Viêm khớp là thuật ngữ chung dùng để nói về bất kì sự rối loạn nào liên quan đến xương và khớp. Bạn có thể biết đến căn bệnh này qua 2 dạng quen thuộc của nó: viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm xương khớp (OA).
Hiện nay nhiều người thường dễ bị nhầm lẫn 2 loại bệnh xương khớp này với nhau vì các triệu chứng của chúng tương tự nhau. Vậy làm thế nào để chúng ta phân biệt 2 loại này? Loại nào trong số chúng mà bạn có khả năng mắc phải? Cùng Resolute Bay tìm hiểu sự khác nhau giữa viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp nhé.
Nguyên nhân của bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp?
Viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm xương khớp (OA) thuộc 2 loại khác nhau của chung tình trạng viêm khớp. Trong các bệnh về xương khớp thì viêm khớp dạng thấp (RA) là căn bệnh thường gặp nhất. Đây là một tình trạng cơ thể bị rối loạn dẫn đến căn bệnh này. Trong khi viêm xương khớp (OA) là vấn đề thoái hóa khớp gây ra.
Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp (RA)
Viêm khớp dạng thấp (RA) là kết quả của việc cơ thể không đủ khả năng tự bảo vệ bản thân trước sự tấn công từ bên ngoài như môi trường. Người bị RA là do cơ thể hiểu sai lớp lót của khớp là mối đe dọa cho cơ thể (như vi khuẩn). Do đó hệ miễn dịch quay ngược lại tấn công lớp lót khớp. Chính vì vậy mà chất lỏng tích tụ trong khớp dẫn đến tình trạng đau, sưng, cứng và viêm ở các khớp.
Nguyên nhân của viêm xương khớp (OA)
Viêm xương khớp được xem là một trong số các bệnh về khớp phổ biến nhất. Vì đây là tình trạng thoái hóa khớp. Người bị viêm khớp phải đối mặt với vấn đề sụn khớp bị phá vỡ. Trong khi sụn hoạt động như lớp đệm cho xương của bạn. Sụn bị mài mòn sẽ dẫn đến xương cọ xát với nhau. Đây là nguyên nhân gây đau nhức vùng xương khớp.
Sau đây chúng ta hãy cùng xem các triệu chứng của 2 loại bệnh này.
Triệu chứng của RA và OA – sự giống nhau và khác nhau
Viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp đều có chung một số triệu chứng sau:
- Cứng khớp.
- Đau khớp.
- Chuyển động bị hạn chế.
- Đau ở vùng cơ thể bị ảnh hưởng.
- Buổi sáng thường bị đau khớp.
Tuy nhiên cả RA và OA cũng có những triệu chứng khác nhau để phân biệt 2 loại bệnh này.
Các triệu chứng liên quan đến viêm khớp dạng thấp (RA):
- Sốt nhẹ thường gặp ở trẻ em bị viêm khớp dạng thấp.
- Mệt mỏi.
- Tái phát đau cơ thường xuyên.
Vì RA là căn bệnh toàn thân nên có thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người như tim, mắt và phổi.
Người bắt đầu phát triển bệnh RA có thể quan sát một số khối u nằm gần khớp. Có một số khối u được gọi là nốt thấp khớp. Đây là những hạt hay cục u nổi trên da thường nằm ở khớp khủy, thỉnh thoảng rất đau.
Không giống bệnh RA, người bị viêm xương khớp không có biểu hiện các triệu chứng tổng thể trên toàn bộ cơ thể người. Chúng thường biểu hiện ở các khớp là chủ yếu.
Một trong số những điểm đặc biệt của viêm xương khớp chính là sự hình thành và phát triển của các cục nhỏ dưới da. Các khối u này khác với các nốt thấp khớp. Chúng chỉ xuất hiện ở người bị viêm xương khớp, thường được gọi là spurs xương hoặc loãng xương. Nguyên nhân do xương dư thừa phát triển dọc theo các cạnh khớp bị ảnh hưởng.
Tình trạng khớp phát ra tiếng ồn kỳ lạ cũng là triệu chứng phổ biến khác của bệnh viêm xương khớp.
Cả 2 bệnh RA và OA đều có chung một số triệu chứng phổ biến tuy nhiên chúng có thể xảy ra ở các khớp khác nhau. Tìm hiểu thêm một số khớp bị ảnh hưởng do 2 bệnh RA và OA gây ra ngay sau đây.
Khớp bị ảnh hưởng nhất – viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm xương khớp (OA)
Cả RA và OA đều có thể ảnh hưởng đến các khớp khác nhau. Cụ thể như sau:
RA thường bắt đầu từ các khớp nhỏ hơn OA. Ban đầu bạn thường sẽ gặp các triệu chứng đau, cứng khớp ngón tay và bàn chân. Khi căn bệnh bắt đầu phát triển, các triệu chứng tương tự sẽ xuất hiện ở mắt cá chân, đầu gối và vai. Vì là căn bệnh đối xứng nên các triệu chứng tương tự sẽ xảy ra đồng thời cả 2 bên cơ thể bạn.
So với RA thì OA ít đối xứng hơn. Điều này có nghĩa bạn có thể hy vọng rằng sẽ không có các triệu chứng đau và cứng khớp ở cả 2 bên cơ thể. Tuy nhiên việc các khớp ở 1 bên cơ thể chịu đau cũng đã đủ khó chịu rồi.
Tương tự bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp chủ yếu ảnh hưởng đến bàn tay và ngón tay. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến đầu gối, hông và cột sống.
Bên cạnh đó, một số yếu tố cũng có thể khiến bạn gia tăng nguy cơ mắc cả bệnh OA và RA. Sau đây là các yếu tố giúp bạn dễ mắc phải 2 căn bệnh này.
Các yếu tố gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm xương khớp (OA)
Các yếu tố phổ biến gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp:
- Giới tính: 2 bệnh này phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
- Tiền sử gia đình: Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh. Nếu gia đình có bất kỳ thành viên nào từng bị mắc bệnh RA hoặc OA, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người thường.
- Béo phì.
Các yếu tố chắc chắn gây ra cả 2 căn bệnh RA và OA:
- Các yếu tố có nguy cơ gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) gồm:
- Tuổi: Tuy bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng nó phổ biến hơn ở lứa tuổi trung niên.
- Hút thuốc lá.
- Tiếp xúc với các môi trường độc hại như silica.
- Có tiền sử bị nhiễm trùng vi khuẩn nghiêm trọng.
- Stress.
Các yếu tố có nguy cơ gây ra bệnh viêm xương khớp (OA) gồm:
- Tuổi: Bệnh phổ biến ở người lớn tuổi.
- Có tiền sử bị chấn thương khớp.
- Công việc đòi hỏi các hoạt động lặp đi lặp lại như đi bộ, leo cầu thang, nâng hàng hóa, quỳ hay ngồi xổm nhiều giờ liền.
- Tư thế xấu.
- Xương bị biến dạng bẩm sinh.
- Bị các bệnh như gút hoặc tiểu đường.
Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm xương khớp (OA) nêu trên, hãy tìm gặp bác sĩ ngap lập tức để tham khảo ý kiến nhằm loại trừ khả năng mắc bệnh.
Cách kiểm tra bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm xương khớp (OA)
Viêm khớp dạng thấp RA có thể khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu vì những triệu chứng của nó tương tự như các tình trạng phổ biến khác.
Bác sĩ có thể bắt đầu kiểm tra thể chất của bạn. Họ sẽ kiểm tra các dấu hiệu đau, sưng hoặc đỏ của khớp. Sức mạnh và phản xạ của cơ bắp cũng sẽ được đưa ra phân tích.
Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán RA là:
- Xét nghiệm máu: những người bị viêm khớp dạng thấp thường có tốc độ lắng máu tăng cao (ESR). Protein phản ứng C cũng có mức độ tăng cao. Cả hai đều chỉ ra các phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể. Các xét nghiệm máu cũng có thể tìm kháng thể peptide chống chu kỳ hoặc yếu tố thấp khớp.
- Các xét nghiệm hình ảnh: X-quang, MRI và siêu âm cũng được khuyến nghị thực hiện để theo dõi sự phát triển của RA.
Các xét nghiệm sau đây được chỉ định để chẩn đoán nghi ngờ người bị viêm xương khớp:
- Khám thực thể: Tương tự trường hợp RA, kiểm tra thể chất được thực hiện để tìm kiếm vùng đau, sưng, cứng khớp.
- Xét nghiệm hình ảnh: X-quang có thể được thực hiện để nhìn thấy tình trạng mất sụn. Quét MRI cũng có được đề nghị thực hiện trong các trường hợp phức tạp.
- Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm: Các xét nghiệm máu thường được tiến hành để loại trừ các nguyên nhân khác ví dụ như bệnh RA. Phân tích dịch khớp cũng là một xét nghiệm nhằm phân tích dịch khớp. Cách này sẽ rút chất lỏng trong khớp nơi đang bị ảnh hưởng để kiểm tra các triệu chứng viêm.
Nếu xét nghiệm chẩn đoán bạn bị viêm khớp dạng thấp (RA) hoặc viêm xương khớp (OA), bác sĩ sẽ giới thiệu bạn gặp bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ chuyên về khớp. Họ sẽ kê đơn điều trị tùy vào tình trạng người bệnh sau khi đã thảo luận về các cách điều trị với bệnh nhân.
Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm xương khớp (OA)
Điều trị cho cả viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp chủ yếu nhằm:
- Cải thiện chức năng của các vùng khớp bị ảnh hưởng.
- Giảm cơn đau.
- Giảm thiểu khả năng xương bị tổn thương hơn nữa.
Thuốc điều trị bệnh RA thường được kê đơn tùy vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thời gian người bệnh đối mặt với tình trạng này. Các loại thuốc bao gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc có steroid: Thuốc giúp giảm viêm và đau.
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDS): Thuốc làm chậm sự phát triển của bệnh, ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn của khớp.
Các phương pháp điều trị khác cho viêm khớp dạng thấp:
- Trị liệu nghề nghiệp: Nó giúp bạn thực hiện các hoạt động hàng ngày dễ hơn, giảm căng thẳng cho khớp.
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Nó sẽ giúp các khớp bị ảnh hưởng tránh bị căng thẳng.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ khớp gồm loại bỏ niêm mạc khớp bị viêm. Ngoài ra còn có sửa chữa gân, hợp nhất khớp hoặc thay toàn bộ khớp là các lựa chọn phẫu thuật khác để điều trị viêm khớp dạng thấp.
Các loại thuốc giảm đau liên quan đến viêm xương khớp OA là:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc thuốc chống viêm không steroid.
- Acetaminophen: không dùng quá liều lượng quy định vì có thể gây tổn thương gan.
- Duloxetine.
Các phương pháp điều trị khác cho viêm xương khớp:
- Vật lý trị liệu: Người bệnh tập luyện để tăng cường cơ bắp khớp.
- Trị liệu nghề nghiệp: Nó giúp thực hiện các hoạt động hàng ngày dễ hơn, giảm căng thẳng cho khớp.
- Dùng cortisone và tiêm bôi trơn: để giảm đau.
- Phẫu thuật: Bao gồm sắp xếp lại xương bị ảnh hưởng hoặc thay thế khớp hoàn toàn.
Thông thường người bị viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm xương khớp (OA) khi phát hiện bệnh là đã một thời gian rất lâu. Điều này gây ảnh hưởng đến việc điều trị. Điều trị sớm không chỉ làm giảm các triệu chứng mà còn ngăn ngừa biến chứng. Do đó bạn nên chú ý các triệu chứng bất thường của khớp để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Điều trị viêm khớp dù là viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm xương khớp (OA) đều nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng. Đồng thời ngăn ngừa bệnh tình phát triển. Hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm 2 loại bệnh này. Với các phương pháp điều trị ngày nay bạn có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ khớp không bị tổn thương hơn.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm nhiều lời khuyên và cách phòng tránh bệnh viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm xương khớp (OA). Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
Để lại một bình luận