Mũi đóng vai trò trong việc hô hấp, phát huy khứu giác của mỗi người. Cấu tạo mũi khá phức tạp và nhiều bộ phận khác nhau. Vậy chi tiết cấu tạo và chức năng của mũi như thế nào? Tham khảo thông tin bên dưới để hiểu rõ hơn bạn nhé.
Cấu tạo mũi người gồm những bộ phận gì?
Mũi được cấu tạo với 3 bộ phận chính, đó là xương mũi, khoan mũi và bên ngoài mũi. Mỗi bộ phận đảm nhiệm chức năng, cách hoạt động khác nhau. Cụ thể từng bộ phận như sau:
Cấu trúc xương mũi
Xương mũi (còn gọi là mũi ngoài) là bộ phận bắt đầu từ giữa chân mày, nối liền trán và kéo dài liên tục đến phần chóp mũi. Mũi ngoài có dạng kim tự tháp và bao gồm khung xương sụn được lót bởi niêm mạc.
Khoảng cách từ gốc mũi đến đỉnh mũi còn gọi là sống mũi (thân mũi). Phần dưới đỉnh mũi là hai lỗ mũi, bên ngoài lỗ mũi là cánh mũi tạo với má một rãnh gọi là rãnh mũi má.
Xương mũi bao gồm các bộ phận:
Khung xương sụn của mũi
Đây là bộ phận thuộc “cấu tạo mũi” ngoài. Khung xương sụn gồm 2 bộ phận nhỏ, đó là bề mặt xương với mặt ngoài lồi ra, bao bọc bởi các cơ mũi. Bên trong là một rãnh nhỏ và chứa nhiều đường tĩnh mạch. Bên cạnh đó, khung xương sụn chứa bốn khớp nối, gắn kết các bộ phận của mũi.
Sụn mũi
Sụn mũi hỗ trợ việc hình thành cấu trúc và chức năng của mũi. Bộ phận này bao gồm collagen, protein và một số thành phần khác. Ngoài ra, mũi ngoài còn có các cơ bám da, giúp nở mũi và hẹp mũi.
>>Xem thêm: Cách tạo hình lỗ mũi hạt chanh đẹp đến bất ngờ
Cấu tạo khoang mũi
Khoang mũi còn được gọi là mũi trong, là phần bắt đầu từ lỗ mũi trước đến lỗ mũi sau. Hai lỗ mũi được ngăn cách bởi vách ngăn và lót bởi niêm mạc, trong khoang mũi có 2 vùng là vùng hô hấp và vùng khứu giác.
Tiền đình mũi
Đây là phần đầu tiên của cấu tạo mũi trong, được đệm bằng da, nang lông và một ít tuyến bã nhờn. Tiền đình mũi là nơi chứa nhiều vi mạch của mũi.
Khoang mũi
Là không gian rộng nhất trong mũi, chia làm hai phần và ngăn cách bởi vách ngăn. Nhờ sự phân chia này mà mũi có thể đồng loạt thực hiện các chức năng: ngửi và điều hoà không khí.
Trong khoang mũi có chứa lông và tuyến nhầy có tác dụng cản bụi, bảo vệ mũi khỏe mạnh, chống lại tác nhân xấu từ môi trường và duy trì độ ẩm cho mũi.
Vách ngăn mũi
Đây là xương thẳng đứng, trước vách ngăn là phần sụn, dưới vách ngăn là xương lá mía. Bạn có thể tự cảm nhận bộ phận này khi để tay ở giữa hai mí mắt. Công dụng của vách ngăn là chia hai lỗ mũi, nối tiếp khoang mũi.
Nền ổ mũi
Trong cấu tạo mũi trong, nền ổ mũi còn gọi là vòm miệng, được cấu thành từ các mỏm khẩu xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái. Nền ổ mũi thường có độ rộng 5cm, đi qua các dây thần kinh cảm giác của hệ thống khứu giác.
Lỗ mũi sau
Phía sau khoang mũi có hai lỗ mở là lỗ mũi sau. Lỗ mũi sau có tác dụng là đưa không khí vào vòm họng. Đây cũng là bộ phận còn lại để thực hiện chức năng hô hấp.
Van mũi
Van mũi có công dụng đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm cho mũi. Chúng còn lọc không khí trước khi di chuyển đến khoang mũi. Đây là bộ phận hẹp nhất của đường thở, van mũi bên ngoài thường lớn hơn van mũi nằm trong vách ngăn.
Dẫn lưu vào khoang mũi
Bộ phận này là những biểu mô của đường hô hấp gắn chặt các xoang vào màng dưới của mũi. Mỗi xoang cạnh mũi thường có lỗ nhỏ để giữ vai trò dẫn lưu đến khoang mũi.
Cấu tạo bên ngoài mũi
Cấu tạo mũi bên ngoài còn gọi là xoang cạnh mũi. Thành các xoang được bao bọc bằng niêm mạc, có các tế bào lông chuyển động theo một chiều và quét chất nhầy vào mũi. Có bốn nhóm xoang là xoang trán, xoang sàng, xoang hàm trên xoang bướm. Các xoang có nhiệm vụ cộng hưởng âm thanh, duy trì độ ẩm cho mũi.
Các cơ mũi
Các chuyển động của mũi được duy trì bởi nhóm cơ mặt và cổ ở sâu trong da. Có 4 nhóm cơ mũi liên kết với nhau, chịu trách nhiệm cho những hoạt động vùng mũi. Khi ở dưới nước, bạn có thể sử dụng nhóm cơ này để đóng lỗ mũi, ngăn nước xâm nhập vào bên trong.
Niêm mạc
Bộ phận niêm mạc trong cấu tạo mũi sẽ bao gồm niêm mạc, lông mũi và các mạch máu.
Niêm mạc
Niêm mạc mũi là bộ phận lót mặt trong của ổ mũi. Được chia thành 2 vùng là vùng nhỏ và vùng lớn.
Vùng nhỏ nằm ở phía trên những sợi thần kinh khứu giác, nếu nhiễm trùng ở khu vực này thường tác động các dây thần kinh khứu giác lên não.
Vùng lớn nằm ở dưới đảm nhận chức năng hô hấp. Vùng này thường có nhiều tuyến niêm mạc tiết ra dịch kết hợp với bụi tạo thành vảy mũi.
Lông mũi
Lông mũi là một trong những bộ phận thuộc cấu tạo mũi ngoài và có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc lọc bụi và giữ ẩm cho mũi. Chúng được sản sinh để bảo vệ các mầm bệnh, các hạt trong không khí hay các vật liệu rắn độc hại.
Mạch máu
Nằm dưới biểu mô niêm mạc có những tế bào bạch huyết, mạch máu dày đặc được gọi là đám rối tĩnh mạch. Bộ phận này có tác dụng làm ấm không khí trước khi cho chúng đi vào phổi. Khi bạn gặp chứng chảy máu cam có nghĩa là các đám rối này đang bị tổn thương.
>>Xem thêm: bạn có biết những hậu quả của nâng mũi khi về già chưa . Cùng tìm hiểu
Công dụng, chức năng của mũi
Dựa trên cấu tạo mũi, chúng ta dễ dàng nắm được công dụng, chức năng của bộ phận này. Nhìn chung, mũi đảm nhận 3 chức năng chính là hô hấp, khứu giác và phát âm.
Chức năng hô hấp
Không khí khi hút vào thở ra cần đi qua đường mũi. Không khí khi đi vào sẽ được làm ấm, khử khuẩn trước khi đi sâu vào hệ hô hấp. Những phần bụi bẩn, vi khuẩn có hại sẽ được cản lại và tạo thành gỉ mũi.
Bên cạnh đó, cấu tạo mũi còn có các dây thần kinh giao cảm, tam thoa để điều chỉnh biên độ của cơ hô hấp. Điều này lý giải cho việc bạn hít sâu hoặc nông mỗi khi mũi bạn thông hoặc ngạt.
Mũi còn giúp bạn triệt tiêu các mầm bệnh hiệu quả. Nếu bạn thở bằng miệng thì lượng không khí đi vào cơ thể sẽ không được làm sạch so với việc bạn thở bằng mũi.
Chức năng về khứu giác
Những tế bào khứu giác ở vùng mũi tiếp nhận mũi hương rồi chuyển chúng về hành khứu. Từ đây, các tế bào trung gian sẽ chuyển xung động này về trung tâm khứu giác để phân tích. Khứu giác sau đó sẽ ghi nhớ đặc điểm mùi hương này, từ đó mỗi khi nghe mùi hương nhất định, chúng ta sẽ nhận ra được ngay.
Chức năng phát âm
Hốc mũi sẽ là bộ phận giúp phát ra giọng mũi và tiếp nhận những rung động của không khí để chuyển thành âm. Để phát ra những âm thanh từ mũi, bạn cần hạ thấp vòm miệng của mình để không khí thoát từ miệng ra mũi.
Cấu tạo mũi sẽ tác động đến giọng nói, âm sắc, độ vang của từng cá nhân. Khi hốc mũi bị bịt kín thì giọng sẽ mất đi độ vang và âm sắc cũng thay đổi gọi là giọng mũi kín.
Những bệnh về mũi thường gặp
Mũi với chức năng dẫn khí, làm sạch và sưởi ấm trước khi đưa vào sâu bên trong cơ thể. Do đó, nếu mũi bị vi khuẩn tấn công thường sẽ gây ra một số bệnh phổ biến.
Viêm xoang
Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, ở mọi độ tuổi. Nguyên nhân thường gặp là do bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do thời tiết lạnh, môi trường khói bụi khiến cơ địa bị mẫn cảm ảnh hưởng đến cấu tạo mũi.
Triệu chứng viêm xoang thường bắt đầu từ hắt hơi, sổ mũi. Sau đó bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, dịch mũi tiết ra có màu vàng xanh hoặc trong suốt. Nặng hơn là có thể bị sốt ho, đau đầu vùng trán, thái dương, gò má,…
Cách phòng ngừa viêm xoang là giữ gìn vệ sinh mũi họng, đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tránh tình trạng ô nhiễm, khói bụi hoặc các tác nhân gây dị ứng khác. Người viêm xoang mạn tính cần giữ ấm vùng mũi, họng thường xuyên mỗi khi gặp thời tiết lạnh.
Xem thêm: Bị viêng xoang nâng mũi có được không?
Polyp mũi
Polyp mũi là dạng u lành tính, có thể xuất hiện ở hốc mũi, xoang mặt hoặc xoang mũi. Nguyên nhân gây ra bệnh từ các lớp niêm mạc mũi hoặc các xoang. Đây là hậu quả của nhiều phản ứng viêm tiếp diễn do vi khuẩn, virus gây ra.
Việc bị viêm mãn tính này sẽ làm mạch máu ở niêm mạc mũi hoặc xoang tăng tính thấm, tạo điều kiện cho nước tích tụ ở các mô. Theo thời gian, các mô nước này bị kéo xuống dưới (do trọng lực tác động) và dồn lại, tạo thành các polyp.
Để phòng ngừa bệnh Polyp mũi, có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
- Kiểm soát các bệnh về dị ứng, hen phế quản
- Không tiếp xúc nhiều với môi trường có các chất kích thích, các chất có khả năng gây viêm hoặc làm mũi dị ứng như khói thuốc, bụi bẩn,…
- Vệ sinh tay một cách thường xuyên để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập vào bên trong.
- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi và vùng xoang hằng ngày.
- Sinh hoạt lành mạnh: ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất và tập thể dục thường xuyên.
Các phương pháp giúp điều chỉnh cấu tạo mũi phổ biến hiện nay
Việc sở hữu cấu tạo mũi không hoàn hảo đôi khi sẽ gây tác động đến cách thức hoạt động của mũi. Do đó, bạn có thể can thiệp một số phương pháp điều chỉnh cấu tạo mũi sao cho vừa dễ nhìn vừa tốt cho sức khỏe.
Điều chỉnh mũi bằng sụn nhân tạo
Với phương pháp này, bác sĩ thường sử dụng sụn nhân tạo để nâng sống mũi cao lên, đầu mũi và cánh mũi từ đó cũng sẽ được đẩy cao đáng kể. Phương pháp nâng mũi này thường có những ưu điểm ở sự đơn giản, chi phí vừa phải, thời gian phẫu thuật nhanh chóng và giúp bạn sở hữu dáng mũi đẹp tự nhiên.
Điều chỉnh mũi bằng sụn tự thân
Phương pháp điều chỉnh cấu tạo mũi bằng sụn tự thân có khả năng giảm được rủi ro từ nhiễm trùng, mức độ tương thích với cơ thể cao, mang đến kết quả tự nhiên và duy trì lâu. Bên cạnh đó, sử dụng sụn tự thân cũng có khả năng tái tạo, củng cố hai bên cánh mũi tốt hơn nếu phần này bị sụp hoặc yếu đi.
Nâng mũi cấu trúc
Nâng mũi cấu trúc là một trong những phương pháp điều chỉnh cấu tạo mũi, chỉnh mũi lệch tốt nhất hiện nay. Bên cạnh sử dụng sụn tự thân để tái cấu trúc đầu mũi, định hình sóng mũi bằng sóng nhân tạo, phương pháp này còn kết hợp với kỹ thuật chỉnh hình cấu trúc mũi khác như chỉnh nền xương, vách ngăn, mang đến dáng mũi hoàn thiện và ưa nhìn hơn.
Trên đây là những thông tin về cấu tạo mũi, chức năng cũng như một số phương pháp thay đổi cấu trúc mũi. Có thể thấy mũi đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hô hấp, phát âm và các dây thần kinh khứu giác. Do đó, hãy bảo vệ chiếc mũi của mình cũng như chăm sóc sức khỏe bản thân tốt nhất nhé. Đừng quên theo dõi Resolute Bay để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về cơ thể chúng ta nhé.
Để lại một bình luận