Thâm vùng kín không chỉ xảy ra ở giai đoạn lão hóa do sự thiếu hụt collagen, mà ngay cả những bạn gái mới lớn cũng có thể gặp phải tình trạng này. Vậy nguyên nhân dẫn đến vùng kín bị thâm đen ở tuổi dậy thì là do đâu? Có thể khắc phục bằng những phương pháp nào? Hãy cùng Resolute Bay giải đáp các thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.
Các dấu hiệu thay đổi ở vùng kín giai đoạn dậy thì
Trước khi tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề vùng kín bị thâm đen ở tuổi dậy thì, bạn cần nắm được một vài thay đổi ở “cô bé” về mặt sinh lý. Đây là những cơ sở cơ bản để từ đó lý giải nguyên nhân và các giải pháp trị thâm vùng kín ở tuổi dậy thì an toàn, hiệu quả.
- Khi cơ thể của các bạn nữ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì, lông ở vùng kín sẽ bắt đầu hình thành với chức năng bảo vệ âm đạo.
- Kích thước của âm đạo cũng trở nên lớn hơn và màu cũng sẫm hơn.
- Tuyến mồ hôi và bã nhờn ở nhiều vùng trên cơ thể cũng hoạt động mạnh mẽ hơn. Vì vậy, vùng kín sẽ có mùi hôi khó chịu nếu như bạn không vệ sinh sạch sẽ.
- Dịch âm dạo sẽ bắt đầu tiết ra nhiều hơn để giữ cho môi trường, độ pH bên trong âm đạo luôn ổn định, ẩm ướt. Chất dịch này thường sẽ có màu trắng đục hoặc trắng trong.
- Kinh nguyệt cũng xuất hiện và lặp lại theo chu kỳ.
- Buồng trứng bắt đầu hoạt động tiết ra progesterone, estrogen – được gọi là hormone sinh dục nữ.
- Buồng trứng đã có chức năng thụ tinh, bạn nữ đã có khả năng mang thai. Vì vậy, rất cần đảm bảo về vấn đề an toàn tình dục trong thời điểm này.
Trên đây là những thay đổi có thể nhìn và cảm thấy rõ ràng nhất về sinh lý, cụ thể là vị trí vùng kín. Lúc này, bạn cần chăm sóc thật kỹ thân thể và đặc biệt là “cô bé” để đảm bảo vi khuẩn không thể xâm nhập, gây nên viêm nhiễm hoặc các bệnh phụ khoa khác.
Vì sao vùng kín bị thâm đen ở tuổi dậy thì?
Khi bước vào giai đoạn dậy thì, sắc tố ở vùng da “cô bé” sẽ có sự thay đổi, khiến làn da ở vị trí vùng kín có xu hướng thâm hơn những vùng da khác trên cơ thể. Đây là hiện tượng vô cùng bình thường của cơ thể, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, các bạn nữ có thể hoàn toàn yên tâm về sự thay đổi này.
Tuy nhiên, việc thay đổi sắc tố tự nhiên khi dậy thì chỉ làm vùng kín hơi sẫm màu hơn một chút so với bình thường. Trường hợp vùng kín trở nên thâm đen, thì khả năng cao là do những nguyên nhân sau đây:
- Cơ địa vùng kín thâm đen bẩm sinh: Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng tình trạng thâm đen ở vùng kín hầu hết đều do yếu tố di truyền và bẩm sinh. Không phải bị gây nên bởi các tác động bên trong hay ngoài cơ thể.
- Ma sát lâu ngày: Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể sẽ phát triển nhanh chóng, đặc biệt vòng 1 và vòng 3 sẽ nảy nở rất nhanh. Vì vậy, nếu không thay đổi size quần lót phù hợp, cô bé luôn bị ma sát sẽ khiến vùng da bị tổn thương, trở nên thâm đen.
- Nội tiết tố thay đổi: Sự phát triển đột ngột và nhanh chóng của nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì, làm biến đổi các hắc sắc tố gây nên thâm đen ở vùng kín.
- Mắc phải bệnh lý phụ khoa: Vùng kín bị thâm sạm trong giai đoạn dậy thì cũng có khả năng là dấu hiệu của những căn bệnh phụ khoa. Do đó, nếu tình trạng này diễn ra cùng 2 vài biểu hiện khác như: ngứa ngáy, đau rát, có mùi khó chịu, chất nhầy có màu bất thường ở vùng kín thì cần gặp ngay bác sĩ phụ khoa để được thăm khám.
- Quan hệ tình dục sớm, không an toàn: Giai đoạn dậy thì, các bạn nữ vẫn chưa đủ kiến thức về tình dục. Thế nên nếu quan hệ sớm sẽ rất dễ rơi vào trường hợp tinh dục không an toàn, ma sát thô bạo khiến tế bào mô da ở vùng kín bị tổn thương. Từ đó, tạo điều kiện cho melanin phát triển, gây nên thâm sạm vùng kín.
Tóm lại, vùng kín bị thâm đen ở tuổi dậy thì phần lớn nguyên nhân đều do sự thay đổi trong chính cơ thể. Điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe của của các bạn nữ. Tuy nhiên, lại gây nhiều bất lợi về tâm lý, khiến các bạn bị tự ti. Vậy nên Resolute Bay xin chia sẻ các phương pháp chăm sóc vùng kín đúng cách để tránh gây thâm sạm cô bé trong giai đoạn dậy thì.
Cách chăm sóc vùng da cô bé giai đoạn dậy thì tránh thâm sạm
Để hạn chế tối đa các tác nhân bên ngoài và bên trong cơ thể gây nên tình trạng vùng kín bị thâm đen ở tuổi dậy thì. Các bạn nữ cần ghi nhớ những lưu ý chăm sóc “cô bé” đúng cách sau đây:
Vệ sinh “cô bé” đúng cách
Vệ sinh vùng kín là điều mà kể cả các bạn nữ mới lớn hoặc đã trưởng thành đều cần tuân thủ và thường xuyên thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết vệ sinh vùng da nhạy cảm này đúng cách:
- Thường xuyên vệ sinh cô bé bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh phụ nữ nhẹ dịu.
- Không thụt rửa quá sâu vào vùng kín để tránh gây mất cân bằng môi trường bên trong âm đạo.
- Không sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm, dầu hội hay các chất tẩy rửa để vệ sinh vùng kín. Hóa chất có trong các sản phẩm này sẽ dễ gây tổn thương vùng da nhạy cảm, gây nên tình trạng thâm sạm.
- Vệ sinh kỹ lưỡng hơn khi cô bé đến chu kỳ kinh nguyệt, đảm bảo thay băng vệ sinh 4 – 6 tiếng/lần.
- Khi đi vệ sinh, cần dùng giấy mềm để tránh gây ma sát, và lau từ trước ra sau để vi khuẩn ở hậu môn không xâm nhập vào âm đạo.
Không tự “dọn” lông vùng kín
Nhiều bạn nữ mới lớn có cảm giác lông vùng kín rậm rạp gây ngứa ngáy, khó chịu và kể cả làm bạn thấy tự tin nên muốn “dọn” sạch chúng. Tuy nhiên, nếu bạn chưa chuẩn bị ki và có đầy đủ kiến thức về việc này sẽ rất dễ gây nên viêm nang lông, lông mọc ngược,… Bên cạnh đó, lông mu còn đóng vai trò bảo vệ vùng kín.
Chú ý lựa chọn quần áo đúng size, thoải mái
Như đã thông tin từ trước, việc vùng kín bị thâm đen ở tuổi dậy thì có nguyên nhân do cọ xát với quần lót quá chật. Vì vậy, cần chú ý lựa chọn quần lót đúng size. Đặc biệt, khi trong quá trình dậy thì, kích thước vòng 3 liên tục tăng trưởng. Bạn cần thay đổi quần lót thường xuyên để tránh tạo nên ma sát, thời gian dài sẽ khiến “cô bé” trở nên thâm sạm.
Ngoài ra, cũng cần chú ý chất liệu của quần lót là loại thoáng mát, mềm mịn và quần áo mặc ngoài cũng nên rộng rãi, để tạo điều kiện cho vòng 1 và vòng 3 được phát triển thoải mái.
Trên đây là những thông tin các bạn nữ cần biết xoay quanh vấn đề vùng kín bị thâm đen ở tuổi dậy thì. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đến từ Resolute Bay đã giúp các hiểu rõ về nguyên nhân gây nên tình trạng thâm sạm cô bé, để có cách chăm sóc “cô bé” phù hợp hơn nhằm tránh và cải thiện hiện tượng này.
Để lại một bình luận