Cúi đầu là một trong những hoạt động thường xuyên diễn ra hằng ngày của chúng ta nên nếu không thể cúi đầu thì sẽ gây nên rất nhiều bất tiện và khó chịu. Do đó mà nhiều chị em thắc mắc nâng mũi bao lâu thì được cúi đầu? Việc cúi đầu có gây nên những tác động gì hay không? Điều này đã được Resolute Bay làm rõ ở phần nội dung dưới đây.
Nâng mũi có được cúi đầu không?
Theo các chuyên gia khuyến cáo, sau nâng mũi bạn không nên cúi đầu vì có thể gây nên biến chứng xấu cho mũi như máu bị dồn xuống và gây áp lực lên vùng mũi khiến mũi bị tụ máu bầm, dịch chảy nhiều nếu vệ sinh không kỹ sẽ gây viêm nhiễm,… Hoặc trường hợp xấu hơn là trong quá trình vận động, bạn vô tình cúi đầu quá mạnh khiến mũi bị lệch sóng, lộ sống mũi,…
Do vậy, có thể thấy việc cúi đầu sau khi nâng mũi là điều không nên làm để bảo vệ dáng mũi, hạn chế những biến chứng xấu xảy ra. Trong khoảng thời gian đầu, bạn chỉ nên nghỉ ngơi và vận động nhẹ để sụn mũi tương thích với cơ thể và không còn gây đau rát, sưng tấy. Nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc thì bạn nên tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Nâng mũi bao lâu thì được cúi đầu?
Thông thường, chúng ta cần từ 2-3 tháng để vết thương lành hẳn, dáng mũi vào form chuẩn và cứng cáp. Lúc này bạn có thể thực hiện động tác cúi đầu một cách bình thường. Tuy nhiên, đối với trường hợp phẫu thuật nâng mũi thành công, không xuất hiện biến chứng thì có thể sau 4 tuần là đã có thể cúi đầu nhẹ nhàng vì cấu trúc mũi đã dần được ổn định.
Lúc này, bạn cũng có thể tham gia một số bộ môn thể thao vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga động tác cơ bản. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bạn nên cúi đầu nhẹ nhàng và tránh những tác động quá mạnh đến vùng mũi.
Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian được cúi đầu sau nâng mũi
Để xác định thời gian nâng mũi bao lâu thì được cúi đầu một cách chính xác nhất, ngoài yếu tố cơ địa mỗi người thì chúng ta cần dựa vào những yếu tố tác động khác như: tay nghề bác sĩ, cách chăm sóc sau nâng mũi, chất liệu sụn lựa chọn. Đây đều là những nhân tố tác động trực tiếp đến thời gian giúp mũi ổn định và tạo dáng đẹp, mềm mại.
Tay nghề bác sĩ
Các bác sĩ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, đã thực hiện thành công cho hàng ca nâng mũi từ dễ đến khó chắc chắn sẽ tạo cho bạn dáng mũi đẹp, chuẩn form. Các bác sĩ am hiểu về cấu trúc mũi thì thao tác thực hiện rất dứt khoát, tỉ mỉ, chuẩn xác nên sẽ hạn chế tình trạng chảy máu hay xâm lấn đến những mô mềm xung quanh. Nhờ đó mà tình trạng tụ dịch hậu nâng mũi hay tích tụ máu bầm sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Cách chăm sóc hậu phẫu
Sau mỗi ca phẫu thuật nâng mũi, bác sĩ thực hiện đều sẽ kê toa thuốc giảm đau, giảm sưng và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà an toàn để giúp vết thương nhanh lành và dáng mũi nhanh chóng vào form. Cách vệ sinh có tác động rất lớn đến hiệu quả thẩm mỹ hậu nâng mũi nên bạn cần đặt biệt chú trọng, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để không làm ảnh hưởng đến các chức năng của mũi.
Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến thời gian nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng để giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, làm lành vết thương và giúp sụn mũi nhanh chóng tương thích với cơ thể.
Chất liệu sụn nâng mũi
Hiện nay, công nghệ nâng mũi rất phát triển, các loại sụn nâng mũi cũng được cải tiến với nhiều dạng để giúp đáp ứng đa dạng nhu cầu cho chị em. Bạn có thể lựa chọn sụn nhân tạo, sụn tự thân hoặc kết hợp cả hai loại sụn này để mang đến dáng mũi hài hòa nhất.
Đối với các loại sụn nhân tạo, bạn nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn y khoa để giúp lên form chuẩn đẹp và tương thích nhanh chóng. Điều này còn giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm như lộ sóng, lệch sóng,… và đẩy nhanh thời gian lành vết thương, giúp bạn quay về nhịp sống, sinh hoạt bình thường.
Cách chăm sóc sau khi phẫu thuật nâng mũi an toàn, hiệu quả
Sau khi biết được thời gian chính xác của việc nâng mũi bao lâu thì được cúi đầu, chúng ta cần có cách chăm sóc tại nhà chuẩn y khoa để mang lại kết quả nâng mũi như mong muốn. Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ 7 – 10 là giai đoạn chăm sóc quan trọng nhất quyết định đến dáng mũi thon gọn, thanh tú của bạn.
- Chế độ chăm sóc hằng ngày: Để hiệu quả thẩm mỹ đạt được tốt nhất và mũi không xảy ra biến chứng thì bạn nên rửa vết thương bằng nước muối. Bạn có thể sử dụng tăm bông để vệ sinh nhẹ nhàng ở vùng vết thương. Lưu ý, bạn không nên để vết thương tiếp xúc quá lâu và quá nhiều với nước vì sẽ khiến vết thương bị hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Ngoài ra, theo khuyến cáo từ các chuyên gia, hậu nâng mũi bạn nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm trong vòng ít nhất là 1 tháng để vết thương lành hẳn và không gây bất kỳ tác động nào đến vùng mũi.
Khi ngủ cần nằm ở tư thế thẳng, ngửa người, tránh nằm nghiêng gây ảnh hướng đến dáng mũi. Đặc biệt, bạn nên lưu ý không tự ý chạm tay vào vùng mũi vì có thể sẽ gây lệch sống mũi.
- Chế độ ăn uống kiêng khem: Bạn nên tránh các thực phẩm có khả năng gây sẹo lồi và gây kích ứng như: thịt bò, rau muống, hải sản, đồ nếp, thịt gà,… Hạn chế những thực phẩm cay nóng và chất kích thích vì có thể khiến vết thương hở lâu lành hơn. Thay vào đó, bạn nên bổ sung vitamin và chất xơ từ trái cây, rau củ và protein từ thịt heo nạc.
Những lưu ý cần nhớ trước và sau khi nâng mũi
Nâng mũi là một tiểu phẫu quan trọng vì ảnh hưởng đến nhan sắc tổng thể khuôn mặt. Do đó, chị em không chỉ thắc mắc vấn đề nâng mũi bao lâu thì được cúi đầu mà còn chú trọng đến những thông tin lưu ý trước và sau khi nâng mũi để đạt hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.
Trước khi nâng mũi
Trước khi thực hiện nâng mũi, bạn cần tìm kiếm thông tin về địa chỉ nâng mũi uy tín để làm đẹp. Điều này không chỉ giúp bạn sở hữu dáng mũi xinh, cân đối mà còn hạn chế xảy ra những biến chứng không mong muốn. Đặc biệt, nơi đây thường sẽ hội tụ những bác sĩ có tay nghề giỏi nên có thể tạo nên dáng mũi đẹp cho bạn.
Bên cạnh đó, bạn cần xác định khuyết điểm mũi của mình để lựa chọn chất liệu sụn phù hợp. Yếu tố này sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và giúp bạn đưa ra quyết định tốt nhất. Hơn nữa, mỗi chất liệu sụn sẽ có mức giá thành khác nhau nên bạn cần cân đối tài chính khi làm đẹp.
Ngoài ra, nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng sau đây thì không nên nâng mũi: người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, người đang mang thai, đang trong chu kỳ kinh nguyệt, đang sử dụng các loại thực phẩm chức năng ,… Bởi vì những trường hợp này đều không đảm bảo sức khỏe nên có thể xuất hiện biến chứng nguy hiểm nếu thực hiện nâng mũi.
Sau khi nâng mũi
Hậu nâng mũi, bạn cần chú ý đến hai yếu tố chính là cách chăm sóc và thăm khám theo lịch hẹn. Hai yếu tố này đóng vai trò rất quan trọng giúp bạn sở hữu dáng mũi đẹp, thon gọn, thanh tú.
Khi bạn thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng cách thì vết thương sẽ nhanh chóng lành lại, sẹo mờ dần, trả lại dáng mũi đẹp tự nhiên. Những điều tuyệt đối bạn không nên làm sau khi nâng mũi là: để vết thương dính nước, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và trang điểm quá đậm. Đây đều là những nhân tố gián tiếp đưa vi khuẩn vào vết thương, gây viêm nhiễm.
Trong quá trình chăm sóc vết thương tại nhà, khi phát hiện mũi có những dấu hiệu bất thường, sưng tấy thì bạn cần bình tĩnh vệ sinh một cách cẩn trọng. Nếu sau vài ngày, tình trạng này không thuyên giảm thì hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.
Sau nâng mũi, nhiều người thường bỏ qua bước tái khám vì cho rằng mũi đang hồi phục tốt. Tuy nhiên, điều này là không nên bởi vì có những dấu hiệu mà chỉ có bác sĩ chuyên khoa mới có thể phát hiện và cho bạn phương pháp điều trị tốt nhất.
Khi có đáp án cho thắc mắc nâng mũi bao lâu thì được cúi đầu, chị em cũng sẽ cẩn trọng hơn trong chế độ chăm sóc tại nhà để dáng mũi đẹp thanh tú, thon gọn và hài hòa. Chị em hãy ghi nhớ những lưu ý được Resolute Bay liệt kê trên đây để sở hữu dáng mũi đẹp như mong đợi.
Để lại một bình luận