Nếu bạn vừa phát hiện đứa con bé bỏng nhà mình bị tự kỷ thì cũng đừng quá lo lắng hay sợ hãi. Trên thực tế không phải chỉ riêng bé nhà bạn là mắc phải căn bệnh này bẩm sinh cả. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, cứ trong 59 trẻ em sẽ có 1 bé bị ảnh hưởng của rối loạn tự kỷ.
Rối loạn tự kỷ thường sẽ gây ra những hành vi lặp đi lặp lại và rập khuôn trong quá trình sinh hoạt. Những hành vi này ban đầu có thể khó quan sát. Tuy nhiên bạn vẫn sẽ nhận ra điều đó khi đứa bé không cư xử như các bé bình thường chung độ tuổi. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh tự kỷ cũng như các phương pháp điều trị, chúng ta hãy tìm hiểu những thông tin sau đây.
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là 1 tình trạng bệnh về thần kinh được nhận biết bởi một loạt các triệu chứng. Những triệu chứng này thường là suy giảm kỹ năng tương tác xã hội, kỹ năng phát triển và giao tiếp. Những triệu chứng này thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống người bệnh.
Khuyết tật về sự phát triển liên quan đến vấn đề giao tiếp, cách truyền đạt, những trở ngại về mặt xã hội, hành vi….. được gọi là rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Những dấu hiệu bên ngoài của người bị ASD không khác gì người bình thường. Tuy nhiên cách họ giao tiếp, hành xử, tương tác thì không giống những người khác.
Trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp, khó hiểu suy nghĩ và cảm nhận của người khác. Điều này khiến người bệnh cực kỳ khó thể hiện cảm xúc bằng lời nói, cử chỉ hay nét mặt.
Bé trai thường bị rối loạn phổ tự kỷ nhiều hơn bé gái gấp 4 lần. Đây là báo cáo dựa trên tất cả các nhóm chủng tộc, dân tộc và kinh tế xã hội.
ASD được phân loại thành 5 loại nhỏ theo Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần lần thứ 5.
Phân loại tự kỷ
Sau đây là 5 loại nhỏ của bệnh rối loạn phổ tự kỷ (ASD):
- Tự kỷ có hoặc không có suy giảm trí tuệ.
- Tự kỷ có hoặc không có khiếm khuyết ngôn ngữ.
- Tự kỷ liên quan yếu tố di truyền, y tế hoặc môi trường.
- Tự kỷ liên quan đến rối loạn tâm thần, hành vi hoặc rối loạn nhân cách.
- Tự kỷ liên quan hội chứng catatonia, một hội chứng rối loạn tâm thần và ảnh hưởng khả năng di chuyển của 1 người.
Một người có thể được chẩn đoán mắc phải 1 hoặc nhiều loại tự kỷ theo chẩn đoán của bác sĩ.
Dựa trên chẩn đoán và thống kê về rối loạn thần kinh (DSM), tự kỷ hiện đang là 1 trong số các rối loạn khác nhau sau:
- Hội chứng rối loạn nhân cách tuổi sơ sinh.
- Tự kỷ không điển hình (PDD-NOS).
- Rối loạn tự kỷ.
- Hội chứng Asperger.
Hầu hết những triệu chứng liên quan đến tự kỷ thường xuất hiện trong thời thơ ấu. Khoảng thời gian đó là từ 12 đến 24 tháng. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp những triệu chứng này có thể xảy ra sớm hoặc muộn hơn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tự kỷ
Một trong những triệu chứng sớm nhất của bệnh tự kỷ là khả năng phát triển ngôn ngữ hoặc phát triển xã hội của bé rất chậm.
Các triệu chứng của bệnh tự kỷ được chia thành 2 loại theo Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần lần thứ 5. Đó chính là:
Vấn đề giao tiếp và tương tác với xã hội
Các vấn đề giao tiếp như chia sẻ cảm xúc, sở thích hoặc duy trì cuộc trò chuyện.
Các vấn đề giao tiếp phi ngôn ngữ ví dụ như khó khăn hoặc không dám duy trì giao tiếp bằng ánh mắt.
Gặp khó khăn trong việc duy trì một mối quan hệ.
Các hành vi, hoạt động bị hạn chế hoặc lặp đi lặp lại
Luôn lặp lại một kiểu chuyển động hoặc một số câu nói.
Chỉ tập trung chú ý vào những thứ bản thân thích.
Tuân thủ cứng nhắc một hành vi cụ thể.
Tăng hoặc giảm độ nhạy cảm đối với cảm giác như phản ứng tiêu cực với âm thanh.
Khi một người được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ, họ sẽ được đánh giá theo 2 loại này và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Bác sĩ sẽ chẩn đoán mắc ASD khi bệnh nhân có tất cả các triệu chứng trong loại đầu tiên cùng ít nhất 2 triệu chứng trong loại thứ 2.
Hiện y học vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác của bệnh tự kỷ. Hầu hết các nghiên cứu khoa học đều khẳng định không có duy nhất 1 nguyên nhân gây ra bệnh ASD.
Nguyên nhân và các yếu tố dẫn đến bệnh tự kỷ
Một số yếu tố được xem là nguyên nhân làm xuất hiện hoặc gia tăng khả năng mắc bệnh tự kỷ:
- Trong gia đình có thành viên bị tự kỷ.
- Đột biến gen.
- Rối loạn di truyền như hội chứng Fragile X (FXS).
- Trì hoãn việc mang thai.
- Tăng cân sau khi sinh.
- Tiếp xúc với các khí độc có trong môi trường.
- Mất cân bằng trong trao đổi chất.
- Tiền sử bị nhiễm virus.
- Phơi nhiễm thai nhi với các loại thuốc như axit valproic (Depakine), thalidomide (Thalomid).
Khi 1 đứa trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ hoặc ASD bạn nên điều trị và can thiệp ngay lập tức để kiểm soát các triệu chứng.
Hiện nay không có cách nào chắc chắn trị hết hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên một số phương pháp điều trị y tế sau sẽ giúp quản lý bệnh ASD hiệu quả.
Điều trị y tế
Sau đây là 1 số phương pháp điều trị y tế phổ biến được sử dụng cho bệnh tự kỷ:
- Trị liệu trò chơi.
- Trị liệu hành vi.
- Trị liệu lời nói và ngôn ngữ.
- Trị liệu cơ năng.
- Vật lý trị liệu.
Những người bị tự kỷ cũng có thể được mát xa hoặc tập ngồi thiền.
Ngoài điều trị y tế, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên sau đây giúp kiểm soát các triệu chứng tự kỷ.
Các phương pháp tự nhiên giúp quản lý các triệu chứng tự kỷ
Tắm muối Epsom
Bạn sẽ cần:
- 1 chén muối Epsom.
- Nước.
Cách thực hiện:
- Cho 1 chén muối Epsom vào 1 bồn chứa đầy nước.
- Trộn đều hỗn hợp rồi cho bé hoặc người bệnh ngâm trong nước chứa muối Epsom từ 15-20 phút.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn cần thực hiện điều này 1 lần 1 ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Những người bị tự kỷ thường bị thiếu magiê. Việc tắm muối Epsom sẽ giúp da hấp thụ magiê, kiểm soát các triệu chứng tự kỷ.
Axit béo Omega-3
Bạn sẽ cần: Omega-3
Cách thực hiện:
- Bổ sung omega-3 cho người bị tự kỷ mỗi ngày.
- Ngoài ra bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, đậu nành và quả óc chó trong chế độ ăn uống.
- Lưu ý: Việc bổ sung omega-3 nên được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn cần thực hiện điều này 1 lần mỗi ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Việc thiếu hụt omega-3 thường liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Bổ sung omega-3 giúp cải thiện các triệu chứng như lờ đờ, hiếu động thái quá và lặp lại các động tác, lời nói ở những người bị tự kỷ. Điều này do một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Bệnh lý thần kinh và điều trị .
Tinh dầu
Dầu oải hương
Bạn sẽ cần:
- 2-3 giọt dầu oải hương.
- Máy khuếch tán tinh dầu.
- Nước.
Cách thực hiện:
- Cho 2 đến 3 giọt dầu oải hương vào máy khuếch tán tinh dầu chứa sẵn nước.
- Những người bị tự kỷ nên thường xuyên hít tinh dầu oải hương từ máy.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể làm cách này 1 – 2 mỗi ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Hương thơm dịu nhẹ của dầu hoa oải hương giúp giảm bớt các triệu chứng lo âu và tăng cường khả năng nhận thức ở người bị ASD.
Dầu cam
Bạn sẽ cần:
- 2-3 giọt dầu cam.
- Máy khuếch tán tinh dầu.
- Nước.
Cách thực hiện:
- Cho 2 đến 3 giọt dầu cam vào máy khuếch tán tinh dầu chứa sẵn nước.
- Những người bị tự kỷ nên thường xuyên hít tinh dầu cam.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể làm cách này 1 – 2 lần mỗi ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Mùi tinh dầu cam giúp cải thiện sự lo lắng và tâm trạng của con người. Do đó sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng tương tự biểu hiện ở người tự kỷ.
Probiotic
Bạn sẽ cần: Thực phẩm bổ sung Probiotic. (men vi sinh).
Cách thực hiện:
- Trẻ cần bổ sung Probiotic (men vi sinh) hàng ngày.
- Bạn có thể tăng lượng thức ăn giàu men vi sinh như sữa chua và kefir.
- Lưu ý: Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung Probiotic cho người bệnh.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể thực hiện cách này mỗi ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Những triệu chứng về tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ tự kỷ. Probiotic sẽ tác động tích cực đến các vi khuẩn đường ruột, giảm bớt các triệu chứng tiêu hóa.
Hiện nay không có chế độ ăn uống cụ thể được thiết kế cho những người bị ASD. Tuy nhiên chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Chế độ ăn uống cho người tự kỷ
Một chế độ ăn uống dành cho người tự kỷ nên chú ý bổ sung nhiều thực phẩm sau:
- Thịt nạc.
- Rau quả tươi.
- Cá.
- Chất béo không bão hòa.
- Nước.
Một số thực phẩm nhiều magie như rau lá xanh, hải sản và các loại hạt có thể tác động tích cực đến người mắc chứng tự kỷ. Hải sản rất giàu axit béo omega-3 giúp giảm các triệu chứng của ASD. Sữa chua Probiotic cũng là nên có trong chế độ ăn của người tự kỷ.
Một số thực phẩm có thể làm tăng sự kích động trong cơ thể, do đó các triệu chứng của người tự kỷ càng nặng hơn. Vì vậy người tự kỷ cần tránh các thực phẩm sau:
- Chất bảo quản.
- Màu thực phẩm.
- Chất ngọt và đường.
Sau đây là một số lời khuyên giúp đỡ bạn trong việc nuôi dạy trẻ tự kỷ.
Một số lời khuyên trong việc nuôi dạy con cái bị tự kỷ
- Tập trung vào các mặt tích cực của con. Chúng ta nên dành những lời khen ngợi cho mỗi khoảnh khắc bé cư xử tốt.
- Tuân thủ theo lịch trình của con như thói quen.
- Thay vì nghĩ đến các việc giáo dục hoặc trị liệu, bạn nên thưởng thức những hoạt động vui nhộn cùng bé.
- Dành thời gian tìm ra sự kết hợp tốt nhất của các phương pháp điều trị để giúp con khỏe mạnh.
- Cho con tham gia các hoạt động hàng ngày như đi mua sắm cùng bạn.
- Bạn đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ các gia đình hoặc chuyên gia – những người đã đối phó với điều tương tự.
Tự kỷ là 1 rối loạn tâm thần cần được xử lý bằng sự quan tâm và kiên nhẫn. Điều quan trọng là cha mẹ cần hỗ trợ hết mức có thể đối với bé bị tự kỷ. Điều này mới giúp bé vượt qua rối loạn và có cuộc sống gần gũi với mọi người.
Hy vọng những thông tin này của Resolute Bay đã giải quyết một phần những hiểu lầm hoặc nghi ngờ của bạn về tự kỷ. Dù bạn hay người thân có phải là nạn nhân của căn bệnh này hay không, hiểu biết về nó chính là sự đề phòng tốt nhất. Chúng ta cần ở thế chủ động để sẵn sàng đối phó với bệnh tự kỷ trong mọi tình huống.
Để lại một bình luận