Công nghiệp nhẹ là một trong những ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế. Công nghiệp nhẹ liên quan đến việc sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phổ biến như quần áo, giày dép, đồ gia dụng, đồ chơi và nhiều sản phẩm khác. Hiện nay, các nhà máy sản xuất trong ngành công nghiệp nhẹ đã ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Trong số đó, Nhà máy cơ khí P69 là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với năng lực sản xuất đa dạng và chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ngành công nghiệp này qua bài viết dưới đây nhé!
Công nghiệp nhẹ là gì?
Công nghiệp nhẹ là ngành công nghiệp ít tập trung tư bản hơn công nghiệp nặng, và thiên về cung cấp hàng hóa tiêu dùng hơn là phục vụ các doanh nghiệp (có nghĩa là sản phẩm được sản xuất cho người tiêu dùng cuối cùng hơn là sản xuất để làm đầu vào cho một quá trình sản xuất khác).
Các cơ sở công nghiệp nhẹ thường ít gây tác động môi trường hơn công nghiệp nặng và vì thế chúng có thể được bố trí gần khu dân cư. Ngành công nghiệp nhẹ lại rất cần nhiều người lao động làm việc trong một không gian rộng lớn
Đặc điểm của ngành công nghiệp nhẹ hiện nay
Khi nhắc đến các điểm nổi bật của ngành công nghiệp nhẹ, không thể bỏ qua những yếu tố sau:
– Các khu công nghiệp thường được xây dựng gần các khu dân cư và đất công cộng.
– Các ngành công nghiệp nhẹ thường cần nhiều lao động và không gian lớn để sản xuất.
– Mức độ ô nhiễm trong ngành công nghiệp nhẹ thường thấp hơn các ngành nặng, góp phần bảo vệ môi trường.
– Mục đích sản xuất của các ngành công nghiệp nhẹ chủ yếu là các sản phẩm tiêu dùng, được phân phối đến thị trường bán lẻ.
– Để thu hút người tiêu dùng, các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ thường được thiết kế và chú trọng về đặc tính vật lý.
– Chi phí đầu tư cho ngành công nghiệp nhẹ thường tương đối thấp và khả năng thu hồi vốn nhanh hơn so với các ngành công nghiệp nặng.
Các ngành công nghiệp nhẹ phổ biến hiện nay trên thị trường
Như đã giới thiệu, các ngành công nghiệp nhẹ chủ yếu hướng đến mặt hàng tiêu dùng, phục vụ đời sống con người. Dưới đây là 8 nhóm ngành cơ bản nhất thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
1. Ngành chế biến thực phẩm
Ngành này có trách nhiệm quan trọng trong việc vận hành, sản xuất và chế biến nguyên liệu thô từ động vật hoặc thực vật để tiêu thụ trên thị trường. Sản xuất các sản phẩm như thực phẩm ngọt, bánh mì, pho mát, thịt chế biến và các sản phẩm đóng hộp là phổ biến nhất trong nhóm ngành này.
Sự đa dạng và phong phú của các sản phẩm, cùng với nhu cầu sử dụng cao, đã thu hút nhiều lao động hơn so với trung bình thị trường. Tùy theo từng sản phẩm, việc phân chia vị trí lao động cũng khác nhau, bao gồm đóng gói thành phẩm, kỹ thuật viên quản lý khâu sản xuất và các bộ phận khác.
2. Ngành linh kiện điện tử
Trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, ngành điện tử đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, thiết kế và lắp ráp các thiết bị điện tử, nhằm đáp ứng nhu cầu trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại và quân sự trong nước.
Bên cạnh đó, sản phẩm của ngành điện tử còn hỗ trợ cho nhiều ngành công nghiệp khác như ô tô, đồ gia dụng và viễn thông. Đặc biệt, ngành này luôn cập nhật, thay đổi và điều chỉnh sản phẩm để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thời đại công nghệ.
3. Ngành dược phẩm
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm đảm nhiệm việc sản xuất và tiếp thị các sản phẩm như thuốc và hóa chất để điều trị và phòng ngừa bệnh. Ngoài ra, các công ty này còn tham gia vào nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới.
4. Trang thiết bị y tế
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, sản xuất trang thiết bị y tế đã trở thành một trong những ngành công nghiệp nhẹ được Chính phủ quan tâm đặc biệt. Các doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế đã được áp dụng nhiều chính sách ưu đãi riêng để khuyến khích sản xuất các thiết bị phục hồi chức năng, thiết bị tiệt trùng, thiết bị thông dụng và công nghệ cao.
Báo điện tử của Chính phủ Việt Nam cũng đề cập đến mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp nhẹ đến năm 2025, bao gồm đáp ứng 60% nhu cầu trang thiết bị y tế (TTBYT) cho phục hồi chức năng (PHCN) và y học cổ truyền (YHCT); đáp ứng trên 80% nhu cầu thiết bị tiệt trùng với các dung tích nhỏ, vừa và lớn; đáp ứng 80% nhu cầu vật tư thông dụng và y cụ học đường; đáp ứng 40% nhu cầu vật liệu cấy ghép vào cơ thể.
5. Ngành mỹ phẩm
Đây là một lĩnh vực chuyên về sản xuất và cung cấp các phẩm chất liên quan đến làm đẹp như chăm sóc da, tóc, cơ thể, đồ trang điểm, nước hoa và nhiều loại sản phẩm khác. Các doanh nghiệp trong ngành có thể vừa sản xuất vừa phân phối bán lẻ.
Với sự tăng trưởng không ngừng của nhu cầu làm đẹp từ mọi người, ngành kinh doanh mỹ phẩm phát triển vượt bậc. Sản phẩm làm đẹp được liên tục ra đời để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
6. Ngành nội thất
Ngành nội thất có nhiệm vụ thiết kế và sản xuất các sản phẩm nội thất cho các hộ gia đình, doanh nghiệp,… Đây là một lĩnh vực tổng hợp kết hợp nghệ thuật, thẩm mỹ và khoa học kỹ thuật. Vì vậy bên cạnh thiết kế các sản phẩm nội thất còn liên quan đến các lĩnh vực kiến trúc hay thiết kế đồ họa.
7. Ngành dệt may
Ngành dệt may liên quan đến việc sản xuất các sản phẩm bao gồm sợi, vải, thiết kế sản phẩm, hoàn thiện hàng may mặc và phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng. Đây là một nhóm ngành cung cấp các sản phẩm thiết yếu vì nhu cầu tiêu dùng trên thị trường rất lớn. Chu kỳ sản xuất sản phẩm phụ thuộc vào sự biến động của thời tiết, sự ưa chuộng của người dùng và phong tục tập quán của từng khu vực.
Ngành dệt may phụ thuộc chủ yếu vào lao động nữ, không yêu cầu trình độ cao. Vốn đầu tư cần thiết cho ngành này không quá lớn, phù hợp với các tổ chức sản xuất có quy mô vừa và nhỏ. Ngoài ra, ngành dệt may còn hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
8. Ngành giày, dép
Nhóm công nghiệp này có trách nhiệm thiết kế, sản xuất, phân phối và tiếp thị các loại giày, dép khác nhau. Đây là một ngành công nghiệp mà thu hút rất nhiều nhân công, góp phần tạo điều kiện việc làm cho xã hội và tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, nó cũng tạo ra nhiều nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước thông qua hoạt động xuất khẩu.
Ngành công nghiệp giày, dép Việt Nam chủ yếu xuất khẩu đến các nước thuộc Liên minh châu Âu, chiếm khoảng 75% tổng giá trị xuất khẩu. Hiện nay, sản phẩm giày, dép đang đứng đầu trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến thị trường EU.
Mua sản phẩm cơ khí và vật liệu cơ khí uy tín chất lượng ở đâu?
Nhà máy cơ khí P69 tự hào là đơn vị số 1 trên thị trường cung cấp sản phẩm cơ khí và vật liệu cơ khí uy tín, chất lượng
Tại đây, chúng tôi sở hữu đội ngũ thiết kế, kỹ thuật, công nhân giàu kinh nghiệm. Được đào tạo bài bản với tay nghề cao.
Hệ thống trang thiết bị, máy móc, công nghệ được đầu tư hiện đại, tiên tiến bậc nhất. Cam kết 100% chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng chính hãng.
Khách hàng có thể kiểm tra trực tiếp sản phẩm trước khi nhập hàng. Hoàn tiền nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái.
Mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng. Hỗ trợ vận chuyển, lắp đặt chuyên nghiệp.
Báo giá cạnh tranh nhất thị trường.
Vậy bạn còn chần chừ gì nữa, nhanh tay liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn
CÔNG TY THU MUA PHẾ LIỆU GIÁ CAO THỊNH PHÁT
Địa chỉ: Km 18, đường Đại Lộ Thăng Long, Khu CN Thạch Thất Quốc Oai, Hà Nội
Văn Phòng: Số 06/165C, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 09666 86 969
Hotline: 0989 188 982
Email: kd1@cokhip69.com.vn
Linkdin: https://www.linkedin.com/in/muaphelieu-thinhphat-41860a184/
Website: https://cokhip69.com.vn/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCyWxlfKnTvPwo2fjeY3IO8A
Thông tin vật liệu cơ khí được Resolute Bay tổng hợp từ trên nên tảng internet, mọi thông tin chỉ được dùng để tham khảo không phục vụ mục đích mua bán hàng.
Để lại một bình luận