuốt thực quản: Nguyên nhân do thực quản bị tắc nghẽn hoặc kích thích. Trong 1 số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh phẫu thuật để điều trị tình trạng này.
Chú ý: Nếu bạn thường xuyên trải qua nhiều cơn đau trong khi nuốt thức ăn, khả năng cao bạn đang bị chứng nuốt đau. Tuy nhiên, 1 số người có thể đồng thời bị cả 2 bệnh này cùng lúc.
Ngoài việc gặp khó khăn khi nuốt, 1 số triệu chứng sau đây cũng liên quan đến căn bệnh khó nuốt này.
Các dấu hiệu và triệu chứng
Dưới đây là 1 số dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến chứng khó nuốt:
- Thường xuyên bị nghẹn khi nuốt thức ăn.
- Cảm giác mắc ói hoặc ho khi bạn cố nuốt.
- Thức ăn hoặc chất lỏng trào ngược lên cổ họng, miệng, mũi sau khi nuốt.
- Chứng ợ nóng.
- Chảy nước dãi.
- Khàn tiếng.
- Tái phát viêm phổi.
- Cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng/ngực của bạn.
- Mất khả năng kiểm soát lượng nước bọt trong miệng.
- Khó nhai hoặc khó kiểm soát thức ăn trong miệng.
- Giảm cân đột ngột mà không rõ nguyên do.
Chứng khó nuốt có thể do 1 số nguyên nhân và yếu tố sau đây gây ra.
Nguyên nhân và yếu tố tiềm ẩn dẫn đến bệnh khó nuốt
Sau đây là 1 số nguyên nhân có thể gây chứng khó nuốt:
- Đột quỵ: Các tế bào não bị phá hủy do thiếu oxy.
- Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ: Đây là tình trạng bệnh không thể chữa trị dẫn đến thoái hóa thần kinh tiến triển.
- Triệu chứng co thắt khuếch tán thực quản: Đây là tình trạng các cơ của thực quản co thắt một cách bất thường.
- Cơ vòng thực quản bị thu hẹp 1 phần nhỏ.
- Bệnh đa xơ cứng: Phá hủy myelin (chất bảo vệ dây thần kinh của bạn) bằng hệ thống miễn dịch.
- Bệnh Parkinson: Đây là 1 tình trạng của rối loạn thần kinh thoái hóa dẫn đến suy giảm các kỹ năng vận động của bạn.
- Phương pháp điều trị y tế như xạ trị.
- Xơ cứng bì: 1 nhóm các rối loạn tự miễn dịch khiến cho các mô thực quản căng cứng và nhỏ hẹp.
- Ung thư thực quản.
- Khô miệng (Xerostomia).
Sau đây là 1 số yếu tố tiềm ẩn có khả năng gia tăng nguy cơ mắc chứng khó nuốt.
- Những căn bệnh về thần kinh.
- Tuổi tác: Người lớn tuổi có nguy cơ mắc chứng khó nuốt cao hơn người trẻ tuổi.Bởi vì sức khỏe suy yếu của con người theo thời gian. Một số trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh khó nuốt.
- Uống rượu.
- Hút thuốc.
Nếu bạn quyết định tìm kiếm những phương pháp điều trị y tế cho bệnh khó nuốt, bác sĩ hoặc các nhà bệnh lý học ngôn ngữ là sự lựa chọn tốt nhất. Họ có đủ trình độ chuyên môn để chẩn đoán chính xác bệnh của bạn bằng sự trợ giúp của các xét nghiệm sau đây.
Cách chẩn đoán
Bạn đang đến gặp 1 nhà bệnh lý học ngôn ngữ và báo cho họ tình trạng của bản thân. Điều đầu tiên họ làm chính là tìm hiểu bạn đang trong giai đoạn nào của chứng khó nuốt. Sau đó họ sẽ hỏi bạn các câu hỏi liên quan đến những triệu chứng bạn đang gặp phải.
Sau đây là một số nghiên cứu và xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác chứng khó nuốt:
- Quan sát khả năng nuốt: Người bệnh được cho nuốt thức ăn từ lỏng đến đặc để xem cái nào gây khó nuốt.
- Nuốt barium: Đây là phương pháp chụp X-quang hầu và thực quản. Người bệnh được yêu cầu nuốt 1 chất lỏng trắng chứa barium. Những barium sẽ giúp hiển thị thực quản tốt hơn khi chụp X-quang. Bác sĩ sẽ phân tích các hoạt động cơ bắp của thực quản 1 cách chi tiết.
- Nội soi: Sử dụng camera để quan sát thực quản. Sinh thiết có thể được tiến hành nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị ung thư.
- Đo áp lực thực quản: Sử dụng 1 ống nhỏ đưa xuống thực quản để đo lường sự thay đổi áp lực hình thành do quá trình hoạt động của các cơ thực quản.
Trước khi tìm hiểu về các phương pháp điều trị chứng khó nuốt, chúng ta nên phân biệt rõ chứng khó nuốt và chứng nuốt đau. Bởi vì hiện nay có rất nhiều sự nhầm lẫn giữa 2 chứng bệnh này.
Chứng khó nuốt và chứng nuốt đau
Chứng khó nuốt
- Một cảm giác tắc nghẽn hoặc có gì đó dính trong thực quản khi nuốt đồ ăn.
- Bệnh khó nuốt thường là do triệu chứng rối loạn thần kinh cơ bản gây ra.
- Nguy cơ phát triển bệnh khó nuốt khi tuổi tác tăng cao.
- Đây là 1 trong những triệu chứng phổ biến của rối loạn tự miễn dịch.
Chứng nuốt đau
- Nó sẽ làm bạn thấy đau mỗi khi cố gắng nuốt thức ăn thay vì khó nuốt như bệnh kia.
- Nguyên nhân của chứng nuốt đau do niêm mạc bị phá hủy hoặc kích thích.
- Rối loạn cơ bắp làm gia tăng nguy cơ phát triển tình trạng nuốt đau.
- Những người bị ức chế miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh nuốt đau cao hơn.
Sau đây là 1 số phương pháp điều trị có sẵn cho chứng khó nuốt.
Phương pháp điều trị
Việc điều trị chứng khó nuốt có thể khác nhau dựa vào nguyên nhân và loại bệnh.
Chứng khó nuốt ở miệng hoặc chứng khó nuốt ở họng (chứng khó nuốt cao) thường hình thành do 1 vấn đề thần kinh tiềm ẩn. Đối với 2 loại này việc điều trị là 1 quá trình đầy thách thức.
Một số phương pháp tự nhiên có thể điều trị chứng khó nuốt ở họng là:
- Học kỹ thuật nuốt: Nhà trị liệu ngôn ngữ sẽ giúp người bệnh học cách nuốt thức ăn kiểu mới. Kết hợp với 1 số bài tập vận động bằng miệng và cách thở để cải thiện chức năng cơ bắp.
- Ống dẫn thức ăn: Người bệnh có khả năng bị viêm phổi, mất nước hoặc suy dinh dưỡng cần được cho ăn bằng ống mũi. Đôi khi người ta còn cho ăn bằng cách phẫu thuật cấy các ống PEG (nội soi dạ dày qua da) vào cơ thể thông qua 1 vết mổ nhỏ.
Chứng khó nuốt thực quản có thể phải áp dụng phương pháp điều trị phẫu thuật.
Cách điều trị chứng khó nuốt thấp:
- Nong thực quản: Bác sĩ sẽ dùng ống nội soi với 1 quả bóng nhỏ đưa vào thực quản. Lúc này quả bóng sẽ phồng lên để kéo giãn nhẹ và mở rộng thực quản. Sau đó bong bóng sẽ được bỏ đi khi đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Độc tố Botulinum: Đây là 1 độc tố mạnh có khả năng làm tê liệt các cơ giúp giảm co thắt. Phương pháp điều trị này được sử dụng khi các cơ của thực quản bị cứng (mất độ co giãn).
- Phương pháp đặt ống Stent mạch vành: Stent là 1 ống kim loại hoặc ống nhựa được đưa vào thực quản hẹp để mở rộng nó hơn nữa.
- Phẫu thuật nội soi Heller Myotomy: Nó liên quan đến việc cắt cơ đầu dưới của thực quản. Áp dụng phương pháp này khi thực quản của bạn bị hẹp. No sẽ giúp giải phóng thức ăn vào dạ dày.
Nếu chứng khó nuốt do bệnh trào ngược dạ dày (GERD) gây ra thì có thể được điều trị bằng cách uống thuốc. Trong khi viêm thực quản tăng bạch cầu eosin (Eosinophilic Esophagitis) cần uống corticosteroid thì co thắt thực quản cần thuốc giãn cơ để phục hồi.
Đối với những người mắc chứng khó nuốt do các yếu tố tiềm ẩn như đột quỵ, châm cứu là 1 lựa chọn điều trị thích hợp. Tuy nhiên khi thực hiện cách này bạn cần sự giúp đỡ của 1 chuyên gia.
Điều trị chứng khó nuốt cần thực hiện 1 vài thay đổi trong chế độ ăn uống, giúp việc nuốt dễ dàng hơn. Sau đây là 1 số lời khuyên về chế độ ăn uống để giúp đỡ những người đang chiến đấu với chứng khó nuốt.
Chế độ ăn tốt nhất cho chứng khó nuốt
Tùy thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của chứng khó nuốt, bác sĩ sẽ đề nghị 1 trong 3 mức độ sau:
Chế độ ăn cho chứng khó nuốt cấp độ 1
Chế độ ăn này được khuyến nghị cho những người mắc chứng khó nuốt từ trung bình đến nặng. Bao gồm các loại thực phẩm mềm, dễ xay nhuyễn sau:
- Bánh mì xay nhuyễn.
- Bánh trứng.
- Sữa chua.
- Bánh pudding.
- Trái cây xay nhuyễn.
- Soufflés.
- Súp.
- Rau xay nhuyễn.
- Thịt xay nhuyễn.
- Khoai tây nghiền.
Chế độ ăn cho chứng khó nuốt cấp độ 2
Chế độ ăn này bao gồm các loại thực phẩm mềm, ẩm dành cho những người mắc chứng khó nuốt nhẹ đến trung bình.Bao gồm các loại thực phẩm sau:
- Bánh mì và bánh kếp mềm.
- Bánh bao.
- Bột yến mạch nấu chín.
- Ngũ cốc.
- Bánh kem và bánh quy.
- Luộc hoặc nướng rau.
Chế độ ăn cho chứng khó nuốt cấp độ 3
Đây là 1 chế độ ăn dành cho những người mắc chứng khó nuốt nhẹ. Những thực phẩm này đòi hỏi phải nhai nhiều hơn so với các loại thực phẩm ở 2 cấp độ trên. Chúng bao gồm:
- Trứng.
- Cá và thịt thái lát mỏng.
- Cơm.
- Mì.
- Súp.
- Kẹo không cần nhai.
- Đậu hũ.
- Phô mai.
Sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, bạn có thể quyết định chọn 1 trong 3 chế độ ăn phù hợp tình trạng của bản thân nhất.
Những người bị chứng khó nuốt phải tránh 1 số loại thực phẩm sau đây:
- Bánh mì khô.
- Bánh quy giòn.
- Ngũ cốc.
- Bánh có chứa trái cây hoặc hạt khô.
- Trái cây hoặc rau củ cắt nhỏ.
- Thịt khô.
- Khoai tây chiên.
- Bắp.
- Bắp rang bơ.
- Dừa.
- Quả hạch.
- Các loại hạt.
- Kẹo nuga hoặc kẹo dẻo.
Những người mắc chứng khó nuốt cũng cần làm theo các mẹo sau đây để ngăn ngừa tình trạng của bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Những mẹo phòng ngừa chứng khó nuốt
- Tránh uống rượu.
- Bỏ hút thuốc lá.
- Thực hiện các bài tập theo quy định của bác sĩ.
- Tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng như đột quỵ – 1 trong nhiều nguyên nhân gây chứng khó nuốt.
- Duy trì cân nặng ổn định.
- Chia nhỏ nhiều bữa ăn nếu bạn bị 1 số bệnh như trào ngược dạ dày (GERD).
- Tránh tiếp xúc lâu dài với nhiệt độ lạnh để ngăn ngừa các cơn đau nhức.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đây là điều bạn nên ghi nhớ khi bảo vệ bản thân khỏi bệnh khó nuốt.
Tuy nhiên vẫn chưa quá muộn đối với những người đang phải đối phó với chứng khó nuốt. Điều trị sớm và tuân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt có thể giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn nhiều.
Ngoài ra đừng quên cập nhật cho bác sĩ mọi thay đổi nhỏ mà bạn gặp phải trong quá trình phục hồi. Bởi vì chứng khó nuốt là dấu hiệu của 1 biến chứng tiềm ẩn có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Do đó bạn cần điều trị ngay lập tức và cập nhật thông tin cho bác sĩ để chữa trị hiệu quả hơn.
Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời chứng khó nuốt sẽ giúp người bệnh gia tăng cơ hội phục hồi. Hy vọng những thông tin trên của Resolute Bay đã giúp bạn giải quyết mọi thắc mắc, hiểu lầm xoay quanh căn bệnh khó nuốt này.
Để lại một bình luận