Việc rửa mặt là thói quen của nhiều chị em trong chu trình chăm sóc da mặt hằng ngày. Tuy nhiên, sau khi nâng mũi sẽ để lại vết thương hở và cần được chăm sóc cẩn thận. Vì vậy, nhiều chị em thắc mắc rằng sửa mũi bao lâu thì được rửa mặt. Hãy cùng Resolute Bay khám phá câu trả lời cho thắc mắc trên qua bài viết dưới đây.
Sửa mũi bao lâu thì được rửa mặt?
Theo như chia sẻ đến từ các chuyên gia thẩm mỹ của Resolute Bay, sau khi thực hiện nâng mũi từ khoảng 10 ngày, bạn có thể thực hiện rửa mặt như bình thường nhưng cần thao tác nhẹ nhàng để không gây ảnh hưởng xấu đến mũi.
Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ có xâm lấn, vì vậy sẽ để lại những vết thương hở trên làn da. Do đó, các bác sĩ khuyên rằng trong những ngày đầu tiên, cần đặc biệt lưu ý không được để vết thương tiếp xúc với nước để vết thương nhanh khô, mau lành hơn và tránh khả năng viêm nhiễm, hạn chế tối đa rủi ro hậu phẫu.
Nâng mũi sau 1 tháng, khi vết thương ở mũi đã hoàn toàn lành lại bạn có thể dùng lực rửa mặt mạnh hơn như bạn vẫn làm trước kia để vệ sinh và chăm sóc da mặt kỹ lưỡng mà không sợ tác động xấu đến mũi.
Hướng dẫn vệ sinh vết thương sau khi nâng mũi theo từng giai đoạn
Xoay quanh vấn đề nâng mũi bao lâu thì được rửa mặt, bạn cần quan tâm đặc biệt đến việc chăm sóc hậu phẫu. Trong đó, việc vệ sinh vết thương đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hồi phục sau nâng mũi. Để đảm bảo sở hữu được dáng mũi đẹp sau khi thực hiện thẩm mỹ, bạn nên tuân thủ việc vệ sinh sau khi nâng mũi theo từng giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn 1: 2 ngày đầu tiên sau khi nâng mũi
Những ngày đầu tiên sau khi thực hiện phẫu thuật, vùng mũi sẽ có cảm giác căng tức và ứng bầm nhẹ do các mô da vừa chịu tác động xâm lấn. Lúc này bạn sẽ phải đeo nẹp để định hình và giúp dáng mũi được ổn định. Chính vì thế 2 ngày đầu tiên là khoảng thời gian khó khăn để có thể vệ sinh vùng mũi.
Giai đoạn này bạn cần tỉ mỉ sử dụng bông tẩy trang thấm nước sạch hơi ẩm để vệ sinh vùng trán, mắt, cằm và 2 bên má và tránh chạm vào vết thương. Sau đó sử dụng một miếng bông tẩy trang khác, thấm 1 lượng vừa đủ nước muối sinh lý để vệ sinh đường khâu vùng sống mũi và cánh mũi một cách nhẹ nhàng, rồi cẩn thận đeo nẹp lại như ban đầu.
Giai đoạn 2: 3 đến 5 ngày sau khi nâng mũi
Sau 3 – 5 ngày các vết thương đã dần hồi phục, hiện tượng bầm tím hay căng tức cũng được giảm thiểu đáng kể. Tuy nhiên, vết thương sau khi nâng mũi vẫn chưa hoàn toàn khô và lành lại thế nên bạn vẫn chỉ có thể vệ sinh bằng nước muối thay chứ chưa được thực hiện rửa mặt để tránh làm ướt vết thương, tạo điều kiện ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển.
Giai đoạn 3: 7 ngày sau khi nâng mũi
Thông thường sau 7 – 10 ngày sau khi nâng mũi bạn đã có thể rửa mặt bình thường, bởi lúc này vết thương đã khô và lành hẳn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tối đa, bạn chỉ nên rửa mặt khi đã thực hiện tháo nẹp theo lịch tái khám của bác sĩ và nhờ các bác sĩ xem xét vết thương đã ổn định hẳn để rửa mặt hay chưa.
Ngoài ra, sau khi được các bác sĩ cho phép rửa mặt, bạn cũng không nên chà sát quá kỹ như thông thường. Thay vào đó, hãy thao tác xoa theo hình vòng tròn nhẹ nhàng trên mặt và hạn chế tối đa việc tác động lên mũi để dáng mũi sau khi hồi phục đạt được hiệu quả làm đẹp tối ưu nhất.
Một vài lưu ý chăm sóc vết thương sau khi nâng mũi
Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề sửa mũi bao lâu thì được rửa mặt, bạn cũng cần chú ý đến cách chăm sóc vết thương để giúp vết thương nhanh chóng hồi phục mà không gặp phải bất kỳ rủi ro biến chứng nào. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng trong việc chăm sóc sau nâng mũi mà khách hàng cần ghi nhớ:
- Không để nước chạm vào vết thương trong những ngày đầu sau khi phẫu thuật.
- Không được tác động lực lên vùng mũi dù chỉ chạm nhẹ.
- Không ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, để lại sẹo như hải sản, thịt gà, thịt heo, nếp, bia rượu, nước tương, các loại mắm,…
- Tránh vận động mạnh, tham gia các hoạt động thể thao như tập gym, bơi lội, chạy dài,… hay làm việc quá sức.
- Hạn chế ra đường đê tránh vi khuẩn làm viêm nhiễm vết thương, tránh ánh nắng gây nên việc kéo dài tình trạng bầm tím.
- Không đeo mắt kính hoặc khẩu trang quá chật khi ra đường sẽ dễ lầm ảnh hưởng xấu đến dáng mũi.
Một vài câu hỏi liên quan đến việc chăm sóc da mặt sau khi nâng mũi
Nâng mũi bao lâu được bôi kem chống nắng?
Thành phần trong kem chống nắng có khả năng gây kích ứng vết thương hở sau khi nâng mũi. Vì thế, khoảng 10 – 14 ngày sau khi nâng mũi, các vết thương đã lành hẳn bạn mới có thể sử dụng kem chống nắng.
Nâng mũi bao lâu thì được trang điểm?
Sau khi nâng mũi 7 – 10 ngày, khi đã tháo nẹp bạn có thể trang điểm. Tuy nhiên, cần lưu ý trang điểm mỏng nhẹ và nên hạn chế tối đa nếu không phải dịp quan trọng. Bởi thành phần có trong mỹ phẩm hay nước tẩy trang cũng có khả năng gây kích ứng.
Nâng mũi bao lâu được dưỡng da?
Sử dụng sản phẩm chăm sóc da cũng giống như việc bôi kem chống nắng. Thế nên sau khi sửa mũi khoảng 10 – 14 ngày bạn mới có thể thực hiện dưỡng da như bình thường. Chú ý lựa chọn các loại sản phẩm lành tính để giảm tối đa việc kích ứng.
Nâng mũi bao lâu được đắp mặt nạ?
Khi sử dụng mặt nạ cần lưu lại trên da mặt ít nhất 15 phút, các chất dinh dưỡng dưới dạng lỏng của mặt nạ sẽ dễ dàng gây kích ứng và viêm nhiễm vết thương chưa lành hoàn toàn. Vì vậy, sau 1 tháng nâng mũi mới có thể đắp mặt nạ.
Nâng mũi bao lâu thì tự gội đầu được?
Sai khi nâng mũi, bạn nên gội đầu tác các tiệm chăm sóc tóc trong vòng 3 – 4 tuần. Đến khi vết thương ở mũi đã hoàn toàn ổn định và lành lại sau 1 tháng mới nên tự gội đầu tại nhà. Bởi trong dầu gội có chứa nhiều chất tẩy rửa, dễ gây kích ứng nghiêm trọng.
Hy vọng qua bài viết trên Resolute Bay đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc sửa mũi bao lâu thì được rửa mặt. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý thêm những thông tin về cách chăm sóc vết thương để đảm bảo đạt được hiệu quả thẩm mỹ nâng mũi tối đa sau khi quá trình hồi phục kết thúc.
Trả lời