Cách nhận biết trẻ sơ sinh mũi cao hay thấp rất đơn giản, các bạn chỉ cần nhìn độ cao sống mũi, chiều dài của mũi và cánh mũi hai bên. Tuy nhiên, bé mới sinh thường rất khó xác định được mũi có cao hay không. Để biết cách xác định mũi trẻ cao hay thấp cũng như phương pháp giúp mũi của bé cao hơn thì chúng ta hãy xem ngay những chia sẻ của chuyên gia nhé!
Cách nhận biết trẻ sơ sinh mũi cao hay thấp
Trẻ khi mới sinh ra thì các bộ phận như mắt, mũi, miệng, làn da… thường có những đặc điểm khác biệt so với lúc lớn lên. Chẳng hạn như mắt bị híp lại không rõ nếp mí, mũi thấp tẹt, da đỏ hoặc sậm màu. Trong đó, nhiều bà mẹ thắc mắc nhất là chiếc mũi của bé liệu thấp hay cao.
Để biết cách xem mũi bé thấp hay cao, quý phụ huynh hãy nhìn các đặc điểm dưới đây nhé!
- Sống mũi: Khi nhìn ở góc nghiêng, nếu sống mũi thấp thì các bạn sẽ nhìn thấy rõ nhất sống mũi của bé thấp tẹt, xương mũi to và lỗ mũi có hơi hếch lên.
- Độ dài chiếc mũi: Chiếc mũi chuẩn là chiều dài phải bằng 1/3 chiều dài khuôn mặt. Nếu không đạt đúng tỷ lệ này thì chiếc mũi sẽ mất cân đối so với các bộ phận khác. Phần đỉnh đầu mũi và môi, cằm không nằm trên một đường thẳng.
- Cánh mũi hai bên: Sống mũi thấp thường có đặc điểm là cánh mũi dày và to bè, nhất là mỗi khi cười trông mũi khá to và thô, đầu mũi tròn kém thon gọn.
Cách nhận biết trẻ sơ sinh mũi cao hay thấp dựa vào những đặc điểm nêu trên có thể giúp phụ huynh thực hiện các phương pháp làm cao sống mũi cho bé ngay từ nhỏ. Cách làm dân gian được áp dụng nhiều nhất là vuốt sống mũi để kích thích xương sống mũi phát triển.
Cách giúp em bé mũi cao lên tự nhiên
Sống mũi cao khi xương sống mũi phát triển theo thời gian bé lớn lên. Ngoài yếu tố di truyền thì chế độ dinh dưỡng, các biện pháp kích thích sống mũi cũng mang lại hiệu quả cải thiện đáng kể. Trong dân gian, có nhiều mẹo giúp mũi cao mà các mẹ hay áp dụng đó là vuốt sống mũi, cùng với xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
Vuốt mũi cho bé
Qua cách nhận biết trẻ sơ sinh mũi cao hay thấp, chắc hẳn các bạn sẽ tìm cách làm mũi bé cao hơn và phương pháp được áp dụng phổ biến là vuốt sống mũi. Các bước thực hiện vuốt mũi cho bé đơn giản như sau:
- Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi vuốt mũi cho bé để tránh vi khuẩn ở tay gây hại cho làn da của bé.
- Bước 2: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ nắn rồi vuốt nhẹ theo dọc sống mũi từ dưới lên trên. Thực hiện khoảng 10 lần.
- Bước 3: Bóp hai bên cánh mũi khoảng 10 lần, thực hiện nhẹ nhàng để không làm mũi bị tổn thương.
Lưu ý: Mỗi lần thực hiện khoảng 2 – 3 phút và mỗi ngày thực khoảng 3 lần. Đặc biệt, phương pháp vuốt sống mũi nên thực hiện khi bé mới sinh và duy trì liên tục trong suốt giai đoạn dài.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Theo các nghiên cứu, chế độ dinh dưỡng có quyết định rất lớn đến sự phát triển của cơ thể, trong đó có thể kích thích sụn và xương mũi phát triển. Do đó, các chị em nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ ngay từ nhỏ.
Trong khẩu phần ăn nên chế biến các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin, protein, canxi… từ các loại như: Rau xanh đậm (cải bó xôi, cải xà lách…), trái cây (ổi, đu đủ, cam, bưởi, quýt, kiwi…), protein từ thịt, cá hồi, các loại hạt, ngũ cốc, sữa, các loại hải sản, canh hầm xương…
Xem thêm: Cách đánh khối mũi cho người mới tập makeup
Trẻ khi lớn mũi có cao lên không?
Mặc dù, các bạn có cách nhận biết trẻ sơ sinh mũi cao hay thấp khi vừa mới sinh bé. Tuy nhiên, trẻ khi mới sinh thường có sống mũi tẹt và hếch. Trẻ lớn lên mũi có thể cao do tốc độ phát triển của cơ thể, sụn và xương sống mũi dần được hình thành ổn định. Không chỉ là mũi cao hơn lúc mới sinh mà ngay cả các bộ phận như mắt cũng to hơn, làn da cũng thay đổi, khuôn mặt sắc nét và cân đối.
Thông thường trẻ vừa mới lọt lòng còn trong tháng đầu khó xác định được chính xác mũi cao hay thấp. Cho đến khi trẻ từ 1 – 1,5 tuổi thì mới phần nào xác định được mũi của bé có cao hay không. Giai đoạn phát triển cơ thể ở mỗi bé khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, chế độ dinh dưỡng, tốc độ phát triển, chấn thương…
Trên thực tế, khi bé lớn lên, mũi của bé cũng có thể thấp tẹt mà không cao do yếu tố di truyền. Nếu là nguyên nhân di truyền thì rất khó để áp dụng các giải pháp kích thích mũi cao theo cách làm dân gian. Chẳn hẳn cần phải đợi cho bé đến tuổi trưởng thành áp dụng các giải pháp nâng cao sống mũi thì mới cải thiện được khuyết điểm.
Vuốt sống mũi có làm mũi cao lên không?
Nhiều mẹ bỉm sữa tìm hiểu cách nhận biết trẻ sơ sinh mũi cao hay thấp và áp dụng phương pháp vuốt sống mũi, nhưng liệu có hiệu quả không?
Theo các chuyên gia cho biết, cách vuốt sống mũi là cách làm dân gian chưa được nghiên cứu và khẳng định cho hiệu quả. Nhiều bà mẹ vẫn áp dụng và may mắn là mũi bé cao khi lớn lên, nhưng vấn đề này có thể là do xương và sụn mũi phát triển tự nhiên theo sự phát triển của cơ thể.
Trên thực tế, sống mũi cao hay thấp là do di truyền là chủ yếu, vậy nên việc vuốt sống mũi không thể khẳng định chắc chắn là biến mũi thấp thành cao. Một số trường hợp thực hiện sai cách còn gây tổn thương đến sống mũi của bé bởi những lý do như sau:
- Khoang mũi của trẻ còn nhỏ chưa có nhiều lông mũi và mạch máu, cấu trúc xương và sụn mũi còn yếu chưa ổn định chắc chắn. Nếu lực tác động quá mạnh và thường xuyên có thể gây tổn thương niêm mạc và huyết quản ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây ra các bệnh lý viêm nhiễm.
- Ống khứu giác của bé cũng ngắn và thấp chưa được phát triển toàn diện nên việc vuốt sống mũi có thể làm chất dịch nhầy tiết ra đi vào tai giữa thông qua ống khứu giác gây nên bệnh lý viêm tai giữa.
- Hệ hô hấp của bé dễ bị ảnh hưởng nếu vi khuẩn xâm nhập, mũi còn dễ mẫn cảm với thời tiết, không khí bên ngoài. Mọi tác động như dùng tay vuốt nếu không được vệ sinh sạch thì sẽ làm tổn thương đến niêm mạc mũi.
Phương pháp giúp mũi cao thật sự hiệu quả
Dựa vào cách nhận biết trẻ sơ sinh mũi cao hay thấp, các bạn có thể xác định được mũi bé cao hoặc thấp. Dù là kết quả nào thì cũng không cần vội lo lắng, bởi mũi thấp cũng có thể chỉnh sửa trở thành mũi cao nhanh chóng nhờ vào các phương pháp thẩm mỹ hiện đại như nâng mũi Hàn Quốc, nâng mũi bán cấu trúc, nâng mũi cấu trúc…
Thay vì vuốt mũi cho bé mãi mà không thấy kết quả, các mẹ hãy tập trung vào khâu xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé một cách lành mạnh. Đợi đến khi bé đủ 18 tuổi thì tìm đến phương pháp nâng mũi để khắc phục mũi tẹt cho bé. Các công nghệ nâng mũi hiện nay tiên tiến giúp tái tạo lại sống mũi đẹp toàn diện và lưu giữ kết quả vĩnh viễn. Chỉ một lần thực hiện là bé sẽ có chiếc mũi đẹp phù hợp với khuôn mặt.
Bài viết đã giúp bạn biết cách nhận biết trẻ sơ sinh mũi cao hay thấp. Qua những gì chia sẻ, các bậc phụ huynh hãy an tâm, mũi của bé có thể cao khi lớn lên hoặc nếu vẫn thấp tẹt thì vẫn có cách khắc phục dễ dàng.
Để lại một bình luận