Cách chăm sóc sau nâng mũi cũng là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả thẩm mỹ thành công hay thất bại. Nếu các bạn làm theo hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ giúp vết thương nhanh lành và dáng mũi chuẩn. Trái lại, thực hiện không đúng cách, có những va chạm hoặc không kiêng ăn sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, chúng ta hãy lưu ý đến những cách mà TMV Resolute Bay chia sẻ ngay sau đây!
Tìm hiểu về phương pháp nâng mũi
Nâng mũi là một trong những dịch vụ làm đẹp có số lượng người thực hiện đông đảo nhất hiện nay. Kỹ thuật áp dụng khá đa dạng và có tác động đến dao kéo, bóc tách để đặt chất liệu sụn vào bên trong giúp nâng cao phần sống mũi. Cùng với đó, các bác sĩ cũng xử lý các khuyết điểm khác để dáng mũi đẹp toàn diện. Do có tạo tổn thương nên cần chăm sóc khoảng 1 – 2 tuần đầu và phải kiêng cữ nhất định.
Cách vệ sinh chăm sóc sau nâng mũi
Cách chăm sóc sau nâng mũi cũng khá đơn giản, các bạn chỉ cần chú trọng đến việc vệ sinh, uống thuốc, không đụng chạm đến mũi…, cụ thể:
Vệ sinh vết thương mỗi ngày
Sau nâng mũi, bác sĩ sẽ dùng nẹp cố định phần sống mũi, lúc này có vết thương hở nên mọi hoạt động phải hết sức cẩn thận. Đặc biệt, cần vệ sinh mũi mỗi ngày 2 – 3 lần. Thay băng trong vòng 24h rồi dùng nước muối sinh lý, betadine lau nhẹ nhàng không để dịch nhầy hoặc betadine đọng lại tại đường chỉ khâu.
Chườm đá và chườm ấm
Có thể nhận thấy sau các ca nâng mũi, bác sĩ thường hướng dẫn cách chườm đá với chườm ấm. Việc chườm đá sau nâng mũi này giúp cho mũi giảm sưng bầm đáng kể và tạo cảm giác dễ chịu hơn. Các bạn hãy dùng khăn sạch bọc vài viên đá rồi chườm nhẹ quanh mũi, tránh làm ướt vết thương. Đến ngày thứ 4 thì chuyển sang chườm ấm để vết bầm tan dần.
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Mỗi ngày uống thuốc đúng cữ theo hướng dẫn của bác sĩ với các loại như thuốc kháng sinh, giảm đau, chống sưng phù… Bên cạnh đó, bôi thuốc mỡ 2 lần sáng và tối, đến khi vết thương liền da thì thoa thuốc chống sẹo. Lưu ý chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định tại cơ sở nâng mũi, không nên tự ý mua bên ngoài hoặc áp dụng theo những phương pháp dân gian để làm giảm sưng, ngừa sẹo.
Chế độ dinh dưỡng sau nâng mũi
Trong giai đoạn hậu phẫu, cách chăm sóc sau nâng mũi không thể bỏ qua khâu ăn uống. Bởi có những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ và thúc đẩy lành thương, nhưng có những loại cần kiêng ăn để không gây sưng đau, sẹo xấu.
Những thực phẩm nên ăn sau nâng mũi
Có nhiều thực phẩm dinh dưỡng được các bác sĩ khuyến khích ăn sau phẫu thuật nâng mũi, chẳng hạn:
- Các loại ngũ cốc: Bột yến mạch, gạo lứt, các loại đậu… nên bổ sung sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Hơn thế nữa, những thực phẩm này mềm, dễ nhai và tiêu hoá tốt nên hạn chế gây tác động đến sống mũi.
- Sữa chua: Thành phần sữa chua có chứa các lợi khuẩn probiotic mang đến công dụng ngăn ngừa sưng viêm, tăng cường sức đề kháng và tốt cho hệ tiêu hoá. Mỗi ngày hãy dùng 1 hũ sữa chua còn giúp nhanh lành thương và còn làm đẹp làn da hiệu quả.
- Protein lành tính: Thịt heo chứa nhiều đạm và rất nên ăn sau khi nâng mũi để giúp vết thương nhanh lành. Chúng ta có thể chế biến thịt với nhiều món bổ dưỡng như cháo bí đỏ hầm thịt heo, canh xương hầm rau củ, súp nấm…
- Rau củ quả: Đây là các loại thực phẩm rất giàu vitamin C, vitamin E và các khoáng chất. Những dưỡng chất này không thể thiếu sau các ca phẫu thuật vì giúp chống sưng viêm, kích thích sản sinh collagen và ngăn chặn được các hắc tố gây thâm sẹo…
Những thực phẩm kiêng ăn sau nâng mũi
Chế độ ăn kiêng được các bác sĩ nhấn mạnh trong quá trình hướng dẫn cách chăm sóc sau nâng mũi. Bởi có những loại thực phẩm sẽ gây kích ứng vết thương cần loại bỏ trong giai đoạn này:
- Thịt gà, trứng, thịt bò: Mặc dù đây là các món rất bổ dưỡng nhưng nâng mũi xong nên kiêng ăn. Một khi ăn vào có thể gây sưng, đau nhức, ngứa ngáy và khiến cho vùng da bị sẫm màu hoặc loang lổ.
- Hải sản, đồ tanh: Một số người có cơ địa dị ứng với hải sản, đồ tanh nên cẩn thận. Khi cơ thể có vết thương hở mà ăn hải sản vào sẽ làm cho vết thương ngứa ngáy, sưng nề và lâu lành hơn.
- Các loại đồ nếp: Các món làm từ gạo nếp có khả năng làm cho vết thương sưng và mưng mủ. Do đó, loại thực phẩm này luôn nằm trong danh sách kiêng kỵ sau nâng mũi.
- Rau muống: Loại rau này có tác dụng tăng sinh tế bào quá mức làm tăng nguy cơ bị sẹo lồi. Vì vậy, chúng ta nên kiêng ăn, thay vào đó là dùng các loại rau có lợi khác như súp lơ, bông cải, ớt chuông…
- Thức ăn cay nóng, chất kích thích: Để cho quá trình phục hồi vết thương diễn ra thuận lợi thì chúng ta nên hạn chế ăn những món cay nóng hoặc uống rượu, bia…
Các triệu chứng có thể gặp sau nâng mũi
Trong quá trình áp dụng theo những cách chăm sóc sau nâng mũi mà bác sĩ dặn dò, các bạn hãy chú ý đến những triệu chứng có thể gặp. Để từ đó có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời:
Những triệu chứng bình thường sau nâng mũi
- Đau nhức sống mũi: Đau nhức, căng tức vùng sống mũi là hiện tượng bình thường sau phẫu thuật do thuốc tê tan. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống nên cũng hạn chế khó chịu.
- Mũi rỉ chất dịch nhầy: Sau phẫu thuật 24h, ở đường chỉ khâu có rò rỉ chất dịch, triệu chứng này cũng không đáng kể. Nhưng các bạn cần thấm hết dịch và vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
- Nghẹt mũi và khó thở: Bác sĩ có đặt miếng bông bên trong hai lỗ mũi và cố định dáng mũi tạm thời nên nghẹt mũi và khó thở là điều bình thường. Khoảng 3 – 5 ngày sau khi tháo miếng bông ra, các triệu chứng này cũng biến mất.
Những triệu chứng bất thường sau nâng mũi
Những triệu chứng bất thường sau nâng mũi có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng ta không nên lơ là với những cách chăm sóc sau nâng mũi và chú ý đến những biểu hiện như: Sưng phù kéo dài, mưng mủ, tiết chất dịch nhiều, bầm tím, đau nhức dữ dội…
Đặc biệt, nếu mũi biến đổi màu sắc, có mùi hôi, vết mổ lệch lạc… thì rất có thể đã bị nhiễm trùng, hoại tử nghiêm trọng. Không nên chần chừ chữa trị tại nhà mà cần đến cơ sở thẩm mỹ để bác sĩ xử lý kịp thời.
Những lưu ý quan trọng cần biết sau nâng mũi
Chăm sóc mũi sau khi nâng mũi có một số điều nên lưu ý, nhất là trong việc vận động gây ảnh hưởng đến dáng mũi:
- Không tự động tháo nẹp và băng dán trên mũi khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Trong những ngày đầu súc miệng bằng dung dịch pha sẵn như Betadine, Eludril…, đồng thời lau mặt bằng khăn mềm.
- Nghỉ ngơi hoàn toàn khoảng 1 – 2 ngày đầu, hạn chế tắm gội tiếp xúc với nước và cũng không nên ra đường hay đi lại quá nhiều.
- Không đeo kính, bịt khẩu trang, chỉ đội nón che chắn để không tiếp xúc với ánh nắng.
- Không xông hơi ít nhất khoảng 1 tháng, không dùng các loại hoá mỹ phẩm.
- Không gãi, đè lên sống mũi để tránh làm lệch vẹo. Tạm ngừng tập luyện thể dục trong giai đoạn này cho đến khi dáng mũi ổn định.
- Nằm ngửa người khi ngủ, không nên nằm sấp úp mặt xuống gối hoặc nằm nghiêng.
- Nếu đường chỉ khâu bị bung nẹp thì nên đến cơ sở thẩm mỹ để kiểm tra. Ngoài ra, lưu ý đi cắt chỉ đúng lịch hẹn sau 5 – 7 ngày.
Với những cách chăm sóc sau nâng mũi mà các chuyên gia tại Resolute Bay chia sẻ đã giúp bạn biết cách thực hiện. Hãy cố gắng tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ để mũi phục hồi và vào form nhanh chóng. Nếu có vấn đề thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 1800 3333 để được hỗ trợ!
Trả lời