Gai sinh dục ở môi bé là tình trạng gặp phải do tế bào thượng bì phát triển quá mạnh mẽ. Đây là vấn đề có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Gai sinh dục dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục khác. Cùng Resolute Bay tìm hiểu rõ hơn về tình trạng gai vùng kín qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu chi tiết về gai sinh dục
Gai sinh dục là bệnh lý lành tính thường gặp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tình trạng này. Cùng tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu,… của gai âm đạo:
Gai sinh dục ở môi bé là gì?
Môi bé mọc gai là tình trạng các tế bào ở vùng thượng bì phát triển quá mức so với bình thường. Những tế bào này đóng vai trò cân bằng sự ổn định của hàm lượng lipid, tăng cường độ ẩm cho da.
Do một nguyên nhân chủ quan nào đó, các tế bào thượng bì đã tăng trưởng nhanh chóng, gồ lên cao so với bề mặt da, hình thành gai nhú có màu trắng, đỏ. Khi sờ vào những gai này có cảm giác khô, sần sùi.
Theo nhiều tài liệu y khoa, gai sinh dục được xếp vào nhóm bệnh lý lành tính nhưng nếu không thăm kỹ có thể chẩn đoán nhầm với một số căn bệnh nguy hiểm như sùi mào gà, mụn sinh dục. Một số triệu chứng thường gặp khi có gai sinh dục ở môi bé như:
- Xung quanh môi nhỏ xuất hiện các đốm nhỏ li ti màu trắng, hồng dày đặc. Những đốm này phát triển không ngừng ngày càng dài và lan ra nhiều khu vực khác của âm đạo.
- Các nốt gai sinh dục tập trung nhiều ở bên trong âm đạo, môi lớn và môi bé.
Nguyên nhân gây ra
Hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào chỉ rõ nguyên nhân môi bé mọc gai hình thành. Tuy nhiên, với kiến thức y khoa hiện đại, các bác sĩ phụ khoa phán đoán rằng, Gai Sinh Dục ở môi nhỏ có thể xuất hiện do:
- Hệ thống nội tiết tố mất cân bằng, bị rối loạn nghiêm trọng.
- Không tuân thủ đúng hướng dẫn vệ sinh vùng kín tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển mạnh.
Dấu hiệu gai sinh dục ở nam và nữ giới
Có thể nhận biết qua một số dấu hiệu cụ thể ở nam và nữ giới như sau:
Những dấu hiệu giúp nhận biết gai sinh dục nam giới
- Nốt gai sinh dục nổi lên da có màu sắc trắng, đỏ, hình dáng như các nốt mụn nhỏ li ti.
- Mọc trên dương vật không gây cảm giác đau đớn, khó chịu.
- Khi bạn sờ vào các nốt gai dương vật sẽ cảm nhận rõ bề mặt sần sùi, hơi gồ.
Những dấu hiệu giúp nhận biết gai sinh dục nữ giới
- Cũng giống như nam giới, môi bé có gai cũng mọc thành các nốt nhỏ li li, màu hồng, đỏ hay trắng. Các nốt này cần quan sát kỹ mới thấy rõ do màu sắc trùng với bề mặt môi lớn, môi bé âm đạo.
- Nhú gai âm đạo khiến làn da của vùng kín khi sờ có cảm giác như da gà nhưng không gây ngứa, đau đớn. Tuy nhiên, nếu các nốt gai mọc quá nhiều có thể làm chị em cảm thấy khó khăn khi tiểu tiện, mất hứng thú trong chuyện chăn gối.
- Ở phụ nữ mang thai, gai âm đạo xuất hiện rất phổ biến do lượng dịch tiết vùng kín quá nhiều.
Tình trạng gai sinh dục xuất hiện khi nào?
Gai sinh dục tại môi nhỏ xuất hiện trong một số trường hợp cụ thể sau đây:
- Cơ thể đang bị suy dinh dưỡng, vừa hồi phục sau đau ốm,… nên nội tiết tố bị rối loạn, các tế bào phân chia không bình thường tạo thành các gai sinh dục.
- Những chị em khá chủ quan trong vấn đề vệ sinh vùng kín, làm cô bé luôn ẩm ướt, kém sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nốt gai sinh dục hình thành.
- Phụ nữ trong giai đoạn mang thai với lượng dịch tiết âm đạo lớn cũng dễ bị gai đường sinh dục.
Phân biệt gai sinh dục với sùi mào gà
Theo nhiều tài liệu y khoa, đặc điểm của môi bé có gai khá giống với các nốt sùi mào gà. Tuy nhiên, về bản chất bệnh lý thì 2 loại bệnh này lại có điểm khác biệt. Cùng so sánh theo các tiêu chí cụ thể như sau:
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý: Gai sinh dục xuất hiện bởi sự rối loạn nội tiết, không có khả năng lây nhiễm cho người khác. Trong khi đó, sùi mào gà là căn bệnh xã hội lây qua đường tình dục do virus HPV.
- Vị trí xuất hiện: Gai sinh dục chỉ mọc ở âm đạo, dương vật nhưng sùi mào gà còn gặp ở những bộ phận khác như mắt, lưỡi,…
- Hậu quả của bệnh lý: Gai sinh dục được đánh giá khá lành tính nhưng lâu dài có thể gây viêm, nhiễm trùng âm đạo. Ngược lại, sùi mào gà là tác nhân gây ung thư cổ tử cung, vô sinh, hiếm muộn.
Gai sinh dục tại môi bé có thực sự nguy hiểm không?
Gai sinh dục không phải là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nếu áp dụng đúng cách vệ sinh vùng kín, thăm khám định kỳ, các nốt gai có thể tự khô và dần rụng. Tuy nhiên, về sau tình trạng gai sinh dục có thể tái phát trở lại.
Bạn cần lưu ý tuyệt đối không dùng tay hay bất cứ vật nhọn nào tác động lên gai sinh dục. Đây là nguyên nhân gây chảy máu, nhiễm trùng và có thể lây nhiễm các bệnh lý nguy hiểm khác. Cho dù gai sinh dục không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và chỉ định thuốc bôi điều trị hiệu quả.
Cách điều trị gai sinh dục ở nữ giới như thế nào?
Đối với tình trạng gai sinh dục, bạn có thể áp dụng 2 phương pháp phổ biến sau để điều trị là nội khoa và ngoại khoa.
- Phương pháp nội khoa: Bác sĩ chủ yếu chỉ định các loại thuốc đặc trị kèm theo dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính chất dịu nhẹ. Một số trường hợp sẽ được kê thêm thuốc chấm đẩy nhanh thời gian rụng của gai sinh dục.
- Phương pháp ngoại khoa: Đây là cách điều trị sử dụng công nghệ quang động học ALA – PDT. Phương pháp ứng dụng ánh sáng có bước sóng ngắn để diệt khuẩn, làm teo nhỏ các gai sinh học mà không làm khách hàng cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Có thể phòng ngừa gai sinh dục ở môi bé được không?
Gai sinh dục ở môi nhỏ hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng một số cách đơn giản như sau:
- Vệ sinh vùng kín mỗi ngày đúng cách bằng dung dịch có thành phần dịu nhẹ.
- Quan hệ tình dục an toàn không chỉ phòng ngừa gai âm đạo mà còn tránh lây nhiễm nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như HIV, sùi mào gà, giang mai,…
- Chủ động tiêm phòng vắc xin ngừa virus HPV để tăng sức đề kháng cho cơ thể trước những căn bệnh gây ra ở bộ phận sinh dục.
Gai sinh dục ở môi bé là tình trạng phổ biến mà ai cũng sẽ gặp phải 1 lần trong đời. Với những thông tin trong bài viết này, bệnh viện thẩm mỹ Resolute Bay hy vọng bạn đã phân biệt rõ gai sinh dục với sùi mào gà để có hướng điều trị phù hợp.
Để lại một bình luận