Nâng mũi là dịch vụ thẩm mỹ có hiệu quả khắc phục nhược điểm dáng mũi xấu, thiếu cân đối, hài hòa với đường nét khuôn mặt. Tuy nhiên, một số trường hợp gặp phải biến chứng nâng mũi bị co rút ảnh hưởng đến kết quả làm đẹp và sức khỏe. Tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết này để không còn lo lắng, e ngại về biến chứng nâng mũi co rút sau khi can thiệp làm đẹp.
Cách nhận biết nâng mũi bị co rút
Nâng mũi bị co rút là biến chứng nguy hiểm cần được phát hiện sớm trước khi dẫn đến hoại tử vùng mũi. Bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để nhận biết tình trạng nâng mũi bị co rút như:
- Đầu mũi khá dày, dáng mũi hếch lên bởi có sẹo hình thành bên trong khoang mũi hoặc phía ngoài da.
- Hình dáng của trụ mũi không còn giữ được nguyên vẹn như ban đầu.
- Lỗ mũi bị lộ ra ngoài làm chiếc mũi xấu, kém thẩm mỹ.
- Có cảm giác căng tức, khó chịu ở đầu mũi, vết thương sưng đỏ, viêm nhiễm.
Nguyên nhân nâng mũi bị co rút
Biến chứng nâng mũi bị co rút là tình trạng mà bạn có thể gặp phải do một số nguyên nhân như không đảm bảo yếu tố vô trùng khi phẫu thuật, tay nghề bác sĩ kém, cơ địa nhạy cảm,… Cụ thể một số lý do dẫn đến biến chứng nguy hiểm sụn co rút như sau:
Ca phẫu thuật nâng mũi không đạt tiêu chí vô trùng
Theo ý kiến của các chuyên gia thẩm mỹ, môi trường của không gian phẫu thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ sụn nâng bị co rút. Thực hiện nâng mũi tại những cơ sở làm đẹp thiếu uy tín, hoạt động chui thường có nguy cơ nâng mũi co rút rất cao do yếu tố vô trùng không được đảm bảo, dẫn đến vết thương nhiễm trùng nghiêm trọng.
Tay nghề của bác sĩ kém
Bác sĩ trực tiếp nâng mũi thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn yếu kém cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nâng mũi bị co rút. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ dễ gặp phải sai sót trong thao tác nâng mũi, đặt sụn nâng không đúng vị trí, cắt gọt sụn không chuẩn theo kích thước dáng mũi đã phác thảo.
Yếu tố cơ địa của khách hàng
Bên cạnh yếu tố vô trùng và bác sĩ trực tiếp nâng mũi, cơ địa cũng là nguyên nhân gây biến chứng đầu mũi sưng đỏ, sụn nâng co rút,… Một số trường hợp cơ địa nhạy cảm khiến chất liệu độn khó tương thích với cơ thể, bị đào thải, nhiễm trùng, thậm chí hoại tử khoang mũi.
Chất liệu độn có kích thước không phù hợp
Một số nghiên cứu y khoa đã chứng minh, nâng mũi bị co rút do kích thước của chất liệu độn không phù hợp với dáng mũi. Ngoài ra, bác sĩ đặt sụn tại vị trí quá cao cũng tạo áp lực lớn đến khoang mũi khiến chất liệu độn bị co rút sau một thời gian phẫu thuật.
Vết thương hậu phẫu không được chăm sóc đúng
Cách chăm sóc hậu phẫu cũng tác động đến thời gian hồi phục của dáng mũi. Nếu bạn không tuân thủ đúng chế độ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ như kiêng các thực phẩm dễ gây kích ứng, sưng đỏ vết thương hay bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất,… dễ khiến mũi bị tổn thương, co rút. Ngoài ra, chủ quan trong vấn đề vệ sinh mũi hàng ngày, không thay băng gạc theo hướng dẫn cũng làm mũi co rút.
Gặp tình trạng co thắt bao xơ
Sau khi sụn nâng mũi được đặt vào bên trong khoang mũi, bên ngoài sụn sẽ hình thành lớp mô xơ bao bọc nhằm hạn chế tổn thương có thể gặp phải của dáng mũi. Tuy nhiên, nếu gặp tình trạng bao xơ co thắt sẽ dẫn đến mũi bị rút ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả làm đẹp.
Lạm dụng nâng mũi quá nhiều lần
Một số trường hợp sửa mũi quá nhiều lần cũng khiến da, mô cơ, sụn vùng mũi trở nên nhạy cảm hơn, dễ gặp tình trạng mũi co rút. Không chỉ như vậy, lạm dụng phẫu thuật nâng mũi còn gia tăng tỷ lệ hoại tử, nhiễm trùng. Đối với trường hợp nâng mũi quá nhiều lần, rất dễ để lại hậu quả nâng mũi khi về già.
Sau khi nâng mũi vết thương bị nhiễm trùng nghiêm trọng
Nếu sau khi nâng mũi, vấn đề vệ sinh vết thương không được thực hiện đúng cũng khiến mũi bị nhiễm trùng, sụn nâng hoại tử. Đây chính là nguyên nhân phổ biến làm mũi co rút, dáng mũi bị lệch, kém thẩm mỹ.
Sụn nâng mũi sử dụng bị đào thải ra khỏi cơ thể
Khá nhiều trường hợp sụn nâng mũi không tương thích với cơ thể cũng dẫn đến tình trạng đào thải. Nguyên nhân bởi cơ địa khá nhạy cảm, dễ kích ứng, vết thương sưng đỏ, co rút. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại sụn nâng phù hợp.
Đã tháo sụn nâng nhưng vẫn chưa đặt lại sụn mới
Thực hiện tháo sụn nâng nhưng không đặt sụn mới vào ngay cũng khiến mũi bị co rút. Trong trường hợp này, một số bác sĩ chỉ định thực hiện cấy mỡ trung bì để tạm thời định hình dáng mũi ổn định trước khi tái phẫu thuật đặt sụn nâng vào khoang mũi.
Cách xử lý tình trạng nâng mũi bị co rút
Khi mũi bị co rút sau khi phẫu thuật nâng mũi, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế hay trung tâm thẩm mỹ uy tín để được kiểm tra, tư vấn và chỉ định cách xử lý để sửa mũi bị hỏng. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định tháo sụn nâng mũi đã bị co rút và định hình lại dáng mũi. Chi tiết các bước khắc phục tình trạng mũi co rút sau khi phẫu thuật như sau:
- Tháo sụn nâng mũi: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ tại vết mổ cũ rồi bóc tách mô xơ, loại bỏ sụn nâng mũi.
- Tái định hình lại dáng mũi: Cấu trúc mũi được điều chỉnh lại ổn định bằng cách sử dụng các miếng ghép mở rộng vách ngăn thường dùng trong lĩnh vực thẩm mỹ.
- Điều chỉnh lại cấu trúc đầu mũi: Bác sĩ cũng thực hiện tái định hình lại cấu trúc đầu mũi sao cho cân xứng, hài hòa với vách ngăn mới đặt vào khoang mũi.
- Thực hiện nâng sống mũi, bọc đầu mũi: Bước này có vai trò quan trọng, quyết định đến dáng mũi sau khi khắc phục sụn nâng co rút. Sụn tự thân lấy ở vùng ta được sử dụng để độn vào sống mũi, bọc đầu mũi.
- Đóng vết mổ bằng chỉ thẩm mỹ: Sau khi hoàn thành các bước tháo sụn nâng và định hình lại dáng mũi, bác sĩ tiến hành may vết mổ với chỉ thẩm mỹ và cố định lại cấu trúc mũi bằng nẹp.
Xem thêm: Kinh nghiệm tháo mũi đã nâng an toàn
Lưu ý gì để phòng ngừa nâng mũi bị co rút?
Bạn hoàn toàn có thể đề phòng được tình trạng mũi co rút sau khi can thiệp thẩm mỹ bằng một số lưu ý như chọn địa chỉ làm đẹp chất lượng, sử dụng sụn nâng chính hãng,…
Chọn địa chỉ nâng mũi uy tín
Chọn lựa thẩm mỹ viện nâng mũi đảm bảo uy tín, chuyên nghiệp là cách đơn giản để ngăn ngừa biến chứng mũi co rút. Bạn sẽ ưu tiên những cơ sở đã có giấy phép hoạt động do Sở Y Tế cấp, đội ngũ bác sĩ thẩm mỹ chuyên môn giỏi, thẩm mỹ viện chú trọng đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiến.
Sử dụng sụn nâng chất lượng
Nếu muốn quá trình nâng mũi an toàn, không xảy ra biến chứng sụn co rút, bạn nên ưu tiên chọn chất liệu độn từ sụn tự thân có độ tương thích với cơ thể cao. Tuy nhiên, nếu không thể lấy được sụn tự thân, bạn có thể thay thế bằng sụn nhân tạo. Khi nâng mũi với sụn nhân tạo hãy kiểm tra kỹ nguồn gốc xuất xứ và chỉ sử dụng loại sụn đã được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, tương thích với cơ địa của khách hàng.
Luôn vệ sinh vết thương nâng mũi hàng ngày
Những ngày đầu kể từ khi nâng mũi, bạn phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về vấn đề vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý. Hãy chú ý thay băng gạc thường xuyên nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử khoang mũi do vi khuẩn.
Chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ
Muốn dáng mũi hồi phục nhanh chóng, kết quả làm đẹp đúng mong đợi, hạn chế biến chứng, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng chuẩn khoa học, đa dạng các nhóm chất giúp cơ thể nhanh hồi phục sức khỏe, cấu trúc mũi ổn định. Một số thực phẩm với hàm lượng dinh dưỡng cao mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn sau khi nâng mũi như cá hồi, cam, dâu tây,…
Tránh các thực phẩm có thể gây sẹo kém thẩm mỹ
Bên cạnh bổ sung đủ chất dinh dưỡng, để phòng ngừa nâng mũi bị co rút, chị em cũng không nên bỏ qua chế độ kiêng cữ các thực phẩm dễ gây sẹo lồi, hoại tử, nhiễm trùng vết thương như đồ nếp, hải sản, rau muống,… Thời gian kiêng cữ ít nhất 3 – 4 tuần tùy theo cơ địa của mỗi người.
Hạn chế vận động mạnh
Sau khi tiến hành nâng mũi, bạn không nên vận động quá nhiều dễ làm dáng mũi bị lệch, vết thương nhiễm trùng và tình trạng co rút mũi nặng nề hơn. Một số bài tập nhẹ nhàng, không đòi hỏi vận động mạnh như đi bộ, yoga,… là lựa chọn phù hợp để tăng cường tuần hoàn máu, tránh vết thương thâm bầm, cải thiện trao đổi chất.
Mang khẩu trang che vết thương nâng mũi khi ra ngoài
Mỗi khi ra ngoài, khách hàng cần lưu ý phải che chắn vết thương cẩn thận bằng khẩu trang để hạn chế những tác nhân có hại từ bên ngoài gây ảnh hưởng đến cấu trúc mũi vừa can thiệp như ánh sáng mặt trời, bụi bẩn, vi khuẩn,… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ mang khẩu trang khi ra ngoài, tuyệt đối không đeo khi ở nhà.
Tái phẫu thuật nâng mũi bị co rút ở đâu?
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ tái phẫu thuật nâng mũi bị co rút chất lượng, chắc chắn không thể bỏ qua Resolute Bay. Thẩm mỹ viện được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật giàu kinh nghiệm, đã thực hiện hàng ngày ca tái phẫu thuật khắc phục nâng mũi co rút.
Đến với Resolute Bay, bạn sẽ được tư vấn rõ về liệu trình điều trị phù hợp và hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc chuẩn y khoa trong giai đoạn hậu phẫu. Chất lượng sụn nâng tái phẫu thuật tại thẩm mỹ viện đảm bảo chất lượng, sản phẩm chính hãng, đạt chứng nhận FDA Hoa Kỳ.
Không chỉ như vậy, chi phí tái phẫu thuật nâng mũi tại Resolute Bay được nhiều khách hàng đánh giá khá hợp lý kèm theo nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn. Bạn còn được trải nghiệm dịch vụ với chính sách bảo hành chuyên nghiệp, đảm bảo quyền lợi tối ưu của khách hàng khi lựa chọn Resolute Bay.
Mọi thông tin chi tiết giúp khách hàng hiểu rõ nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa nâng mũi bị co rút đã được cung cấp cụ thể trong bài viết này. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm địa chỉ nâng mũi an toàn, hiệu quả, không xảy ra tình trạng mũi co rút thì Resolute Bay là một gợi ý lý tưởng bạn không nên bỏ qua.
Để lại một bình luận