Nâng mũi sau 3 tháng là giai đoạn cho bạn biết rõ dáng mũi đã thực sự ổn định hay chưa. Vết thương sau khi nâng mũi thường trải qua 3 giai đoạn hồi phục cụ thể như từ 2 – 7 ngày, 2 – 3 tháng và 3 – 6 tháng. Đây là những mốc thời gian quan trọng cần theo dõi sát sao và tuân thủ tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Nâng mũi sau 3 tháng đã lành chưa?
Thông thường, nâng mũi sau 3 tháng vết thương đã dần hồi phục và bạn hoàn toàn có thể trở lại công việc, học tập như bình thường mà không cần áp dụng kiêng cữ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của mỗi người mà thời gian ổn định dáng mũi, vết thương lành lặn hoàn toàn có thể kéo dài hơn 3 tháng.
Nếu thực hiện nâng mũi tại những cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ giỏi, chuyên môn cao cùng cách chăm sóc trong giai đoạn hậu phẫu đúng chuẩn có thể vết thương nâng mũi sẽ sớm hồi phục chỉ trong vòng 3 tháng. Ngược lại, nếu bạn tin tưởng những địa chỉ giá rẻ, hoạt động chui, bác sĩ trực tiếp nâng mũi tay nghề kém rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Một số trường hợp kể từ khi nâng mũi sau 3 tháng mà vết thương vẫn còn tình trạng sưng đỏ, đau nhức khó chịu. Bạn tuyệt đối không nên chủ quan khi gặp những triệu chứng này, hãy đến ngay cơ sở thẩm mỹ đã thực hiện dịch vụ nâng mũi để được thăm khám trong thời gian sớm nhất. Để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm, bạn nên tuân thủ lịch tái khám định kỳ của bác sĩ nhằm phát hiện sớm những bất thường trong quá trình hồi phục.
Chi tiết quá trình hồi phục của vết thương sau nâng mũi
Để hiểu rõ nâng mũi sau 3 tháng đã lành hay chưa, cùng tìm hiểu rõ chi tiết quá trình hồi phục của vết thương qua các giai đoạn 2 – 7 ngày từ khi nâng mũi, 2 – 3 tháng sau nâng mũi, 3 – 6 tháng sau phẫu thuật.
Từ 2 – 7 ngày sau nâng mũi
Khoảng thời gian khi mới thực hiện phẫu thuật nâng mũi, dáng mũi lúc này vẫn chưa hoàn toàn ổn định, còn tình trạng sưng đỏ, bầm tím và đau nhức. Do đó, trong giai đoạn này, bạn cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn chăm sóc vết thương đã được bác sĩ chỉ định như cắt chỉ, tháo nẹp, vệ sinh,…
Bên cạnh đó, lúc này chất liệu sụn nâng vẫn chưa liên kết hoàn toàn với cấu trúc mô, cơ bên trong khoang mũi. Bạn cần tuân thủ chỉ định mang nẹp nâng mũi 24/24 nhằm ổn định dáng mũi, tránh cấu trúc bị lệch, vẹo.
Một vài trường hợp cơ địa nhạy cảm, cho dù đã đến ngày thứ 7 nhưng vết thương vẫn còn chảy máu và dịch. Nếu gặp tình trạng này, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thẩm mỹ của bạn để được thăm khám và xử kịp thời. Đây có thể là những dấu hiệu đầu tiên của biến chứng nguy hiểm.
Nâng mũi sau 2 – 3 tháng
Giai đoạn này, mũi đã hoàn toàn hết đau nhức, không còn tình trạng sưng đau, khó chịu. Khoảng thời gian này, mũi đang dần ổn định, sụn nâng tạo liên kết với mô, tế bào bên trong khoang mũi nhưng chưa chắc chắn. Để dáng mũi chuẩn form, đẹp tự nhiên đúng như mong đợi, bạn nên áp dụng chế độ kiêng cữ phù hợp trong vấn đề dinh dưỡng, vệ sinh và sinh hoạt hàng ngày.
Thời điểm này, bạn đã có thể tháo nẹp nâng mũi và cũng không cần băng bó, vệ sinh vết thương mỗi ngày. Tuy nhiên, cho dù cấu trúc mũi đã dần ổn định nhưng vẫn chưa chắc chắn, khách hàng vẫn cần lưu ý tránh chạm tay lên mũi, hạn chế để mũi va chạm hay chịu tác động của ngoại lực quá mạnh.
Sau khi nâng mũi 2 – 3 tháng, bác sĩ sẽ chỉ định thoa thuốc chống sẹo kèm theo hướng dẫn sử dụng cụ thể tùy theo cơ địa, tình trạng hồi phục vết thương của mỗi người. Bạn chỉ nên dùng các loại thuốc đã được bác sĩ kê toa, không tự ý sử dụng bất cứ sản phẩm nào khác mà chưa có chỉ định của chuyên gia y tế.
Xem thêm: Nâng mũi bao lâu thì vào form?
Sau 3 – 6 tháng phẫu thuật
Sau 3 – 6 tháng thực hiện phẫu thuật nâng mũi, cấu trúc mũi đã chuẩn form tự nhiên, dần hoàn thiện dáng mũi đúng như mong muốn của bạn. Thời gian này mũi tái định hình lại form dáng và chất liệu độn đã liên kết bền vững bên trong khoang mũi. Những tác động nhẹ nhàng như sờ, đụng chạm lên sống mũi trong giai đoạn này hoàn toàn không ảnh hưởng đến cấu trúc.
Cho dù mũi đã ổn định, nhưng bạn vẫn cần thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Quá trình tái khám là cách tốt nhất để duy trì dáng mũi đẹp lâu dài và phát hiện sớm những thay đổi bất thường, tránh tình trạng nhiễm trùng, hoại tử mũi có thể gặp phải.
Cách chăm sóc nâng mũi sau 3 tháng nhanh hồi phục
Sau khi 3 tháng thực hiện nâng mũi, cho dù dáng mũi đã dần chuẩn cấu trúc như định hướng làm đẹp ban đầu nhưng bạn vẫn lưu ý đến một số cách chăm sóc như sau:
- Nếu đã thực hiện nâng mũi 3 tháng như vết thương vẫn gặp tình trạng sưng đau, phù nề, bạn có thể tiến hành chườm lạnh trong vòng 2 ngày. Đến ngày thứ 3 hãy chuyển sang chườm ấm nhằm giảm tình trạng sưng tím vết thương.
- Tiếp tục duy trì uống thuốc đủ liều, đủ lượng đúng theo toa thuốc đã được bác sĩ kê đơn sau khi thực hiện nâng mũi.
- Bổ sung thật nhiều nước cho cơ thể, không nên bỏ qua các loại nước ép trái cây như cam, dứa,… góp phần gia tăng sức đề kháng, hạn chế sưng phù, nhiễm trùng vết thương sau khi can thiệp thẩm mỹ.
- Bên cạnh nước, bạn có thể chọn nước ép trái cây có tác dụng bổ sung thêm vitamin, khoáng chất cho cơ thể nhằm cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch, phòng ngừa nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng.
- Trong giai đoạn mới thực hiện nâng mũi, bạn không nên vận động mạnh. Tốt nhất chỉ nên luyện tập những động tác yoga đơn giản sau khi đã tham khảo tư vấn của huấn luyện viên chuyên nghiệp để hạn chế tối đa nguy cơ lệch, vẹo dáng mũi.
- Vẫn áp dụng chế độ kiêng cữ một số thực phẩm dễ gây dị ứng, thâm tím vết thương như đồ nếp, thịt gà,…
Hình ảnh khách hàng nâng mũi sau 3 tháng tại Resolute Bay
Resolute Bay là địa chỉ nâng mũi chuyên nghiệp, an toàn được nhiều khách hàng yêu thích tại TPHCM. Tham khảo ngay một số hình ảnh khách hàng đã thực hiện nâng mũi thành công tại thẩm mỹ viện để hiểu rõ hơn về chất lượng dịch vụ của Resolute Bay:
Trên đây là những thông tin chia sẻ chi tiết về tình trạng vết thương nâng mũi sau 3 tháng. Cơ bản kể từ khi nâng mũi sau 3 tháng, mũi đã dần ổn định cấu trúc, vết thương không còn chảy máu, mưng mủ nữa. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc liên quan đến dịch vụ nâng mũi khắc phục dáng mũi xấu, hãy liên hệ ngay Resolute Bay để được tư vấn kỹ hơn.
Để lại một bình luận