Vẹo vách ngăn mũi là hiện tượng thường gặp khi bị chấn thương vùng mũi, các bệnh lý về mũi, bẩm sinh hay các dấu hiệu lão hóa gây ra. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến chức năng của mũi và khiến cho gương mặt mất cân đối. Bởi đó, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về lệch vách ngăn mũi cũng như cách điều trị hiệu quả.
Vẹo vách ngăn mũi là gì?
Vẹo vách ngăn mũi là tình trạng vách ngăn mũi bị cong vẹo khiến cho khoang mũi mất cân đối, một bên to một bên nhỏ. Điều này ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở mũi và lâu ngày dẫn đến những tác hại nguy hiểm.
Theo đó, mũi của con người được chia làm 2 ngăn, cách nhau bởi bộ phận gọi là vách ngăn mũi. Được cấu tạo từ sụn mũi nối dài từ sống mũi đến phần đầu mũi, vách ngăn mũi giúp phân luồng không khí đi vào.
Dựa vào biểu hiện có thể chia tình trạng vẹo vách ngăn mũi thành các loại:
- Vẹo vách ngăn đơn thuần: Vách ngăn vẹo một bên theo hình chữ C, có thể bên trái hoặc bên phải.
- Vẹo vách ngăn hình chữ S: Lúc này vách ngăn bị lệch cả bên trái và bên phải giống như hình chữ S.
- Gai hoặc mào vách ngăn ở mũi: Ở phần tiếp giáp giữa xương mũi và sụn vách ngăn bị gai. Nặng hơn thì xuất hiện mào vách ngăn gây chảy máu, đau nhức ở niêm mạc mũi.
Nguyên nhân bị vẹo vách ngăn mũi
Có rất nhiều nguyên nhân gây lệch vách ngăn mũi trái hoặc mũi phải nhưng phổ biến nhất là 4 nguyên nhân chính như bị bẩm sinh, chấn thương, lão hóa vfa viêm nhiễm ở mũi.
Vẹo vách ngăn mũi do bẩm sinh
Nhiều người bị lệch vách ngăn mũi từ khi sinh ra đã có khuyết điểm này. Rất dễ nhận thấy khi mũi của em bé bị lệch và hạn chế việc hô hấp. Đây là hiện tượng thường gặp và có thể chữa trị hỏi nếu được phát hiện sớm.
Mũi gặp chấn thương gây lệch vẹo
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mũi bị lệch vách ngăn chính là tai nạn gây chấn thương mũi. Có thể do va chạm hay tác động lực mạnh đến vùng mũi gây vẹo vách ngăn, hay những tai nạn giao thông, bao lực gia đình tác động trực tiếp đến mũi làm cho lệch vẹo.
Lệch vách ngăn mũi do lão hóa
Quá trình lớn lên và già đi của con người làm thay đổi cấu trúc xương và sụn mũi. Từ đó khiến cho mũi bị lệch vách ngăn sang trái hoặc sang phải hoặc cả hai bên. Điều này dễ nhận thấy ở người lớn tuổi mũi thường bị cong vẹo.
Các bệnh lý viêm nhiễm ở mũi
Vẹo vách ngăn mũi thường hình thành ở những người mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp mãn tính như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp tính,… Khi bạn thường xuyên hắt hơi hay có thói quen dụi mũi sẽ làm cho vách ngăn mũi bị lệch.
Dấu hiệu nhận biết triệu chứng lệch vách ngăn mũi
Không phải ai cũng có thể nhận biết tình trạng vẹo vách ngăn mũi từ sớm. Do đó, dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết mũi lệch vách ngăn sẽ có những biểu hiện như thế nào:
- Nghẹt mũi: Đây là biểu hiện khá bình thường khi bị viêm mũi, cảm lạnh, cảm cúm,… Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi, khó thở trong thời gian dài kèm các triệu chứng viêm đường hô hấp, viêm mũi dị ứng thì rất có thể mũi bị lệch vách ngăn.
- Chảy máu mũi: Những người vẹo vách ngăn ở mũi thường xảy ra tình trạng chảy máu mũi. Bởi bề mặt vách ngăn khá mỏng gây khô da, các mạch máu nhỏ dưới da vách ngăn không được bảo vệ.
- Đau vùng mặt: Vì vách ngăn nối dài từ sống mũi đến đầu mũi nên khi vách ngăn bị lệch nặng dẫn đến đau nhức nữa mặt, đau cùng bên khi bị nghẹt mũi.
- Khi thở phát ra tiếng lớn: Bởi vì khoang mũi bị hẹp một bên nên khi thở khiến cho luồng không khí đi qua phát ra tiếng động lớn, nhất là khi ngủ.
- Nằm ngủ thường nghiêng 1 bên: Khi bị vẹo vách ngăn mũi bạn sẽ có xu hướng nằm ngủ nghiêng sang 1 bên để dễ dàng thở hơn.
- Tắc nghẽn mũi theo chu kỳ: Nhiều trường hợp bị vẹo vách ngăn, mũi ứ đọng máu 1 bên và sau đó sẽ đổi sang bên còn lại. Nếu xuất hiện tình trạng này theo chu kỳ thì chắc chắn bạn đã bị lệch vách ngăn.
- Đau nhức nửa đầu, hốc mắt: Tùy vào vị trí lệch vách ngăn mà bạn có thể bị đau nhức nửa đầu bên trái hoặc bên phải. Mức độ đau sẽ tăng cao khi thay đổi thời tiết đột ngột hoặc đến kỳ kinh nguyệt khiến bạn khó chịu.
Cách chữa vẹo vách ngăn mũi không cần phẫu thuật
Đối với các trường hợp lệch vách ngăn mũi ở mức độ nhẹ thì có thể áp dụng các cách điều trị tại nhà đơn giản như tập nắn mũi, massage, đẩy sống mũi, uống thuốc.
Bài tập nắn chỉnh dáng mũi chống lệch vách ngăn
Với cách nắn chỉnh vách ngăn được các chuyên gia khuyến khích nếu bạn mới bị lệch vách ngăn ở mức độ nhẹ. Cách thực hiện đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng ngay tại nhà.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Tư thế ngồi thẳng, mắt nhìn về trước và thả lỏng khuôn mặt.
- Bước 2: Sử dụng đầu hai ngón tay cái để ấn nhẹ dọc 2 bên cánh mũi.
- Bước 3: Từ từ di chuyển ngón tay đi xuống phần đầu mũi.
- Bước 4: Thực hiện động tác 3 phút sau đó lặp lại 3 – 4 lần để chữa vẹo vách ngăn.
Chữa vẹo vách ngăn mũi bằng cách massage
Ngoài nắn chỉnh mũi thì bạn có thể áp dụng cách massage để điều trị lệch vách ngăn mũi trái hoặc mũi phải. Hãy dành ít nhất 5 phút mỗi ngày để thực hiện và bạn sẽ thấy rõ sự cải thiện dáng mũi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trước tiên bạn cần đánh dấu vị trí vách ngăn bị lệch.
- Bước 2: Sử dụng 2 đầu ngón tay trỏ để bóp chặt sống mũi gần về hốc mắt.
- Bước 3: Sau đó dịch chuyển đầu ngón tay, vừa xoa vừa di chuyển dọc theo cánh mũi. Cuối cùng dừng lại ở phần vách ngăn bị vẹo đã được đánh dấu, rồi xoa nắn kỹ hơn.
Đẩy sống mũi trị lệch vách ngăn
Tình trạng vẹo vách ngăn mũi có thể cải thiện khi thực hiện động tác đẩy sống mũi. Bởi vì sống mũi nối liền với sụn vách ngăn nên cách làm này sẽ mang lại hiệu quả cao.
Cách thực hiện:
Bước 1: Định hình vách ngăn mũi lệch về phía nào.
Bước 2: Dùng 2 đầu ngón tay đặt lên sống mũi. Sau đó nhẹ nhàng dùng lực kéo sống mũi về phía ngược lại của bên vách ngăn mũi bị lệch.
Bước 3: Làm tương tự với bên còn lại, mỗi bên 15 lần và thực hiện 4 – 5 lần mỗi ngày.
Uống thuốc điều trị vẹo vách ngăn mũi
Ngoài các bài tập tác động để chỉnh vẹo vách ngăn thì bạn có thể chữa vẹo vách ngăn mũi phức tạp bằng thuốc được bác sĩ kê đơn. Sau khi thăm khám tình trạng lệch vách ngăn mũi, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc điều trị chống sung huyết, thuốc kháng histamin và thuốc xịt mũi để giảm tình trạng nghẹt mũi. Cụ thể:
- Thuốc chống sung huyết: Thành phần thuốc có chức năng giảm sưng mô mũi, nhờ đó khoang mũi thông thoáng và dễ thở hơn. Không nên lạm dụng thuốc gây nghiêm trọng các triệu chứng khi ngưng dùng.
- Thuốc kháng histamin: Giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng, nghẽn và chảy nước mũi. Cần lưu ý khi dùng thuốc này vì dễ gây gây buồn ngủ.
- Thuốc xịt mũi steroid: Kháng viêm, giảm tắc nghẽn đường thở và thông thoáng mũi hiệu quả.
Phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi an toàn và hiệu quả
Đối với những trường hợp bị vẹo vách ngăn mũi phức tạp thì phương pháp phẫu thuật là giải pháp tốt nhất lúc này. Bằng cách can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh vách ngăn nằm chính giữa khoang mũi, từ đó giúp luồng không khí đi qua đều hơn, dáng mũi cân đối và cải thiện các bệnh như viêm xoang, viêm mũi,…
Bị vẹo vách ngăn mũi có nên mổ không?
Sau khi áp dụng các cách chữa vẹo vách ngăn mũi không cần phẫu thuật mà vẫn không thể cải thiện tình trạng thì bạn sẽ được bác sĩ đề nghị phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi. Đối với những người bị sẹo vách ngăn bẩm sinh hoặc do tai nạn nên mổ để tạo hình lại dáng mũi được cân đối hơn.
Phương pháp mổ chỉnh hình lệch vách ngăn được thực hiện tại các bệnh viện thẩm mỹ uy tín sẽ đảm bảo an toàn và hạn chế nguy hiểm xảy ra. Chỉ với 45 phút, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách để tạo vách ngăn mũi sao cho cân đối. Sau đó dáng mũi sẽ được nắn thẳng và có thể dùng sụn silicon để nâng đỡ vách ngăn trong những trường hợp vách ngăn quá mỏng.
Phẫu thuật vách ngăn mũi giá bao nhiêu?
Phương pháp phẫu thuật vách ngăn mũi hiện nay tại các bệnh viện thẩm mỹ uy tín có mức giá từ 15 – 20 triệu đồng. Tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ mà mức giá sửa vách ngăn sẽ cao hay thấp. Cùng với đó các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí phẫu thuật như bác sĩ thực hiện, thiết bị y tế, địa chỉ điều trị,…
Hãy lựa chọn những địa chỉ thẩm mỹ đảm bảo uy tín và an toàn để có được kết quả như ý muốn. Tuy mức chi phí có thể cao hơn thị trường nhưng khắc phục hoàn toàn tình trạng mũi lệch vách ngăn.
Xem thêm: Phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi giá bao nhiêu?
Mổ vẹo vách ngăn mũi bao lâu thì lành?
Theo các chuyên gia thẩm mỹ thì mổ vẹo vách ngăn sẽ lành hoàn toàn sau 2 tháng phẫu thuật. Thời gian hồi phục tùy vào từng cơ địa sẽ khác nhau và dựa trên quá trình như sau:
- Tuần đầu sau phẫu thuật: Mũi sưng nhẹ và da mũi bầm tím nhưng đây là những dấu hiệu bình thường nên bạn chỉ cần chườm lạnh để giảm triệu chứng.
- Tuần thứ 2 – 3: Vết thương mũi bắt đầu liền lại, tình trạng sưng đau giảm hẳn. Bạn có thể tháo nẹp để vách ngăn thích nghi trong khoang mũi.
- Tuần thứ 4 – 6: Lúc này vách ngăn đã cố định nhưng sụn mũi vẫn chưa phát triển nên có cảm giác chưa chắc chắn, cần nghỉ ngơi thêm.
- Sau 2 tháng phẫu thuật: Vách ngăn mũi hoàn toàn ổn định, bạn có thể dùng tay để nắn mũi với cảm giác chắc chắn, hít thở cũng ổn định hơn.
Vẹo vách ngăn mũi sẽ không còn là nỗi lo nếu được phát hiện sớm và điều trị bằng cách biện pháp phù hợp. Giúp cải thiện dáng mũi và các bệnh lý về đường hô hấp khi bị lệch vách ngăn mũi. Hãy lựa chọn địa chỉ chữa lệch vách ngăn uy tín để đảm bảo an toàn và đạt kết quả như ý muốn.
Trả lời