Để đạt hiệu quả nâng mũi đúng như mong đợi, hạn chế biến chứng nguy hiểm, bạn cần nắm rõ những dấu hiệu nâng mũi bị viêm trong giai đoạn hậu phẫu. Đây là thông tin rất quan trọng để phát hiện sớm những triệu chứng đầu tiên của nhiễm trùng, hoại tử vết thương, tránh ảnh hưởng đến thời gian hồi phục của dáng mũi.
Nguyên nhân gây ra viêm, nhiễm trùng mũi
Tình trạng viêm, nhiễm trùng mũi có thể xảy ra do một số nguyên nhân như thực hiện thẩm mỹ nâng mũi tại địa chỉ kém uy tín, sử dụng sụn nâng không đảm bảo chất lượng và cách chăm sóc hậu phẫu chưa đúng. Cụ thể những nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm trùng mũi thường gặp gồm:
Địa chỉ làm đẹp không đảm bảo uy tín
Yếu tố chất lượng của thẩm mỹ viện thực hiện nâng mũi có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thành công khi can thiệp chỉnh hình dáng mũi. Một số cơ sở làm đẹp hoạt động chui, chưa được cấp giấy phép hành nghề, trang thiết bị máy móc lạc hậu cùng đội ngũ bác sĩ thiếu kinh nghiệm, tay nghề non kém là nguyên nhân làm vết thương nâng mũi bị viêm, nhiễm trùng.
Chọn loại sụn nâng mũi không đảm bảo chất lượng
Nếu ca phẫu thuật nâng mũi dùng loại sụn không thích hợp với dáng mũi, kém chất lượng sẽ khiến vết thương gặp biến chứng nguy hiểm như chất liệu độn bị đào thải, mũi kích ứng, sưng đỏ. Trường hợp không được thăm khám và điều trị sớm có thể gặp tình trạng nhiễm trùng, hoại tử vùng mũi, lộ sụn nâng, lệch dáng mũi.
Cách chăm sóc sau khi nâng mũi không phù hợp
Chăm sóc sau nâng mũi chưa đúng cách là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, viêm mũi sau khi can thiệp thẩm mỹ. Nếu bạn sờ, chạm quá nhiều vào vết thương, vận động cường độ cao có thể làm mũi bị biến dạng, lộ sống mũi. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng không đúng chuẩn y khoa cũng kéo dài thời gian hồi phục của vết thương như ít chất xơ, vitamin, khoáng chất, ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, thịt bò,…
Dấu hiệu nâng mũi bị viêm, nhiễm trùng
Bạn hoàn toàn có thể nhận biết tình trạng vết thương bị viêm nhiễm thông qua một số dấu hiệu mũi bị viêm sau nâng thường gặp như cảm giác đau nhức, khó chịu, có dịch mủ trên sống mũi,…
Vết thương nâng mũi đau nhức và không có dấu hiệu thuyên giảm
Sau khi nâng mũi, vết thương sẽ gặp tình trạng sưng đau nhưng đừng quá lo lắng đây chỉ là hiện tượng tạm thời và dần biến mất sau 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp, cơn đau nhức ngày càng tăng và không có dấu hiệu sẽ thuyên giảm. Đây là giai đoạn đầu của biến chứng nhiễm trùng, bạn cần đến ngay cơ quan y tế để thăm khám sớm và có hướng xử lý triệt để.
Chiếc mũi có cảm giác nhức nhối kèm theo mùi tanh khó chịu
Nếu mũi bạn sưng đau từ sống mũi cho đến đầu mũi kèm theo mũi tanh vô cùng khó chịu, đừng chủ quan đây chính là dấu hiệu nâng mũi bị viêm rất nghiêm trọng. Đây có thể là triệu chứng sụn nâng không tương thích với cơ địa của bạn hoặc cách chăm sóc hậu phẫu không đúng hướng dẫn.
Vết thương gặp tình trạng chảy mủ và có dịch màu vàng trên sống mũi
Khi mới thực hiện nâng mũi, vết thương chảy dịch màu vàng được xem là tình trạng bình thường. Tuy nhiên, sau 3 – 5 ngày, mũi vẫn còn dịch vàng kèm theo mũi hôi khó chịu chính là dấu hiệu nhận biết mũi bị viêm sau nâng. Nguyên nhân bởi vi khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở gây nhiễm trùng và lâu dài sẽ dẫn đến hoại tử.
Sốt cao trên 37 độ C
Một trong những dấu hiệu nâng mũi bị viêm phổ biến là cơ thể bị sốt trên 37 độ C. Bên cạnh đó, nếu sốt kèm theo mưng mủ, khó chịu cho thấy tình trạng nhiễm trùng đang ở mức rất nghiêm trọng. Bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra tình trạng dáng mũi và kê đơn thuốc hạ sốt, kháng viêm phù hợp.
Điều trị biến chứng sau nâng mũi thế nào?
Ngay khi phát hiện các dấu hiệu nâng mũi bị viêm, bạn cần đến ngay cơ sở thẩm mỹ uy tín để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp. Tùy theo tình trạng nhiễm trùng của vết thương mà phương pháp khắc phục mũi nâng sưng viêm cũng được điều chỉnh sao cho phù hợp.
Trường hợp vết thương nâng mũi nhiễm trùng nhẹ
Đối với tình trạng nâng mũi nhiễm trùng ở mức độ nhẹ, các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng viêm, kháng sinh và giảm đau cho khách hàng. Bạn cần lưu ý uống thuốc đúng liều lượng, theo thời gian đã được chỉ định. Tuyệt đối không nên tự ý thêm bất cứ loại thuốc nào khác trong liệu trình điều trị nâng mũi nhiễm trùng nhẹ nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trường hợp vết thương nâng mũi nhiễm trùng nặng nề
Đối với dấu hiệu mũi bị viêm sau nâng nặng, các bác sĩ thường chỉ định tháo sụn nâng và xử lý vết thương nhiễm trùng. Sau khi dáng mũi đã ổn định lại như ban đầu, vết thương liền da hoàn toàn, bạn sẽ được thực hiện tại can thiệp nâng mũi với chất liệu sụn nâng mới.
Cách chăm sóc sau nâng mũi để không bị nhiễm trùng
Để vết thương không gặp các dấu hiệu nâng mũi bị viêm, nhiễm trùng, bạn cần quan tâm đến chế độ sinh hoạt hàng ngày và dinh dưỡng. Tuân thủ đúng hướng dẫn theo chỉ định của bác sĩ giúp dáng mũi nhanh chóng hồi phục, hạn chế nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm.
Chế độ dinh dưỡng sau khi thực hiện nâng mũi
Thực đơn trong giai đoạn hậu phẫu cần chú trọng đa dạng chất dinh dưỡng, kiêng các loại thực phẩm có thể gây kích ứng vết thương. Tham khảo ngay một số thực phẩm bạn nên lựa chọn và kiêng cữ sau nâng mũi sau đây:
Các thực phẩm nên lựa chọn khi thực hiện nâng mũi
- Bạn nên ưu tiên chọn loại thịt chứa hàm lượng protein tốt cho cơ thể như thịt nạc heo, tránh dầu mỡ quá nhiều dễ khiến vết thương mưng mủ, sưng đỏ.
- Chọn các loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao thúc đẩy quá trình hồi phục của vết thương, tránh gây sẹo lồi trên da.
- Bên cạnh đó, thực đơn cũng nên ưu tiên các loại trái cây, rau củ chứa hàm lượng vitamin C cao giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể.
- Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo bổ sung đủ lượng protein và nước cần thiết cho cơ thể qua nước khoáng, sữa, phô mai,…
Các thực phẩm nên kiêng khi thực hiện nâng mũi
- Những loại thực phẩm khó tiêu hóa, gây áp lực cho đường ruột bạn nên tránh như cà muối, dưa giá,…
- Những thực phẩm có thể khiến vết thương bị kích ứng, dễ gây sẹo lồi kém thẩm mỹ như xôi nếp, thịt bò, thịt gà,..
- Bạn cũng cần lưu ý kiêng các loại thực phẩm có chứa thành phần chất kích thích như tỏi, ớt, không uống rượu bia, hút thuốc lá,…
- Sau khi nâng mũi không nên ăn các loại thực phẩm có vị quá chua hay quá cứng gây khó khăn khi tiêu hóa.
Chế độ sinh hoạt nên tuân thủ sau khi nâng mũi
Trong giai đoạn hậu phẫu, bên cạnh nắm rõ dấu hiệu nhận biết mũi bị viêm sau nâng thì một số thói quen sinh hoạt nên tránh và tuân thủ đúng theo hướng dẫn chăm sóc vết thương cũng vô cùng quan trọng. Cụ thể chế độ sinh hoạt bạn nên áp dụng như sau:
- Tránh vận động quá mạnh, để vết thương chạm nước sau khi nâng mũi.
- Vệ sinh vết thương mỗi ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý và bông gạc vô trùng.
- Mang nẹp cố định dáng mũi 24/24, chỉ nên tháo nẹp khi vệ sinh vết thương.
- Tuân thủ đúng lịch tái khám định kỳ và uống đúng toa thuốc bác sĩ đã kê.
- Nên lựa chọn kính áp tròng thay cho kích gọng và che chắn vết thương cẩn thận mỗi khi ra ngoài.
Những dấu hiệu nâng mũi bị viêm có thể dễ dàng quan sát được và nhận biết sớm trước khi diễn biến nhiễm trùng nặng nề. Hy vọng thông tin được Resolute Bay chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng để ca nâng mũi thành công đúng mong đợi.
Trả lời