Vết thương nâng mũi sau 10 ngày như thế nào là vấn đề khá nhiều chị em quan tâm khi can thiệp thẩm mỹ chỉnh hình dáng mũi. Nắm rõ diễn biến quá trình hồi phục của vết thương sau nâng mũi giúp bạn hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến kết quả làm đẹp.
Các triệu chứng thường gặp khi nâng mũi sau 10 ngày
Sau khi tiến hành nâng mũi 10 ngày, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng phổ biến như đau nhức và sưng nề tại vết mổ. Cụ thể một số tình trạng bạn sẽ trải qua sau nâng mũi.
Mũi đau nhức sau khi nâng
Tình trạng mũi đau nhức sau khi hết thuốc tê là triệu chứng thường gặp khi nâng mũi. Tuy nhiên chúng chỉ kéo dài trong vòng 10 ngày bởi vết thương vẫn chưa hồi phục. Sau thời gian này, cảm giác đau nhức ở mũi sẽ dần biến mất. Đối với những trường hợp can thiệp nâng mũi có xâm lấn nhiều thì thời gian đau nhức cũng chỉ khoảng 10 ngày, không kéo dài lâu hơn.
Tình trạng sưng nề
Ngoài cảm giác đau nhức, bạn sẽ nhận thấy vết thương nâng mũi và vùng da xung quanh có cảm giác phù nề. Sau 10 ngày, vết mổ đã dần ổn định hơn và tình trạng sưng phù sẽ giảm bớt còn khoảng 80%. Tuy nhiên, những ca nâng mũi có độ khó cao như chỉnh xương gồ, khắc phục mũi vẹo, lệch,… vấn đề vết mổ sưng nề sẽ kéo dài lâu hơn.
Nâng mũi sau 10 ngày đã đẹp chưa?
Sau khi nâng mũi được 10 ngày, cấu trúc mũi của bạn vẫn chưa đẹp đúng như mong đợi. Chất liệu độn và các mô cơ trong khoang mũi chưa liên kết chặt chẽ với nhau. Lúc này, bạn cần thực hiện đúng theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ để cấu trúc sống mũi mới nâng được định hình chuẩn theo kế hoạch ban đầu.
Để dáng mũi sau khi nâng thực sự đẹp đúng như mong đợi, bạn cần đến khoảng 1 tháng. Tuy nhiên, nếu bạn có cơ địa dữ, lâu hồi phục, thời gian để sở hữu chiếc mũi đẹp, tự nhiên có thể kéo dài hơn đến 2 tháng. Trong giai đoạn hậu phẫu nâng mũi, bạn cần tuân thủ đúng lịch tái khám định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
Quá trình phục hồi sau nâng mũi
Theo chia sẻ từ các chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu, quá trình hồi phục của vết thương sau khi nâng mũi diễn ra theo trình tự như sau:
- Trong vòng 2 – 3 ngày đầu tiên: Vết mổ gặp phải tình trạng sưng bầm nhẹ. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng quá nhiều bởi đây là dấu hiệu mà ai cũng gặp phải sau khi nâng mũi.
- Từ 5 – 7 ngày sau nâng mũi: Tình trạng vết thương sưng bầm đã không còn xuất hiện trên da. Khoảng thời gian này, bạn cần tuân thủ đúng lịch hẹn của bác sĩ đến cơ sở thẩm mỹ đã nâng mũi để thực hiện cắt chỉ và tái khám định kỳ.
- Nâng mũi sau 10 ngày: Vết thương sau khi nâng mũi đã không còn gặp tình trạng sưng đỏ. Cần lưu ý, dáng mũi lúc này vẫn chưa hoàn toàn ổn định, cần đeo nẹp để cố định cấu trúc.
- Nâng mũi sau 1 tháng: Dáng mũi đã ổn định, đẹp tự nhiên, không để lộ dấu vết đã can thiệp chỉnh hình. Lúc này bạn có thể sinh hoạt bình thường và ăn uống để mũi lên form đẹp hơn.
Nâng mũi sau 10 ngày nên ăn gì?
Kể từ khi nâng mũi 10 ngày, vết thương đã không còn tình trạng sưng đỏ, chảy máu nhưng vẫn chưa hoàn toàn ổn định. Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục sau nâng mũi.
Ưu tiên chọn ngũ cốc trong thực đơn hàng ngày
Một số loại ngũ cốc như gạo lứt, đậu đỏ,… có thể giúp bạn tăng cường sức đề kháng của cơ thể, rút ngắn thời gian hồi phục của vết thương. Ngũ cốc có đặc điểm khá mềm, dễ nhai nên bạn không cần lo lắng khi ăn sẽ ảnh hưởng đến dáng mũi đã định hình.
Chú trọng các thực phẩm có hàm lượng vitamin C, E cao
Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó có thể giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, hạn chế khả năng gặp phải biến chứng sau nâng mũi. Bên cạnh đó, vitamin E còn giảm tình trạng sưng viêm, phòng ngừa sẹo lồi. Một số thực phẩm có hàm lượng vitamin C, E cao như cam, bưởi, bơ,… Và các thực phẩm bổ sung cũng có thể sử dụng sau khi nâng mũi.
Bổ sung chất béo lành mạnh vào thực đơn sau nâng mũi
Các chất béo cũng cần thiết bổ sung sau khi nâng mũi, vì đây là nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Bạn nên ưu tiên chọn chất béo từ thực vật để gia tăng khả năng hấp thụ vitamin, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, tăng cường sức khỏe. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong bơ, hạnh nhân, dầu oliu,… có hàm lượng chất béo cao.
Nên tránh các chất béo không lành mạnh từ các đồ ăn nhanh, chiên nhiều dầu mỡ, khó bão hòa,… Điều này dễ làm cho vết thương mưng mủ, viêm nhiễm kéo dài.
Thịt heo là nguồn cung cấp protein tốt cho cơ thể
So với các loại thịt khác, thịt heo có độ lành tính cao, đẩy nhanh quá trình tái tạo mô tế bào, tạo máu cho cơ thể. Không chỉ như vậy, trong thịt heo còn chứa hàm lượng collagen cao, tái ổn định cấu trúc dáng mũi đã định hình. Bạn nên bổ sung thịt heo nạc trong các bữa ăn để cung cấp lượng protein, chất béo và nhiều dưỡng chất khác.
Chọn rau củ, quả mọng cho thực đơn dinh dưỡng
Các loại rau củ, quả mọng như cà rốt, súp lơ, việt quất, dâu tây,… là lựa chọn hoàn hảo cho quá trình hồi phục sau nâng mũi. Với hàm lượng vitamin, khoáng chất cao có tác dụng tăng cường đề kháng, kháng viêm,… giúp vết thương nhanh liền da.
Hướng dẫn chăm sóc nâng mũi sau 10 ngày để mau lành
Để chiếc mũi sau khi nâng cao, thẳng đúng chuẩn, cách chăm sóc trong 10 ngày đầu phẫu thuật đóng vai trò rất quan trọng. Bạn cần nắm ngay một số hướng dẫn cụ thể sau:
- Trong vòng 2 – 3 ngày đầu kể từ khi nâng mũi, bạn nên chườm lạnh liên tục để vết thương giảm sưng, hạn chế đau nhức.
- Sau ngày thứ 3 bạn có thể chuyển sang chườm ấm để ngăn ngừa vết mổ bị bầm tím. Lưu ý nên chườm xung quanh vết thương tránh bị bỏng.
- Không để mũi sau khi nâng tiếp xúc trực tiếp với nước vì rất dễ gây nhiễm trùng và lâu lành.
- Vệ sinh mũi hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý cùng tăm bông. Tránh chà xát mà phải nhẹ nhàng vệ sinh xung quanh miệng vết thương.
- Mỗi khi ra ngoài, bạn cần che chắn vùng mặt cẩn thận để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn tác động đến vết thương.
- Không sờ tay, cào gãi mạnh lên vùng mũi sau khi nâng để tránh dáng mũi bị lệch, vẹo.
- Kiêng một số thực phẩm có thể gây kích ứng, hình thành sẹo lồi ở vết thương sau khi nâng mũi như: rau muống, hải sản, thịt bò, thịt gà, xôi nếp. Đặc biệt kiêng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe,…
- Trong vòng 10 ngày từ khi nâng mũi, bạn cần tuân thủ đúng chỉ định uống thuốc theo toa bác sĩ đã kê. Chỉ tháo nẹp và dừng uống thuốc khi có sự đồng ý của chuyên gia thẩm mỹ.
Hình ảnh nâng mũi sau 10 ngày của khách hàng
Cùng tham khảo ngay hình ảnh nâng mũi sau 10 ngày tại Resolute Bay để hiểu rõ hơn về phương pháp làm đẹp này. Nắm được diễn biến hồi phục của vết thương giúp bạn phân biệt rõ phản ứng bình thường của cơ thể trước xâm lấn trên da và những dấu hiệu đầu tiên của biến chứng.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng vết thương nâng mũi sau 10 ngày mà nhiều chị em đang quan tâm. Dù nâng mũi sau 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày,… bạn vẫn phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất. Nếu vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp trong bài viết này, hãy liên hệ ngay Resolute Bay để được tư vấn cụ thể thêm.
Để lại một bình luận