Papilloma ở người (HPV) là virus phổ biến nhất xuất hiện ở cả nam và nữ. Có hơn 100 loại HPV trong đó ít nhất 13 loại gây ung thư. Trong thực tế gần như tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do nhiễm trùng HPV. Giờ thì bạn đã hiểu vì sao nhiều người sợ hãi loại virus này rồi đấy!
Bạn có nhận thấy sự xuất hiện đột ngột của mụn cóc ở bộ phận sinh dục hoặc các bộ phận khác trên cơ thể? Bạn nghi ngờ rằng bản thân có thể bị nhiễm HPV? Lúc này bạn cần bình tĩnh và liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa. Những thông tin dưới đây của Resolute Bay sẽ cung cấp cho bạn phần nào các thông tin cơ bản liên quan đến HPV.
Nhiễm trùng Papilloma ở người là gì?
Đây là một bệnh nhiễm trùng da do virus papilloma ở người lây truyền từ người này sang người khác. Nhiễm trùng HPV là bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục phổ biến nhất ở cả nam và nữ. Tình trạng này phổ biến đến mức hầu hết những người hoạt động tình dục có thể mắc bệnh ngay cả khi số lượng bạn tình của họ chỉ có 1.
Nhiễm trùng HPV thường là nguyên nhân gây ra mụn cóc ở da. Các loại HPV khác nhau có thể khiến mụn cóc hình thành ở các bộ phận khác nhau. Một số HPV có thể khiến mụn cóc phát triển ở bàn chân. Những loại khác thì khiến mụn cóc xuất hiện trên cổ hoặc mặt của bạn.
Mặc dù hầu hết các trường hợp nhiễm HPV không dẫn đến ung thư, tuy nhiên 1 số loại vẫn được biết đến với khả năng gây ung thư cổ tử cung. Các bệnh như ung thư hậu môn, dương vật, âm hộ và cổ họng cũng có liên quan đến nhiễm HPV.
Sự xuất hiện của mụn cóc và các triệu chứng khác liên quan đến HPV thường không giống nhau, tùy thuộc vào loại virus.
Sự thật về HPV
- Nhiễm trùng HPV phổ biến đến mức các nhà nghiên cứu tin rằng tất cả những người hoạt động tình dục sẽ phát hiện bệnh này tại 1 thời điểm nào đó trong cuộc sống.
- Bạn không nhất thiết phải quan hệ tình dục thì mới bị bệnh này vì sự tiếp xúc giữa da với da vẫn có thể lây nhiễm bệnh.
- Không phải tất cả các loại HPV đều có thể gây ung thư.
- Mặc dù đã có vacxin nhưng không có cách chữa trị nhiễm trùng HPV một khi đã mắc bệnh. Mục đích của việc điều trị là nhằm loại bỏ mụn cóc.
- Hầu hết những người bị nhiễm virus đều không có biểu hiện hay triệu chứng nào.
- Mặc dù tiêm vacxin có thể ngăn ngừa nhiễm trùng các loại HPV phổ biến nhất nhưng không loại nào trong số chúng có thể chống lại tất cả các chủng HPV.
Phân loại và các triệu chứng của HPV
Hiện nay người ta phát hiện có hơn 100 chủng HPV. Một số loại có thể không cần sự can thiệp của y tế. Trong khi các loại khác lại có khả năng dẫn đến ung thư.
Các chủng HPV có nguy cơ thấp
HPV 6 và HPV 11 liên quan đến khoảng 90% mụn cóc sinh dục. HPV 11 cũng được biết đến với khả năng gây ra những thay đổi của cổ tử cung. Mụn cóc sinh dục gây ra bởi loại HPV này có thể:
- Xuất hiện như những vết sưng hình súp lơ.
- Xuất hiện vài tuần hoặc vài tháng sau khi tiếp xúc với virus.
Các loại mụn cóc khác liên quan đến nhiễm trùng HPV là:
- Mụn cóc thông thường: Vết sưng nhỏ, sần sùi xuất hiện ở bàn tay, ngón tay hoặc khuỷu tay. Những mụn cóc như vậy có thể khó coi và đau đớn. Đôi khi nó cũng dễ bị thương hoặc chảy máu.
- Mụn cóc Plantar: Mụn cóc này thường cứng và sần sùi nằm ở gót chân. Mụn cóc Plantar có thể gây khó chịu ở những nơi mà nó xuất hiện.
- Mụn cóc phẳng: Nó là những vết thương phẳng nhưng hơi nổi lên. Chúng thường tối hơn màu da người bệnh và có thể xuất hiện bất cứ đâu trên cơ thể. Trẻ em có xu hướng hình thành mụn cóc trên mặt trong khi đàn ông thường hay bị ở râu. Phụ nữ có xu hướng xuất hiện mụn cóc như vậy trên chân của họ.
Virus HPV có thể cung cấp một số biện pháp chống lại HPV 11, ngăn ngừa HPV 6.
Các chủng HPV có nguy cơ cao
HPV 16 là loại HPV có nguy cơ cao phổ biến nhất hiện nay và không hề có sự thay đổi nào đáng chú ý. Mặc dù đây là loại virus dẫn đến một số thay đổi trong cổ tử cung. Có đến 50% trên toàn thế giới bị bệnh ung thư cổ tử cung là do HPV 16.
HPV 18 là 1 loại HPV khác cũng có nguy cơ cao phổ biến. Giống như trường hợp của HPV 16, HPV 18 cũng không gây ra bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào. Tuy nhiên nó có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. HPV 16 và HPV 18 chịu trách nhiệm cho khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới.
Làm thế nào mà virus này xâm nhập vào cơ thể bạn? Nguyên nhân nào gây ra nhiễm trùng? Những thông tin sau sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.
Nguyên nhân nhiễm trùng Papilloma ở người (HPV)
Nhiễm trùng HPV thường xảy ra khi siêu vi trùng Papilloma ở người xâm nhập vào cơ thể thông qua vết cắt, trầy xước hoặc vết rách nhỏ trên da. Virus chủ yếu được truyền qua đường da tiếp xúc da giữa người bình thường với một người đã nhiễm HPV.
Nhiễm trùng HPV lây truyền thông qua quan hệ tình dục, quan hệ qua đường hậu môn và tiếp xúc da kề da quanh bộ phận sinh dục.
Vì mụn cóc rất dễ lây nhiễm do đó nó có thể lây qua người tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc hoặc với bất cứ thứ gì chạm vào nó.
Các yếu tố tiềm ẩn dẫn đến bệnh HPV
Sau đây là 1 số yếu tố khiến bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng HPV:
- Số lượng bạn tình: Trường hợp có nhiều bạn tình sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh HPV.
- Tuổi tác: Trong khi mụn cóc bình thường chủ yếu xảy ra ở trẻ em, mụn cóc sinh dục xảy ra nhiều hơn ở người trẻ tuổi và thanh thiếu niên.
- Hệ thống miễn dịch yếu: Miễn dịch suy yếu do các yếu tố như HIV / AIDS hoặc sử dụng các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch được thực hiện khi ghép tạng.
- Da bị tổn thương: Một vết thương ngoài da khiến virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hơn bình thường.
- Tiếp xúc trực tiếp: Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc hoặc sử dụng các dụng cụ đã chạm vào mụn cóc.
Cách tốt nhất là liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn phát hiện bản thân bị nhiễm trùng HPV.
Khi nào đi khám bác sĩ
Bạn cần gặp bác sĩ ngay nếu:
- Bạn nhìn thấy sự xuất hiện của mụn cóc ở bộ phận sinh dục hoặc các bộ phận cơ thể khác.
- Bạn phát hiện bạn tình của mình bị mụn cóc ở bộ phận sinh dục hoặc nhiễm trùng HPV.
- Bộ phận sinh dục của bạn cực kỳ ngứa và đau.
Khi bạn đến gặp bác sĩ, có thể họ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm sau đây để xác nhận có nhiễm virus hay không.
Cách chẩn đoán HPV
Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc thực hiện kiểm tra thể chất. Nếu quan sát thấy sự xuất hiện của mụn cóc, tình trạng của bạn có thể được chẩn đoán ngay lập tức.
Tuy nhiên trong trường hợp không có mụn cóc hoặc các triệu chứng khác, các xét nghiệm sau đây có thể giúp xác nhận tình trạng bệnh.
- Giấm hoặc dung dịch axit axetic: Áp dụng dung dịch giấm cho bộ phận sinh dục bị nhiễm bệnh biến chúng thành màu trắng. Điều này có thể giúp bác sĩ nhìn thấy những tổn thương bình thường khó nhìn thấy.
- Xét nghiệm cổ tử cung (Pap Test): Một mẫu tế bào từ cổ tử cung hoặc âm đạo của bạn được thu thập và đem vào phòng thí nghiệm phân tích. Xét nghiệm Pap cũng có thể tiết lộ những bất thường có khả năng dẫn đến ung thư.
- Xét nghiệm DNA: Xét nghiệm này được tiến hành trên các tế bào cổ tử cung của bạn. Nó có thể giúp nhận ra DNA của các loại HPV nguy cơ cao liên quan đến ung thư cổ tử cung.
- Sinh thiết.
Trong khi một số mụn cóc tự biến mất (như ở trẻ em), một số có thể không chịu biến mất bất kể bạn làm gì. Lúc này điều bạn cần chính là sự can thiệp của các phương pháp y học.
Cách điều trị nhiễm trùng Papilloma ở người (HPV)
Có một số loại thuốc có sẵn có thể loại bỏ mụn cóc khi bôi tại chỗ. Chúng gồm có:
- Salicylic Acid: Nó sẽ loại bỏ các lớp mụn cóc mỗi lần 1 ít.
- Imiquimod (Aldara, Zyclara): Đây là 1 loại thuốc theo toa giúp tăng cường khả năng miễn dịch để chống lại virus.
- Podofilox (Condylox): Nó có thể phá hủy các mô mụn cóc sinh dục.
- Trichloroacetic Acid: Phương pháp điều trị hóa học giúp đốt cháy mụn cóc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bộ phận sinh dục.
Nếu các loại thuốc trên không mang lại kết quả, bác sĩ sẽ đề nghị loại bỏ mụn cóc thông qua các hành động sau đây:
- Liệu pháp đông lạnh: Đông lạnh mụn cóc với nitơ lỏng.
- Electrocautery: Đốt mụn cóc bằng 1 dòng điện.
- Phẫu thuật cắt bỏ tổn thương.
- Phẫu thuật bằng tia laser.
Nếu bạn chưa gặp bất kỳ trường hợp nhiễm HPV nào, bạn có thể bảo vệ bản thân bằng cách làm theo các mẹo sau đây.
Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng Papilloma ở người (HPV)?
- Mang giày/dép trong khi sử dụng hồ bơi chung và trong phòng thay đồ. Điều này có thể giúp ngăn ngừa mụn cóc plantar.
- Tránh quan hệ tình dục với nhiều người. Thay vào đó chỉ nên quan hệ tình dục với vợ/chồng.
- Sử dụng bao cao su latex.
- Tiêm vacxin HPV (Gardasil 9) sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các lời khuyên này có thể giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng HPV và hậu quả của chúng.
Hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn nhiễm HPV với nhiễm HIV. Nguyên nhân vì cả hai tình trạng này đều có thể lây qua đường tình dục. Tuy nhiên chúng là những căn bệnh khác nhau.
HPV và HIV
Sau đây là 1 số khác biệt chính giữa nhiễm virus HPV (virus papilloma ở người) và HIV (virus gây suy giảm miễn dịch ở người).
HPV
- Đây là 1 trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất.
- Nguyên nhân gây ra bệnh là vì virus papilloma ở người.
- Nhiễm trùng HPV thường tự biến mất.
- Khi cơ thể bạn không thể chống lại nhiễm trùng, HPV sẽ nổi lên như mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
HIV
- Nó cũng là một bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Nguyên nhân gây ra bệnh là do virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
- Nó phá hủy các tế bào bạch cầu trong cơ thể làm cho cơ thể người bệnh rất ít khả năng miễn dịch với nhiều bệnh nhiễm trùng khác.
- Nếu không được điều trị, HIV có thể dẫn đến HIV giai đoạn 3 thường được gọi là AIDS.
HPV là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không nên coi nhẹ. Mọi người nên biết những biến chứng có thể xảy ra để tránh hối hận về sau trong cuộc sống. Ngoài ra cách tốt nhất là làm theo các mẹo trong bài viết để giảm khả năng bị HPV nếu bạn chưa bị nhiễm bệnh.
Trả lời