Trẻ dụi mắt trông khá là dễ thương vì khi đó cả mặt và mũi trẻ đều chuyển sang màu hồng. Tuy nhiên, ẩn sau hành động dụi mắt ấy có thể là những thông điệp khác mà cha mẹ cần lưu ý, tìm hiểu rõ để có cách đối phó ngay nếu gặp tình huống bất thường.
Tại sao trẻ lại dụi mắt? Trẻ dụi mắt có nguy hiểm không? Và làm thế nào để trẻ không dụi mắt nữa? Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường cố gắng dụi mặt khi cảm thấy ngứa hoặc mệt mỏi. Hãy đọc bài viết dưới đây của Resolutebay để biết lý do đằng sau việc dụi mắt của trẻ nhé.
Tại sao trẻ lại dụi mắt?
Trẻ buồn ngủ
Nếu trẻ dụi mắt và ngáp, điều đó có nghĩa là trẻ buồn ngủ và mệt mỏi. Nhưng, làm thế nào để dụi mắt giúp cho con? Khi trẻ mệt mỏi, đôi mắt trẻ cũng mệt mỏi, không còn hoạt động nhanh nhạy như bình thường. Giống như mát-xa giúp giảm các cơn đau cơ, dụi mắt giúp trẻ giảm mệt mỏi. Bằng cách dụi mắt, trẻ thấy dịu cơn đau nhức và căng thẳng trong các cơ mắt, xung quanh mắt và trong mí mắt.
Biện pháp phòng ngừa: Ba mẹ cần thường xuyên theo dõi con nhỏ để biết dấu hiệu buồn ngủ và mệt mỏi. Viện Phát triển trẻ em đã đưa ra nghiên cứu rằng dụi mắt và ngáp là những dấu hiệu phổ biến cho thấy trẻ cần ngủ trưa. Nếu ba mẹ nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên này, hãy cho bé ngủ ngay lập tức để tránh mệt mỏi (và cũng tránh luôn việc dụi mắt).
Hiểu thói quen ngủ của trẻ nhỏ là một công việc cần thiết mà bất cứ cha mẹ nào cũng cần làm. Khi một thói quen thích hợp được thiết lập, ba mẹ cũng nên đảm bảo rằng trẻ luôn ngủ vào một giờ nhất định ngay cả khi họ không có ở nhà. Làm như vậy, họ sẽ không để bé phải mệt mỏi. Khi không mệt mỏi, trẻ sẽ không còn dụi mắt nữa.
Mắt bị khô
Trẻ cũng có thể dụi mắt khi mắt trẻ quá khô. Đôi mắt được bảo vệ bởi một màng nước mắt và màng nước này sẽ bay hơi khi tiếp xúc với không khí trong thời gian dài. Điều này dẫn đến khô mắt, gây khó chịu cho trẻ do đó bé có phản ứng bản năng rất tự nhiên là bằng cách dụi mắt. Bởi vì dụi mắt kích thích chảy nước mắt, giúp khôi phục độ ẩm trong mắt.
Bé tò mò
Bên cạnh buồn ngủ và mệt mỏi, có những nguyên nhân khác khiến bé có thể dụi mắt. Ba mẹ có thể nhận thấy bé tò mò như thế nào khi bé phát triển kỹ năng vận động. Nếu gần đây bé đã phát triển các kỹ năng vận động của mình, bé có thể đang thử nghiệm bằng cách chạm vào từng bộ phận của cơ thể để hiểu cơ thể sẽ phản ứng như thế nào. Chính vì thế, đôi khi bé cũng muốn dụi mắt chỉ vì tò mò.
Bé thắc mắc hay kinh ngạc
Khi ba mẹ thấy con không mệt mà vẫn dụi mắt, có thể là do sự kích thích thị giác kinh ngạc của bé khi làm như vậy. Bé sẽ thích cảm giác nhắm mắt lại, dụi mắt và lặp lại nó để thấy tất cả những kiểu hình ảnh đó. Ba mẹ cũng biết là khi chúng ta nhắm mắt lại và dụi mắt, có thể thấy các hoa văn và ánh sáng ở mí mắt khép kín. Đó có thể là lý do khiến bé thích thú dụi mắt.
Biện pháp phòng ngừa: Chuyển sự chú ý của trẻ bằng cách cho trẻ thấy thứ gì đó thú vị hơn trò chơi bé đang thích thú khi dụi mắt. Khi thời gian chú ý ngắn, bé sẽ dễ bị phân tâm.
Có gì đó trong mắt trẻ
Trẻ cũng có thể dụi mắt nếu có gì đó khó chịu trong mắt bé. Có thể có cái gì đó rơi vào mắt hoặc một sợi lông hoặc một chút bụi trong mắt trẻ. Những hạt này kích thích trẻ đến mức trẻ muốn dụi mắt mạnh mẽ. Trong trường hợp này, việc dụi mắt có thể gây hại cho đôi mắt trẻ, làm trầy xước bề mặt mắt.
Nếu trẻ dụi mắt đi cùng với khóc và mắt đỏ, đó là một tín hiệu rõ ràng rằng có một số “vật thể lạ” trong mắt trẻ. Trong trường hợp này, nhúng một miếng bông vào nước lạnh và từ từ vắt lên mắt để loại bỏ chúng. Lau sạch mắt trẻ bằng vải cotton sạch. Nếu trẻ vẫn còn bị kích thích, ba mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Thận trọng: Không sử dụng cùng một miếng bông cho cả hai mắt của trẻ.
Biện pháp phòng ngừa: Đừng để trẻ chơi ở nơi có nhiều bụi bẩn trong không khí. Nếu đó là điều không thể tránh khỏi, hãy tìm cách bảo vệ đôi mắt của trẻ khi bắt buộc ở trong một môi trường bụi bặm.
Làm thế nào để trẻ không dụi mắt nữa?
Để giảm thiểu thương tích và trầy xước mắt, ba mẹ cần ngăn trẻ không dụi mắt, và bảo vệ trẻ cho đến khi trẻ đủ trưởng thành để nhận ra những tác động tiêu cực của việc dụi mắt.
Nếu trẻ có thói quen dụi mắt, hãy thử che tay trẻ lại. Trường Y khoa Stanford khuyên nên mặc áo sơ mi có tay áo đầy đủ hoặc bao tay trẻ em để che tay thật kỹ. Bao tay sẽ bảo vệ trẻ khi trẻ cố dụi mắt hoặc gãi mặt. Kéo áo sơ mi dài tay của trẻ để che tay tránh dụi mắt cũng là một biện pháp thay thế hiệu quả nếu không có bao tay.
Hoặc ba mẹ có thể thu hút sự chú ý của bé, đánh lạc hướng chú ý của bé rời khỏi đôi tay bằng cách cho bé một món đồ chơi mới. Nhiều gia đình còn đặt bé trong nôi và gắn rất nhiều các loại bóng bay và đồ chơi màu sắc để hấp dẫn tầm mắt của trẻ. Đây cũng là một cách hiệu quả để phân tán lực chú ý của bé khỏi đôi tay. Nếu không hãy cho trẻ nghe nhạc để làm trẻ phân tâm bất cứ khi nào nhận thấy trẻ có dấu hiệu chuẩn bị dụi mắt.
Con bạn có thường xuyên dụi mắt không? Bạn đã dùng cách nào để bảo vệ trẻ khỏi dụi mắt? Khi đọc bài viết này bạn đã biết những nguyên nhân nào dẫn đến việc bé cưng nhà mình có thể dụi mắt và cách phòng ngừa rồi phải không? Ba mẹ không cần lo lắng và hoảng sợ khi thấy bé dụi mắt. Tuy nhiên, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường và nghi ngờ nào ba mẹ hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất và lắng nghe tư vấn từ bác sĩ nhé!
Để lại một bình luận