Làn da bé rất nhạy cảm và dễ dị ứng, nhiễm trùng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến phát ban trên da. Phát ban là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ em và có thể xảy ra dưới bất cứ dạng nào từ phát ban nhiệt đơn giản đến phản ứng dị ứng.
Điều quan trọng nhất là xác định nguyên nhân phát ban ở trẻ và cách điều trị nhanh chóng nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe. Bố mẹ có thể tham khảo qua những thông tin dưới đây được Resolutebay cung cấp để hiểu rõ hơn và biết cách phòng ngừa cho bé hiệu quả nhé.
Nguyên nhân của phát ban ở trẻ là gì?
Phát ban rất nhiều loại khác nhau. Tùy vào từng dạng sẽ có một nguyên nhân cụ thể riêng biệt. Sau đây là danh sách các tình trạng phát ban trên da phổ biến nhất ở trẻ và nguồn gốc xuất hiện của chúng:
Phát ban nhiệt
Bệnh lý này trong y khoa thường được gọi “Miliaria”, là kết quả của sự tích tụ chất bẩn bên trong lỗ chân lông khi tuyến mồ hôi bài tiết quá nhiều. Trên da sẽ xuất hiện các vết sưng nhỏ theo từng vùng, đỏ sần lên nên được gọi là phát ban nhiệt, hay nhiệt gai.
Triệu chứng: Bé khi bị phát ban nhiệt sẽ có biểu hiện nổi mẩn đỏ và hồng xung quanh những vùng như nách, giữa các khớp, dưới đùi, cổ, mặt và đặc biệt là vùng xung quanh bẹn.
Điều trị: Bố mẹ lưu ý phải tuyệt đối giữ cho những vùng phát ban không tiếp xúc trực tiếp với môi trường bẩn, vệ sinh sạch sẽ các vị trí nổi đỏ. Vì phát ban nhiệt chủ yếu xảy ra trong thời tiết nóng và ẩm, nên để bé ở trần để giảm bớt tình trạng phát ban.
Nổi mề đay
Bé bị nổi mề đay đa phần là do dị ứng với một loại chất hoặc vật chất nào đó, dẫn đến việc giải phóng một hợp chất gọi là histamine. Lúc này huyết tương rò rỉ vào da, hình thành các vết sần, đỏ ửng lên, trông như vết côn trùng cắn.
Triệu chứng: Xuất hiện các nốt sần nhỏ, đỏ ửng, tạo thành cụm trên khắp cơ thể. Ngoài ra, nổi mề đay có thể tiết ra chất lỏng khi bị trầy xước.
Điều trị: Đối với loại phát ban này, bạn phải xác định chính xác nguồn gốc của dị ứng. Bé có thể dị ứng do chất bẩn lan truyền trong không khí, thực phẩm hoặc các loại dung dịch dùng hằng ngày. Theo đó, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn loại thuốc đặc trị cho từng dạng dị ứng. Ngoài ra, có thể sử dụng kem corticosteroid để chữa trị nhanh chóng các đốt mề đay trên da hoặc thoa kem calamine để giảm ngứa và kích ứng, giúp bé dễ chịu hơn.
Bệnh chàm
Bệnh chàm là một loại dị ứng da mãn tính. Hiện tại, các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu phỏng đoán rằng, bệnh chàm bị gây ra bởi các yếu tố bên ngoài, điển hình là thời tiết quá nóng, da đổ mồ hôi nhiều và ma sát với áo quần. Ngoài ra, bệnh chàm cũng có thể là di viêm da dị ứng.
Triệu chứng: Những vùng da bị chàm thường sạm màu đi, có những vết loang lỗ theo vùng, khi da khô sẽ có vảy bong tróc ra. Bệnh chàm xuất hiện phổ biến nhất là ở chân tay, mặt, các khu vực có thể có ma sát với quần áo, chẳng hạn vùng thắt lưng.
Điều trị: Hiện nay, trong y khoa, chưa có biện pháp nào chữa trị dứt điểm bệnh chàm. Quá trình điều trị tạm thời thường sẽ dùng các sản phẩm thoa ngoài chứa corticosteroid, hoặc kem dưỡng da calamine kết hợp với việc mặc những loại quần áo có chất liệu mềm mịn. Ngoài ra, bạn không nên gãi vì điều này sẽ làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Nhiễm nấm
Các bệnh nhiễm nấm phổ biến nhất ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh là nấm da (gây ra bởi một loại nấm mang tên dermatophytes) và nấm candida (thường gọi là nấm men). Mặc quần áo chật, không thông thoáng, đặc biệt là ở những vùng kín hoặc để da tiếp xúc với một cá nhân bị nhiễm bệnh là những nguyên nhân dẫn đến nhiễm nấm.
Triệu chứng: Nấm da xuất hiện ở nhiều bộ phận của cơ thể, có dấu hiệu gần giống với nổi ban đỏ. Nấm có hình dạng tròn với kích thước đường kính khác nhau, nhìn bên ngoài trông rất giống một con giun cuộn lại. Bệnh nấm candida cũng có dạng phát ban đỏ, nhưng có vảy xung quanh và kèm cả vết sưng trắng. Loại nấm này thường xuất hiện ở vùng kín, miệng và vòm họng.
Điều trị: Thông thường, bé bị nhiễm nấm sẽ được các bác sĩ khuyên dùng kem chống nấm ngoài da. Trong trường hợp nhiễm nặng, bé cần uống thuốc chống nấm. Quá trình điều trị thường kéo dài trong vài tuần, thậm chí vài tháng. Lưu ý, giữ cho khu vực bị ảnh hưởng khô ráo, giặt quần áo trẻ em và khăn tắm trong nước ấm để ngăn ngừa nấm lây lan.
Ký sinh trùng da
Một số ký sinh trùng da có thể gây phát ban là giun cát và những loại ký sinh trùng siêu nhỏ từ ốc sên. Trẻ sơ sinh rất có thể bị nhiễm nếu tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, nhất là nước biển.
Triệu chứng: Khi phát ban xuất hiện, bạn sẽ thấy có một số vết sưng nổi lên rải rác. Điều này là do ký sinh trùng có xu hướng di chuyển phía dưới da và để lại dấu vết ở những vùng chúng đi qua.
Điều trị: Sử dụng các loại kem bôi hoặc thuốc uống chống giun sán.
Thủy đậu
Virus varicella-zoster là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu. Virus này lây truyền qua đường hô hấp của nước bọt và chất nhầy từ người đã nhiễm bệnh. Bé cũng có thể bị mắc phải khi tiếp xúc với hạt thủy đậu đang trong giai đoạn truyền nhiễm.
Triệu chứng: Da bé xuất hiện những hạt nhỏ như hạt đậu, có bọng nước và chứa đầy chất lỏng. Sau đó, chúng dần dần khô lại, tạo thành vảy trong một tuần và biến mất.
Điều trị: Bệnh này không có một loại thuốc đặc trị nào và cơ thể bé hoàn toàn có khả năng tự chữa khỏi sau một hoặc hai tuần. Bạn có thể chăm bé tại nhà, giữ vệ sinh sạch sẽ và sử dụng một số loại thuốc làm dịu khô hạt thủy đậu, sạch và mát da.
Sởi
Virus sởi lây lan qua đường hô hấp của chất nhầy và nước bọt của người nhiễm bệnh.
Triệu chứng: Vùng bị sởi có màu hồng hoặc đỏ ửng. Những đốm đỏ này rất phẳng và có khả năng “chập” vào nhau tạo thành một vùng lớn. Ngoài ra, bé sẽ có thể bị ho, mắt đỏ, sốt và chảy nước mũi.
Điều trị: Hệ thống miễn dịch của bé sẽ tự loại bỏ virus gây sởi. Bệnh thường hết sau vài tuần được nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà đúng cách. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng của bé quá yếu, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên điều trị.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh do virus Enterovirus coxsackie gây ra và lây lan thường xuyên trong mùa hè. Bé dễ mắc phải bệnh tay chân miệng khi tiếp xúc trực tiếp vào vùng da bị nhiễm bệnh, hoặc bị virus xâm nhập khi dùng các loại thực phẩm, nước uống ô nhiễm.
Triệu chứng: Vùng bệnh có bề mặt phẳng, màu hồng hoặc đỏ. Bạn sẽ nhận thấy rõ nhất tình trạng bệnh trên những vị trí như quanh miệng, mặt, tay, lòng bàn chân và mông.
Điều trị: Cơ thể có thể tự loại bỏ virus này. Bố mẹ nên dùng thêm kem dưỡng da calamine để làm dịu da và mang lại cảm giác thoải mái cho bé. Tình trạng này sẽ hết sau khoảng tầm hai tuần.
U mềm lây
Bệnh gây ra bởi một poxvirus DNA được gọi là molluscum contagiosum virus (một loại virus không có ở người nhưng dễ lây lan qua người). Bé dễ mắc bệnh khi tiếp xúc với người bị nhiễm.
Triệu chứng: Dấu hiệu nhận biết của tình trạng này là sự xuất hiện của những nốt mẩn đỏ như ngọc trai trên cơ thể. Khi đó, da bé có xu hướng ngứa, sưng và đỏ. Mật độ của các nốt đỏ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
Điều trị: U mềm lây mất nhiều thời gian để chữa trị, có thể kéo dài trong một vài năm. Đa phần nếu không dùng thuốc uống, hệ thống miễn dịch sẽ làm biến mất vết u mềm.
Chốc lở
Bệnh chốc lở là một bệnh nhiễm trùng. Phát ban chốc lở rất có thể xuất hiện xung quanh vết cắt hoặc vết vỡ trên da, chẳng hạn như vết côn trùng cắn hoặc chấn thương.
Triệu chứng: Những vết loét đỏ quanh miệng dần dần biến thành những mụn nước chứa đầy chất lỏng do sự xâm nhập của vi khuẩn. Chúng gây ra các mụn nước chứa đầy chất lỏng, chúng vỡ ra tạo thành phát ban màu vàng đỏ, cuối cùng khô và rụng.
Điều trị: Kem thoa ngoài da và thuốc kháng sinh uống là sản phẩm cần thiết để chữa bệnh. Tình trạng phát ban sẽ giảm dần trong vài ngày sau khi bắt đầu điều trị và bệnh sẽ hết sau vài tuần.
Mụn trứng cá sơ sinh
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh xuất hiện trong ba tháng đầu đời. Những nguyên nhân gây ra tình trạng mụn trứng cá này vẫn chưa được xác định rõ. Có phỏng đoán cho rằng các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức (tuyến dầu), hoặc sự truyền hormone qua sữa mẹ là nguyên nhân hàng đầu. Đôi khi, nhiễm trùng da do vi khuẩn cũng dẫn đến hình thành mụn trứng cá.
Triệu chứng: Da bé xuất hiện một đám mụn đỏ, chủ yếu quanh má và trán. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có thể tương tự như mụn trứng cá ở tuổi vị thành niên. Đôi khi, chúng còn có cả mủ bên trong.
Điều trị: Tình trạng này thường sẽ tự giảm khi bé lớn lên. Đối với những trường hợp hiếm hoi, mụn trứng cá có thể bị kích thích và tồn tại trong vài năm. Khi đó, bạn nên sử dụng thuốc mỡ thoa dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Viêm nang lông
Viêm nang lông xảy ra khi vi khuẩn từ nước bẩn xâm nhập vào nang lông và gây viêm. Bé có thể mắc phải khi tắm trong bồn tắm không sạch hoặc mặc quần áo bẩn, ướt quá lâu.
Triệu chứng: Da thường là màu vàng, có mủ.
Điều trị: Sử dụng thuốc mỡ và thuốc sát trùng để làm giảm tình trạng bệnh.
Viêm da bàn chân
Phát ban này xảy ra khi bàn chân bị đổ mồ hôi và khô liên tục, nhiều lần trong ngày. Điều này có thể là do bạn cho bé mang giày quá nhiều, chân không được thông thoáng.
Triệu chứng: Da bị ban nên hơi đỏ, bên ngoài có vảy màu trắng và bắt đầu bong tróc khi bàn chân khô hơn.
Điều trị: Sử dụng dưỡng ẩm thường xuyên cho da chân. Chăm sóc bàn chân bằng cách giữ cho chân khô ráo, tránh tiếp xúc với các bề mặt bẩn. Nếu bệnh nghiêm trọng, bạn có thể dùng thuốc mỡ viêm da dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Viêm da tiết bã
Bạn thường sẽ thấy các vảy màu đỏ hoặc vàng nhạt trên đỉnh đầu của bé khi bị viêm da tiết bã. Bệnh này do tuyến bã nhờn bài tiết quá nhiều dầu gây ra.
Triệu chứng: Vảy màu vàng hình thành trên đỉnh đầu. Chà xát vảy khiến chúng bong ra và rơi khỏi đầu.
Cách điều trị: Vệ sinh đỉnh đầu cho bé bằng một loại dầu gội đặc trưng cho trẻ giúp làm vảy nhanh bong ra và dần giảm bớt tình trạng này. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một số loại thuốc phù hợp.
Erythema toxum
Nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng rất có thể là do phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch với không khí và các chất trong môi trường xung quanh. Erythema toxum không gây đau đớn và hiếm khi gây ra bất kỳ biến chứng nào cho bé. Phát ban chủ yếu xuất hiện trong vòng một ngày sau khi sinh và biến mất trong một tuần.
Triệu chứng: Nổi mụn mủ màu trắng vàng trên ngực, mặt, thân và tay chân. Số lượng phát ban cực đại vào ngày thứ hai sau khi xuất hiện.
Điều trị: Đây là một loại phát ban khá lành tính và sẽ hết trong khoảng tầm một tuần mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé.
Mụn thịt
Mụn thịt xảy ra do da không đào thải một loại protein có tên là keratin và dầu từ tuyến bã nhờn. Tình trạng này diễn ra phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong tháng đầu tiên.
Triệu chứng: Các vết sưng trắng có kích thước đường kính từ mịn đến lớn. Chúng chủ yếu xuất hiện trên mặt, đặc biệt là trên mũi.
Điều trị: Không cần điều trị, phát ban sẽ biến mất trong vòng một tháng sau khi xuất hiện.
Sốt xuất huyết
Bệnh bị gây ra bởi virus sốt xuất huyết lây lan qua vết muỗi đốt phổ biến nhất ở những vùng khí hậu ấm và ẩm ướt.
Triệu chứng: Một trong những triệu chứng của tình trạng này là sự phát triển của các nốt đỏ trên cơ thể, tạo thành từng vùng, kèm theo các cơn sốt kéo dài.
Điều trị: Hiện tại, không có thuốc đặc trị cho sốt xuất huyết. Cơ thể tự loại bỏ virus sau một thời gian được chăm sóc cẩn thận kết hợp với quá trình hydrat hóa đầy đủ. Các bác sĩ có thể sử dụng thuốc giảm đau, acetaminophen và các loại thuốc khác có chứa aspirin để hạn chế sự khó chịu và nhanh chóng chữa khỏi bệnh.
Sốt nổi ban
Thuật ngữ y tế dùng cho sốt nổi ban là “Fifth disease”. Parvovirus B19 chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Virus gây bệnh lây lan qua không khí khi người nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho. Một đứa trẻ sơ sinh cũng có thể bị nhiễm virus trong trường hợp người mẹ bị nhiễm trùng trước khi sinh.
Triệu chứng: Bệnh khiến hai bên má bé sưng lên, đỏ ửng giống như vừa bị đánh.
Điều trị: Hệ miễn dịch của bé sẽ tự động hình thành cơ chế điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu bé thường xuyên sốt cao, bố mẹ nên dùng acetaminophen (paracetamol) hoặc đứa trẻ đến phòng khám.
Bệnh ghẻ
Bệnh lý này có tên khoa học là “Sarcoptes scabiei”, do nhiễm ký sinh trùng gây ra. Bé có thể bị ghẻ khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc thậm chí là giường, dụng cụ của người bệnh.
Triệu chứng: Bệnh ghẻ có vết mẩn đỏ sâu. Virus xâm nhập vào da ở những vết này để lại những vết loét đỏ khắp người.
Điều trị: Để giảm tình trạng bệnh, bố mẹ nên dùng kết hợp giữa kem và thuốc mỡ có chứa các hợp chất tiêu diệt loại virus này. Liều lượng thuốc thay đổi tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Thông thường, bệnh sẽ được chữa khỏi trong vòng bốn tuần.
Bệnh ban đỏ (sốt tinh hồng nhiệt)
Bệnh gây ra bởi vi khuẩn A Streptococcus, lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với chất nhầy/ nước bọt của người bệnh.
Triệu chứng: Bé khi mắc bệnh sẽ phát ban đỏ khắp cơ thể. Những vị trí mà bệnh thường dễ phát triển là nách, nếp nhăn khuỷu tay và vùng xung quanh bẹn.
Điều trị: Kết hợp thuốc kháng sinh để uống và kháng sinh ngoài da để rút ngắn thời gian điều trị cho bé.
Mụn cóc
Mụn cóc là sự dày lên của da do Papillomavirus ở người (HPV) xâm nhập qua các vết nứt và vỡ trên da. Thật ra, mụn cóc hoàn toàn lành tính. Bé có thể nhiễm vi-rút nếu tiếp xúc trực tiếp với người bị, tắm trong bể bơi hoặc bồn tắm bị ô nhiễm.
Triệu chứng: Mụn cóc xuất hiện dưới dạng vết sưng đỏ xám hoặc nâu trên cơ thể.
Điều trị: Mụn cóc ở người lớn thường được điều trị bằng cách sử dụng nitơ lỏng. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ gây đau đớn cho bé. Do đó, các bác sĩ thường sử dụng thuốc mỡ ngoài da với các hợp chất đặc trị làm tan dần mụn cóc. Sau đó, tiến hành trích xuất mụn bằng tay để loại bỏ hoàn toàn.
Làm thế nào để ngăn ngừa phát ban da ở trẻ sơ sinh?
Cách phòng ngừa tốt nhất là hạn chế các lý do dẫn đến phát ban da ở trẻ. Dưới đây là những gì bố mẹ có thể làm để ngăn ngừa các loại phát ban cho bé:
- Miễn dịch: Một số bệnh như thủy đậu, sởi có thể ngăn ngừa thông qua tiêm chủng. Hầu hết các vắc xin đều rất cần thiết cho hệ miễn dịch của bé. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về những loại vắc xin có liên quan.
- Giữ vệ sinh tốt: Virus gây ra chứng phát ban ở trẻ sơ sinh có thể được hạn chế bằng cách duy trì vệ sinh tốt. Rửa tay cho bé thật sạch bằng nước rửa tay sau khi chơi ngoài trời và vệ sinh tay của bố mẹ khi muốn tắm rửa hoặc ôm bé. Nếu có ai đó trong gia đình bị bệnh, tốt nhất nên cách ly bé khỏi người bệnh để đảm bảo an toàn. Giặt quần áo của bé bằng dụng cụ riêng và nước giặt dịu nhẹ.
- Cảnh giác với dị ứng: Hãy thận trọng, đặc biệt là khi cho bé ăn một loại thức ăn mới. Một số điều kiện như chàm và viêm da tiết bã có thể bắt đầu như một phát ban nhỏ. Tuy nhiên chúng trở nên nghiêm trọng hơn sau đó, vì vậy tốt nhất là nên điều trị từ sớm. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trong quá trình chữa trị.
- Cẩn thận khi thời tiết nóng và ẩm ướt: Đây là một nguyên nhân phổ biến của chứng phát ban da ở trẻ. Trong những tháng hè, hãy giữ mát mẻ cho bé và hạn chế dùng tã, bỉm hàng ngày để giữ da khô và tránh sự tích tụ của mồ hôi.
Phát ban da ở trẻ sơ sinh là mối quan tâm của nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên, bạn sẽ luôn xác định được nguyên nhân gây ra. Và trong hầu hết các trường hợp đều có thể phòng ngừa thông qua các biện pháp, phương pháp thích hợp. Khi bố mẹ bắt đầu nhận thấy một số dấu hiệu bất thường cho rằng đó có thể là phát ban hoặc tình trạng phát ban của bé trở nên nghiệm trọng, hãy đưa bé đến các cơ sở ý tế để được điều trị.
Để lại một bình luận