• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer
  • Home
  • Làm đẹp
    • Body đẹp
    • Làm đẹp cho môi
    • Làm đẹp cho mắt
    • Làm đẹp cho mũi
    • Làm đẹp vùng kín
    • Trẻ hoá da
  • Sức khoẻ
  • Thời trang
  • Kinh nghiệm làm đẹp
Resolute Bay

Resolutebay

Bạn đang ở:Trang chủ / Sức khoẻ / Mất khứu giác: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Mất khứu giác: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa

8 Tháng 5, 2025 bởi tác giả Quỳnh Thu Để lại bình luận

Có đến 10.000 người sinh ra với căn bệnh mất khứu giác bẩm sinh. Điều này có nghĩa ngay từ lúc sinh ra họ đã không có khứu giác – hoàn toàn mất cảm giác ngửi mùi. Anosmia là thuật ngữ trong y học dùng để nói về căn bệnh mất khứu giác.

Thật ra bạn đã không ít lần trải qua cảm giác mất khứu giác. Hãy nhớ lại khoảng thời gian bạn bị cảm lạnh? Có phải tất cả các loại thực phẩm đều có vị giống nhau? Nói một cách khác thì chúng hoàn toàn nhạt nhẽo? Điều này xảy ra bởi vì mũi của bạn đang bị tắc nghẽn vì cảm lạnh. 

Mất khứu giác có thể được hình thành do nhiều yếu tố khác nhau. Tình trạng này có thể là tạm thời, một phần hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh đôi khi phải đấu tranh cả đời để sống 1 cuộc đời mà không có khả năng ngửi. Những thông tin sau đây của Resolute Bay sẽ giúp người bị mất khứu giác đối phó với tình trạng này. 

Nội dung bài viết

  1. Mất khứu giác là gì?
  2. Nguyên nhân và yếu tố tiềm ẩn của bệnh mất khứu giác?
  3. Dấu hiệu và triệu chứng mất khứu giác
  4. Làm cách nào để chẩn đoán mất khứu giác?
  5. Những phương pháp điều trị mất khứu giác
  6. Biến chứng của mất khứu giác

Mất khứu giác là gì?

Mất khứu giác là gì

Mất khứu giác à tình trạng 1 người mất cảm giác ngửi mùi tạm thời hoặc vĩnh viễn. Nó thường xảy ra tạm thời khi bị nghẹt mũi sau khi cảm lạnh hoặc cúm. Tuy nhiên những người lớn tuổi thường có nguy cơ mất khứu giác vĩnh viễn. Nguyên nhân là do các biến chứng sức khỏe khác nhau xuất hiện khi con người lớn tuổi. 

Tuy nhiên điều này không có nghĩa những người trẻ tuổi không có nguy cơ mất khứu giác vĩnh viễn. Chính những tình trạng sức khỏe khác ảnh hưởng đến não hoặc dây thần kinh con người như khối u hoặc chấn thương đầu cũng có khả năng gây mất khứu giác vĩnh viễn ở mọi lứa tuổi.

Sau đây là một số nguyên nhân được cho là yếu tố dẫn đến bệnh mất khứu giác.

Xem thêm:  Tại sao trẻ nhỏ hay dụi mắt và cách phòng ngừa?

Nguyên nhân và yếu tố tiềm ẩn của bệnh mất khứu giác?

Nguyên nhân và yếu tố tiềm ẩn của bệnh mất khứu giác

Hầu hết chứng mất khứu giác là kết quả của việc lỗ mũi bị chặn hoặc sưng gây cản trở đường thở của con người. Điều này ngăn chặn các phân tử mùi đi vào mũi của bạn, dẫn đến việc mất cảm giác ngửi mùi.

Ngoài ra cũng có 1 vài nguyên nhân khác được cho là gây ra chứng mất khứu giác. 

  • Màng nhầy của mũi bị kích thích vì:
  • Viêm xoang.
  • Lạnh.
  • Cảm cúm.
  • Tắc nghẽn mãn tính do viêm mũi không dị ứng.
  • Hút thuốc.
  • Cảm lạnh.
  • Viêm mũi dị ứng.

Trong số các nguyên nhân trên, cảm lạnh thường là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mất khứu giác ở nhiều người. Ngoài ra theo thời gian những yếu tố xuất hiện dần dần hình thành chứng mất khứu giác.

Các yếu tố khác có khả năng dẫn đến tắc nghẽn đường mũi của bạn là:

  • Các khối u.
  • Polyp mũi.
  • Biến dạng vách ngăn mũi/mũi.

Như đã đề cập trước đó, tổn thương não hoặc dây thần kinh cũng có thể gây ra chứng mất khứu giác. Hốc mũi của bạn có các tế bào cảm thụ mang thông tin từ các dây thần kinh bên trong mũi đến não. Bất kỳ tác động nào ảnh hưởng đến các dây thần kinh này có thể dẫn đến thay đổi khứu giác hoặc mất nó vĩnh viễn.  Một số căn bệnh sau đây có thể dẫn đến chứng mất khứu giác:

  • U não.
  • Bệnh Alzheimer.
  • Suy giáp.
  • Bệnh Huntington.
  • Tâm thần phân liệt.
  • Bệnh Parkinson.
  • Bệnh đa xơ cứng.
  • Đột quỵ.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Động kinh.

Một số yếu tố sau đây có thể khiến bạn có nguy cơ mắc chứng mất khứu giác cao hơn. 

  • Tuổi tác ngày càng lớn. 
  • Mất cân bằng nội tiết tố.
  • Một số loại thuốc như kháng sinh và thuốc trị cao huyết áp.
  • Tiếp xúc với hóa chất.
  • Chấn thương đầu hoặc não.
  • Phương pháp điều trị y tế như xạ trị và hóa trị.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Lạm dụng rượu.
  • Hút thuốc lá.

Trong 1 số trường hợp rất hiếm, nhiều trẻ sơ sinh được sinh ra mà không có cảm giác về mùi do di truyền. Hiện trạng này được gọi là mất khứu giác bẩm sinh.

Xem thêm:  Mách mẹ cách giặt tã vải cho trẻ sơ sinh đúng cách

Mặc dù triệu chứng chính của mất khứu giác là mất cảm giác ngửi mùi nhưng những người bị bệnh cũng có thể biểu hiện 1 vài dấu hiệu khác sau đây. 

Dấu hiệu và triệu chứng mất khứu giác

Dấu hiệu và triệu chứng mất khứu giác

  • Ăn mất ngon.
  • Mất ham muốn trong quan hệ.
  • Phiền muộn.
  • Thay đổi khứu giác.
  • Giảm cân hoặc tăng cân đột ngột.

Nếu bạn quyết định gặp bác sĩ để điều trị chứng mất khứu giác, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện 1 số xét nghiệm sau đây. Chúng sẽ giúp họ tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng mất khứu giác của bạn.

Làm cách nào để chẩn đoán mất khứu giác?

Làm cách nào để chẩn đoán mất khứu giác

Đầu tiên bác sĩ bắt đầu ghi lại các triệu chứng bạn đã gặp phải. Sau đó, họ sẽ tiến hành kiểm tra mũi của bạn và thực hiện 1 bài kiểm tra thể chất hoàn chỉnh. Thậm chí đôi khi họ còn hỏi về bệnh sử của bạn.

Tùy thuộc vào các bài kiểm tra và câu trả lời, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện 1 hoặc nhiều xét nghiệm sau đây:

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): sử dụng tia X để tạo nên hình ảnh chi tiết của bộ não. 
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): dùng sóng vô tuyến điện và từ trường để xem não của bạn.
  • Chụp X-quang hộp sọ của bạn.
  • Nội soi mũi để quan sát bên trong mũi của bạn.

Khi đã xác định được nguyên nhân của việc mất khứu giác, bác sĩ sẽ đề xuất 1 quy trình điều trị phù hợp cho bạn. 

Những phương pháp điều trị mất khứu giác

Những phương pháp điều trị mất khứu giác 

Nếu mất khứu giác bắt đầu do cảm lạnh hoặc cúm, bạn có thể không cần điều trị thêm vì khứu giác của bạn sẽ trở lại khi tình trạng nghẹt mũi trở nên tốt hơn.

Những phương pháp điều trị khác cho chứng mất khứu giác: 

  • Một số loại thuốc như thuốc kháng histamin và steroid.
  • Thuốc thông mũi hoặc thuốc xịt mũi.
  • Trong trường hợp bạn có polyp mũi, bác sĩ có thể phải phẫu thuật cắt bỏ nó.
  • Châm cứu.
  • Bỏ dùng bất kỳ loại thuốc nào có thể gây ra chứng mất khứu giác.

Thật không may, chứng mất khứu giác không phải lúc nào cũng có thể điều trị nếu nguyên nhân là tuổi tác hoặc bẩm sinh. Đối với các trường hợp này, người bệnh cần phải cố gắng đối phó với nó trước khi xảy ra các biến chứng nặng hơn.

Xem thêm:  Ung thư hắc tố: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Một vài cách sau đây có thể giúp người bệnh sống chung với chứng mất khứu giác: 

  • Lắp đặt đầu báo cháy và báo động khói trong nhà bạn.
  • Từ bỏ hút thuốc.
  • Hạn chế uống rượu.
  • Hãy cố gắng tránh để thức ăn thừa trong tủ lạnh vì bạn có thể không biết liệu chúng có bị hỏng hay không.
  • Kiểm soát tình trạng căng thẳng của bản thân.

Đối phó với mất khứu giác sẽ dễ dàng hơn nhiều với những người đã chiến đấu với tình trạng này trong 1 thời gian. Nhưng đối với những người mới mất khứu giác gần đây, mọi thứ có thể hơi khó khăn.

Sau đây là 1 số biến chứng của những người mắc chứng mất khứu giác, đặc biệt là những người mới bị chẩn đoán mắc bệnh gần đây.

Biến chứng của mất khứu giác

Biến chứng của mất khứu giác

Sau đây là 1 số biến chứng của mất khứu giác do không thể ngửi thấy mùi:

  • Không có khả năng nếm thức ăn khiến người bệnh có thể nấu đồ ăn quá mặn quá lạt.
  • Tăng nguy cơ bị mắc kẹt trong đám cháy vì bản thân người bệnh sẽ không thể phát hiện mùi khói.
  • Mất cảm giác thân mật hoặc ham muốn do không thể ngửi thấy mùi hương hấp dẫn của bạn tình (pheromones).
  • Mất khả năng ngửi hóa chất hoặc các chất nguy hiểm trong nhà.
  • Rối loạn cảm xúc có thể dẫn đến trầm cảm.
  • Xa lánh xã hội.
  • Không có khả năng ngửi mùi cơ thể.

Mặc dù không ai trong chúng ta là nguyên nhân liên quan đến mất khứu giác của 1 người nhưng điều tối thiểu chúng ta có thể làm là đồng cảm với họ. Và nếu cần thiết thì nên đề nghị hỗ trợ họ bằng mọi cách có thể. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải căn bệnh mất khứu giác. Do đó cần phải tích cực phòng ngừa ngay từ đầu để tránh hậu quả về sau này.

Thuộc chủ đề:Sức khoẻ

Reader Interactions

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

E-mail Newsletter

  • Facebook
  • GitHub
  • Instagram
  • Pinterest
  • Twitter
  • YouTube

Chia sẻ hay

Nâng mũi bao lâu được dưỡng da? Các bước dưỡng da đúng cách

25 Tháng 4, 2025 By Quỳnh Thu

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm mê đạo tai

Viêm mê đạo tai: Triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị 

12 Tháng 5, 2025 By Quỳnh Thu

Tại sao khi hôn con trai lại thích sờ mông con gái?

11 Tháng 5, 2025 By Quỳnh Thu

Nâng/Treo cung chân mày nội soi là gì? Giá mới nhất 2023

26 Tháng 4, 2025 By Quỳnh Thu

Chi phí làm hồng nhũ hoa giá bao nhiêu?

15 Tháng 4, 2025 By Quỳnh Thu

Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ là gì

Đau bụng ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách làm dịu

1 Tháng 5, 2025 By Quỳnh Thu

Sống mũi lõm được đánh giá ra sao? Có nên chỉnh sửa?

29 Tháng 4, 2025 By Quỳnh Thu

Footer

Text Widget

Resolutebay – Website chuyên chia sẻ những thông tin về làm đẹp, sức khoẻ cho người và thú cưng, cũng nhiều kiến thức hay trong cuộc sống.

Recent

  • Hút mỡ bụng trên | Ưu điểm và chi phí hút mỡ mới nhất 2023
  • Lượng chạy dao là gì? Công thức tính lượng chạy dao chuẩn xác 100%
  • Khuôn ép nhựa là gì? Phân loại, cấu tạo, lưu ý khi gia công khuôn ép nhựa
  • Nên bọc đầu mũi bằng sụn tai hay Megaderm?
  • Ống thép luồn dây điện EMT là gì? Ứng dụng thực tế trong thi công

Search

Resolute Bay Design bởi nguoila.vn