Người vừa mới nâng mũi thường phải tuân thủ theo chế độ chăm sóc kỹ lưỡng mà bác sĩ đề ra để vết thương nhanh lành. Đặc biệt, hậu phẫu, bạn tuyệt đối không để vết thương dính nước vì dễ gây nhiễm trùng. Vậy, nhiều người thắc mắc vậy có được gội đầu không và nâng mũi bao lâu thì tự gội đầu được? Vấn đề này đã được chuyên gia giải đáp tận tình trong viết dưới đây.
Người vừa nâng mũi có được gội đầu không?
Nếu bạn mới nâng mũi xong thì không nên gội đầu ngay mà hãy đợi cho đến khi vết thương khô và ổn định. Bởi vì khi gội đầu, nước rất dễ bám vào vết thương dẫn đến tình trạng mưng mủ, vết thương viêm nhiễm và lâu lành.
Không những không được gội đầu mà bác sĩ còn khuyên rằng bạn không được để vết thương chạm nước. Nếu muốn vệ sinh thì chỉ nên dùng tăm bông thấm nước muối sinh lý để lau một cách nhẹ nhàng. Đây là mẹo chăm sóc hậu nâng mũi an toàn mà bạn cần nhớ để có được dáng mũi đẹp như ý.
Vì sao cần hạn chế tự gội đầu khi vừa mới nâng mũi?
Trước khi tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề nâng mũi bao lâu thì tự gội đầu được thì bạn cần biết vì sao cần kiêng gội đầu. Bác sĩ khuyên rằng, bạn không nên gội đầu ngay sau khi nâng mũi vì điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ khiến vết thương viêm nhiễm:
- Khi tự gội đầu, đặc biệt là ở tư thế cúi đầu, nước rất dễ dính vào vết thương, dẫn đến tình trạng viêm sưng, nhiễm trùng.
- Khi sử dụng các loại dầu gội có thành phần hóa học gây kích ứng vết thương thì sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau rát.
- Khi cúi gập người thì bạn đã vô tình tạo nên áp lực lớn lên đầu mũi, dễ khiến sụn tụt xuống hoặc bị lệch so với vị trí ban đầu.
Nâng mũi bao lâu thì tự gội đầu được?
Thông thường, bạn có thể gội đầu sau khoảng 3 – 5 ngày, khi mà vết thương đã khô và dần ổn định. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tự gội mà hãy đến các tiệm gội đầu để được gội sạch hơn và tránh những tác động không mong muốn đến vùng mũi.
Nếu bạn muốn tự gội đầu thì hãy chờ khoảng 3 – 4 tuần, khi vết thương đã lành và sụn nâng mũi đã vào form ổn định. Còn nếu, vết thương của bạn vẫn còn sưng và bầm nhiều thì hãy đợi khoảng 6 – 7 tuần để vết thương hồi phục thì mới nên tự gội đầu tại nhà.
Như vậy, chúng ta có thể thấy việc nâng mũi bao lâu thì tự gội đầu được còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như cách chăm sóc vết thương của từng người. Nếu bạn có cơ địa lành thì chỉ cần khoảng 4 tuần là có thể tiếp xúc với nước và tự gội đầu. Nhưng nếu bạn có nhiều lo ngại, không biết dáng mũi mình đã ổn định chưa thì có thể hỏi ý kiến của chuyên gia để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm mỹ.
Cách gội đầu sau nâng mũi đảm bảo an toàn
Chăm sóc vết thương sau nâng mũi đúng cách là điều quan trọng để đạt được hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất. Nếu có bất kỳ sai sót nào cũng có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng và để lại sẹo xấu. Do vậy, bạn hãy tuân theo các bước hướng dẫn gội đầu cho người mới nâng mũi sau đây:
- Lựa chọn các loại dầu gội khô trong giai đoạn đầu để hạn chế tác động đến vết thương hậu nâng mũi.
- Để không làm ảnh hưởng đến sóng mũi, bạn nên tìm đến salon làm tóc để được gội ở tư thế nằm ngửa.
- Khi gội, không nên thao tác quá mạnh vì sẽ làm cho dầu gội, nước dính vào vết thương gây viêm sưng.
- Không được để hướng gió sấy tóc trực diện vào mặt.
- Trong tháng đầu nâng mũi, chỉ nên gội cách 2 – 3 ngày một lần nhằm giảm tối đa tác động đến vùng mũi.
- Khi chọn dầu gội, không nên chọn sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh. Nên chọn dầu gội có thành phần thiên nhiên, nhẹ dịu, không gây kích ứng như: dầu gội bưởi, bồ kết, chanh,…
Những lưu ý quan trọng khác sau khi nâng mũi
Thực tế đã chứng minh, sau khi nâng mũi nếu có biện pháp chăm sóc khoa học thì dáng mũi sẽ nhanh chóng ổn định và vào form chuẩn. Vì thế, chị em không chỉ quan tâm đến vấn đề nâng mũi bao lâu thì tự gội đầu được mà cũng cần chú trọng đến nhiều khía cạnh khác như: chế độ chăm sóc, chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng,…
Chế độ chăm sóc
Hậu phẫu, các bác sĩ phẫu thuật sẽ có các bước hướng dẫn chăm sóc vết thương an toàn tại nhà để mũi không bị viêm sưng. Dưới đây là những lưu ý trong cách chăm sóc, vệ sinh mũi sau khi nâng:
- Trong 24 giờ đầu sau nâng mũi, bạn chỉ nên nghỉ ngơi và không nên có bất kỳ tác động nào đến dáng mũi.
- Sau đó, bạn tiến hành vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý và tăm bông. Nên vệ sinh khoảng 2 – 3 lần/tuần để vết thương thông thoáng và nhanh khô hơn. Đồng thời, bạn cũng cần thay băng gạc mới để tránh tính trạng nhiễm trùng.
- Trước khi vệ sinh mũi, bạn nên sát khuẩn tay để tránh lây nhiễm vi khuẩn vào vết thương.
- Khi thao tác vệ sinh, cần thực hiện nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh vì dáng mũi lúc này vẫn chưa ổn định và cứng cáp nên dễ bị xiêu vẹo.
- Tuyệt đối không rửa mặt hoặc để vết thương tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa khác.
Chế độ sinh hoạt
Trong sinh hoạt hằng ngày, bạn cũng cần đặc biệt chú trọng, tránh trường hợp vô tình tác động đến vùng mũi dẫn đến những biến chứng không mong muốn:
- Sau khi nâng mũi, bạn cần nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể hồi phục nhanh hơn.
- Khi ngủ, cần nằm thẳng người, có gối kê cao vừa phải để máu lưu thông tốt và không tích tụ máu bầm đầu mũi. Không nên nằm nghiêng vì sẽ dễ làm lệch sóng mũi.
- Không nên tập luyện những bộ môn thể thao vận động mạnh như: bóng chuyền, chạy bộ, tập gym,… để sụn mũi ổn định form dáng. Đặc biệt là không được bơi lội vì nước sẽ khiến vết thương sẽ bị nhiễm trùng.
- Hạn chế trang điểm khoảng 1 – 2 tuần đầu để vết thương được thông thoáng và nhanh lành.
- Không nên để vết thương tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì tia UV sẽ khiến da bị đau rát và viêm sưng.
- Tránh việc đeo kính cận, kính râm vì trọng lực của kính có thể làm lệch sụn mũi.
Chế độ dinh dưỡng
Nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể trong giai đoạn hồi phục hậu nâng mũi đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành vết thương và tránh biến chứng nguy hiểm. Theo đó, bạn cần có chế độ kiêng khem và bổ sung dưỡng chất cần thiết như sau:
- Bạn nên tránh những nhóm thực phẩm có khả năng gây mưng mủ, viêm nhiễm, sưng tấy, sẹo lồi như: rau muống, hải sản, thịt bò, chất kích thích, đồ lên men, đồ cay món,…
- Bổ sung các nhóm chất protein tốt cho sức khỏe từ trứng, sữa, đậu, các loại hạt, cá,…
- Uống đủ nước mỗi ngày để tăng khả năng tuần hoàn máu, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới.
- Bổ sung vitamin và chất khoáng từ hoa quả tươi, rau củ như: dâu tây, cam, lựu,…
Chắc hẳn, qua những thông tin mà Resolute Bay chia sẻ trên đây, bạn đã có đáp án cho thắc mắc nâng mũi bao lâu thì tự gội đầu được. Lời khuyên tốt nhất là bạn hãy nhờ người khác gội giúp cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ đến hotline của Resolute Bay để được chuyên viên tư vấn cách chăm sóc khoa học nhất.
Để lại một bình luận