Vào mùa đông, không khí lạnh và độ ẩm thấp khiến môi bé rất dễ bị nứt nẻ. Đặc biệt, những bé càng hay liếm môi nhiều sẽ càng dễ gặp phải tình trạng khô môi. Hầu hết đối với người lớn, khi môi nứt nẻ, son dưỡng môi, làm mềm môi sẽ rất hữu ích. Tuy nhiên, liệu những sản phẩm này có thật sự tốt cho bé?
Vậy làm thế nào để hạn chế việc bé thường xuyên bị nứt nẻ môi vào những ngày thời tiết như vậy? Bố mẹ có thể tham khảo một số gợi ý trong bài viết này của Resolutebay để hiểu rõ hơn và lựa chọn biện pháp tốt nhất cho bé yêu nhé!
Đâu là những nguyên nhân gây nứt nẻ môi, khô môi ở bé?
Thời tiết khô
Một nguyên nhân cực kỳ phổ biến dẫn đến tình trạng môi bé bị nứt nẻ là do thời tiết lạnh, quá khô, độ ẩm trong không khí giảm xuống thấp, nhất là những ngày mùa đông. Vào khoảng thời gian này, bờ môi sẽ trở nên khô cứng, lớp da bên ngoài khô lại. Đây cũng là lý do tại sao ở những vùng khí hậu lạnh, bé thường hay bị nứt nẻ môi.
Tiếp xúc với gió và mặt trời trong khoảng thời gian dài
Không phải ngẫu nhiên mà bố mẹ thường thấy bé sau khi đi biển về rất hay bị khô và nứt nẻ môi. Đó là do trong thời gian chơi đùa trên biển, môi bé tiếp xúc trực tiếp với gió biển và ánh nắng mặt trời kéo dài, dẫn đến đôi môi nhỏ xinh không còn mềm dịu nữa.
Thường xuyên liếm môi
Một điều khiến nhiều người dễ hiểu nhầm rằng liếm môi sẽ khiến môi đỡ bị nứt nẻ hơn. Tuy nhiên, nước bọt rất nhanh chóng bay hơi sau khi liếm, và điều này càng khiến môi của bạn mất đi độ ẩm tự nhiên, gây ra tình trạng nứt nẻ.
Bé không uống đủ nước
Môi khô và nứt nẻ là một trong những dấu hiệu mất nước ở trẻ. Một vài triệu chứng khác khi bé không được cung cấp đủ nước bao gồm như cơ thể mệt mỏi, sắc mặt lờ đờ, …
Bé mắc phải chứng bệnh Kawasaki
Theo y khoa, đây là một bệnh lý thuộc dạng viêm mạch máu hiếm gặp. Nó thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ sơ sinh, thậm chí là những đứa bé vừa mới chào đời. Nguyên nhân đằng sau của Kawasaki vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, mẹ có thể nhận biết căn bệnh này thông qua một số triệu chứng như môi đỏ, khô, nứt nẻ.
Môi nứt nẻ là một vấn đề tương đối bình thường, rất lành tính và hầu như không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc tại nhà để điều trị. Trong trường hợp, mẹ quá lo lắng hoặc cảm thấy không an tâm vì bên cạnh môi khô, nứt nẻ, bé còn có một số triệu chứng khác thì tốt nhất nên đưa bé đến bác sĩ để được khám, chẩn đoán và chữa trị.
Những biện pháp điều trị môi nứt nẻ ở bé tại nhà
Nếu sức đề kháng của bé tốt và hiện tại bé không mắc các chứng bệnh nào khác, mẹ có thể sử dụng một số biện pháp dưới đây để xử lý tình trạng môi bé bị nứt nẻ:
Dùng sữa mẹ
Sữa mẹ rất giàu nước và chất béo, vì vậy có thể chữa lành đôi môi nứt nẻ của bé. Dùng ngón tay hoặc một dụng cụ mềm mại nào đó thoa đều sữa lên bề mặt môi bé, thoa đều đặn và liên tục từ 2 – 3 lần trong một giờ. Hãy đảm bảo rằng tay, dụng cụ được dùng tuyệt đối đảm bảo vệ sinh, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Dùng sữa bột dành cho trẻ sơ sinh
Tương tự như sữa mẹ, nước và chất béo trong sữa bột cũng có tác dụng làm mềm dịu môi bé, tăng độ ẩm và giảm đi tình trạng môi khô. Mẹ có thể pha sữa với một lượng nước vừa đủ tạo thành một hỗn hợp đặc sệt và thoa lên môi bé như cách thoa sữa mẹ. Tùy thuộc vào mức độ khô mà tăng cường số lần thoa để nhanh chóng khiến môi mềm mịn, đỏ hồng trở lại.
Đây là hai phương pháp vừa an toàn vừa đạt hiệu quả cao trong việc khắc phục tình trạng khô môi, nứt nẻ của bé. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nứt nẻ do bệnh lý, chẳng hạn như Kawasaki thì cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc đặc trị mới chữa khỏi được.
Những điều cần lưu ý khi điều trị môi nứt nẻ ở bé
Khi phát hiện bé bị khô môi, mẹ tuyệt đối không thoa dầu ô liu, kem dưỡng môi hoặc thậm chí là những sản phẩm tự nhiên như dầu dừa vì đôi khi, bé sẽ nuốt luôn cả chúng, dẫn tới một số tình trạng ngoài ý muốn khác. Đặc biệt, mẹ không được sử dụng Lanolin (sáp len, hay còn gọi là mỡ len) để bôi lên môi bé vì rất có thể Lanolin sẽ gây ngộ độc cho bé.
Làm thế nào để ngăn chặn môi nứt nẻ ở bé?
Trước hết, một biện pháp vô cùng an toàn mà không hề tốn kém giúp mẹ xử lý tốt tình trạng nứt nẻ môi của bé yêu chính là thường xuyên cho bé uống sữa công thức hoặc bú sữa mẹ. Như đã đề cập ở trên, lớp chất béo và nước từ 2 loại sữa này sẽ giúp giữ ẩm tự nhiên cho môi bé không bị khô.
Ngoài ra, mẹ có thể khắc phục việc bé bị nứt nẻ môi bằng cách cân bằng độ ẩm cho môi trường xung quanh. Máy phun sương làm mát, tăng cường độ ẩm cho không khí là dụng cụ rất hiệu quả trong trường hợp này. Nếu đủ điều kiện, bạn nên lắp máy phun sương làm mát trong phòng của bé. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn giữa loại máy này với máy tạo độ ẩm bằng hơi nóng để tránh dẫn đến việc bé có thể bị bỏng do hơi nước quá nóng.
Môi nứt nẻ ở bé là một tình trạng không còn xa lạ gì đối với mẹ. Bạn hoàn toàn có thể trả lại cho bé yêu đôi môi mịn màng, hồng hào chỉ với những cách thức rất đơn giản tại nhà. Khi đủ lớn, việc sử dụng những sản phẩm kem dưỡng môi sẽ hỗ trợ nhiều hơn.
Để lại một bình luận