Ở Mỹ cứ 3 người sẽ có 1 người bị bệnh zona. Và bạn có biết mỗi năm có khoảng 1 triệu trường hợp bị chẩn đoán mang bệnh zona? Con số này cho thấy mọi người cần quan tâm căn bệnh này vì không ai biết chắc bản thân có bị nó tấn công hay không.
Bệnh zona hay còn gọi zona thần kinh. Đây là bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster của bệnh thủy đậu gây ra. Do đó tất cả những bạn có tiền sử bệnh thủy đậu sẽ mang nguy cơ phát triển bệnh zona hơn người thường.
Hãy coi chừng nếu bạn tình cờ nhìn thấy dải mụn nước xuất hiện ở cổ, thân, khuôn mặt hoặc một vết phát ban màu đỏ gây đau rát. Chúng có thể là dấu hiệu của bệnh zona. Những thông tin sau sẽ cho bạn biết thêm về bệnh zona, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Bệnh zona là gì?
Bệnh zona là căn bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster gây ra. Zona trong y học cũng hay được gọi là herpes zoster. Căn bệnh này cũng chính là kết quả do cùng 1 loại virus gây ra bệnh thủy đậu.
Bệnh zona có thể phát ban gây đau đớn ở bất kỳ đâu trên cơ thể người bệnh. Tuy nhiên thông thường nó sẽ hình thành 1 dải mụn nước chạy thành đường dài theo dây thần kinh. Điển hình là các vị trí như cổ, mặt hoặc thân của bạn. Đặc trưng của zona là cơ thể bị phát ban đỏ da vừa đau vừa cảm giác nóng rát.
Những người bị thủy đậu sớm, sau khi hết bệnh virus sẽ tạm không hoạt động trong các mô thần kinh bao quanh tủy sống và não. Sau nhiều năm, những virus không hoạt động này có thể xuất hiện lại dưới dạng bệnh zona.
Mặc dù zona không phải là một căn bệnh nguy hiểm tính mạng nhưng nó có thể gây đau đớn và mất thẩm mỹ đối với người bệnh.Việc sớm điều trị zona sẽ giảm nguy cơ biến chứng và tiêm vaccine có thể giảm bớt khả năng nhiễm trùng.
Tiêm chủng phòng bệnh zona được áp dụng cho những người từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên theo khuyến cáo nên tiêm vaccine ở tuổi 60 vì đây là thời gian có nguy cơ phát triển bệnh zona cao nhất.
Bệnh zona tiến triển theo 3 giai đoạn khác nhau, cụ thể từng giai đoạn sẽ được chia sẻ trong phần thông tin dưới đây.
Các giai đoạn và triệu chứng
Bệnh zona có thể phân thành 3 giai đoạn dựa vào sự phát triển của bệnh và các triệu chứng khác nhau trong từng giai đoạn.
Giai đoạn 1 – Giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu của bệnh zona còn được gọi là giai đoạn prodromal. Trong giai đoạn này thường sẽ có các triệu chứng đặc trưng sau:
- Đau đầu.
- Cảm giác nóng rát và đau ở một bên hoặc những vùng nhỏ trên khắp cơ thể.
- Cảm giác lo lắng hoặc khó chịu.
- Xuất hiện tình trạng sợ ánh sáng.
Giai đoạn 2 – Giai đoạn phát triển
Giai đoạn thứ 2 còn gọi là giai đoạn cấp tính được biểu hiện bằng việc cơ thể bắt đầu phát ban da. Đặc điểm của phát ban cụ thể như sau:
- Các mụn nước chứa đầy dịch có thể vỡ dễ dàng.
- Các mảng màu đỏ.
- Phát ban có xu hướng xuất hiện một bên thân của bạn.
- Phát ban xuất hiện trên mặt và tai.
Việc phát ban da cũng kèm theo các triệu chứng khác như ngứa không chịu nổi, sốt, ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi và đau. Tình trạng phát ban kéo dài trong 7-10 ngày và hầu hết người bệnh sẽ lành lại trong 4 tuần.
Giai đoạn 3
Giai đoạn thứ 3 của bệnh zona thường không nhiều người bệnh zona gặp phải. Nguyên nhân chính là vì các triệu chứng của giai đoạn này liên quan đến các biến chứng như:
- Phát ban liên quan đến mắt.
- Đau dây thần kinh postherpetic: Đây là biến chứng của bệnh zona. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các sợi thần kinh và da người bệnh.
- Mất thính giác, cảm giác đau dữ dội ở 1 bên tai, nóng mặt hoặc mất vị giác trên lưỡi có thể là dấu hiệu của hội chứng Ramsay Hunt.
- Nhiễm trùng.
Như chúng tôi đã chia sẻ, bệnh zona là do virus varicella zoster gây ra đồng thời cũng là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu. Sau đây chúng ta hãy tìm hiểu các nguyên nhân và yếu tố tiềm ẩn dẫn đến bệnh zona.
Nguyên nhân và yếu tố tiềm ẩn bệnh zona
Những người có tiền sử thủy đậu sẽ có nguy cơ bệnh zona nhiều hơn người bình thường. Sau khi bị hồi phục từ bệnh thủy đậu, virus varicella zoster đã xâm nhập vào hệ thống thần kinh và tiếp tục không hoạt động ở đó trong nhiều năm.
Sau một thời gian virus này có thể được kích hoạt lại và di chuyển qua các các dây thần kinh, tiếp cận bề mặt da người bệnh. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh zona. Tuy nhiên không phải tất cả những người bị thủy đậu đều sẽ phát triển thành bệnh zona.
Sau đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thủy đậu thành bệnh zona.
- Tuổi tác: Những người trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Một số căn bệnh như HIV/AIDS và ung thư làm suy yếu khả năng miễn dịch, gia tăng nguy cơ mắc bệnh zona.
- Người trải qua điều trị ung thư.
- Một số loại thuốc như steroid.
Tiêm phòng vaccine hiện đang là biện pháp để giảm cơ hội bị bệnh zona. Hiện nay không có cách chữa hết hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên bác sĩ có thể kê thuốc chống viêm, thuốc chống virus và thuốc kháng histamin để giảm bớt triệu chứng, rút ngắn thời gian bệnh xảy ra.
Ngoài ra còn một số phương pháp tự nhiên có thể giảm bớt các triệu chứng của bệnh zona.
6 Biện pháp tự nhiên để quản lý triệu chứng bệnh zona
Tắm bột yến mạch
Bạn sẽ cần:
- 1 – 2 Chén bột yến mạch.
- Nước.
Cách thực hiện:
- Cho 1 – 2 chén bột yến mạch vào bồn tắm của bạn.
- Ngâm mình trong bồn tắm từ 15-20 phút.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể thực hiện cách này 1 lần 1 ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Những đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của bột yến mạch giúp làm dịu viêm ngứa ở khu vực phát ban nổi đỏ.
Chườm nước lạnh/nóng
Bạn sẽ cần: Túi chườm lạnh/nóng.
Cách thực hiện:
- Sử dụng túi chườm lạnh/nóng áp lên vùng da bị bệnh zona.
- Bạn để nguyên như vậy trong thời gian từ 15 – 20 phút.
- Sau khi lấy túi chườm ra thì vỗ nhẹ lên da.
- Rửa sạch lại vùng da vừa chườm còn túi chườm thì bỏ đi.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể thực hiện cách này 1 – 2 lần mỗi ngày cho đến khi dung dịch trong mụn nước ngưng chảy.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Chườm lạnh có khả năng tuyệt vời trong việc giảm viêm sưng. Do đó bạn có thể dùng nó để giảm các cơn đau, sưng viêm liên quan đến bệnh zona. Chườm nóng có hiệu quả trong việc điều trị vết loét lạnh. Sử dụng nó cũng sẽ giảm bớt các triệu chứng có liên quan đến bệnh zona.
Vitamin
Vitamin C và D có thể điều trị bệnh zona. Vitamin D giúp điều hòa hệ miễn dịch trong khi vitamin C có thể giảm đau và các triệu chứng khác liên quan đến nhiễm trùng do bệnh gây ra.
Các thực phẩm giàu vitamin C và D gồm trái cây họ cam quýt, rau lá xanh, phô mai, trứng và cá. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung 2 loại vitamin này vào chế độ ăn uống.
Dầu dừa
Bạn sẽ cần:
- 1 Muỗng canh dầu dừa nguyên chất.
- Bông gòn.
Cách thực hiện:
- Lấy bông gòn thấm một ít dầu dừa nguyên chất, sau đó thoa trực tiếp lên vùng da đang bị phát ban, nổi mụn nước.
- Bạn nhớ để yên như vậy trong 20 – 30 phút trước khi rửa sạch lại với nước.
- Sau khi dùng thì vứt bỏ bông gòn.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể thực hiện cách này 1-2 lần mỗi ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Đặc tính chống viêm và giảm đau của dầu dừa giúp giảm ngứa và các cơn đau xảy ra do bệnh zona.
Tỏi
Bạn sẽ cần:
- 4 – 5 Tép tỏi.
- 1 Miếng bông cotton.
Cách thực hiện:
- Bạn sẽ bóc vỏ 4 – 5 tép tỏi.
- Nghiền nát đinh hương với tỏi rồi bôi hỗn hợp này lên vùng da bị ảnh hưởng của bệnh zona bằng miếng bông cotton hoặc bông gòn.
- Để yên trong 15 – 30 phút trước khi rửa sạch bằng nước.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể thực hiện cách này từ 1 – 2 lần mỗi ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Bản chất chống virus và chống viêm của tỏi giúp chống lại các triệu chứng viêm và đau.Hỗ trợ rất tốt trong việc giảm bớt các triệu chứng của bệnh zona.
Dầu tràm trà
Bạn sẽ cần:
- 3 giọt dầu tràm trà.
- 1 – 2 Muỗng cà phê dầu dừa.
- Bông gòn.
Cách thực hiện:
- Cho 3 giọt dầu tràm trà vào 1 đến 2 muỗng cà phê dầu dừa. Trộn đều hỗn hợp.
- Lấy bông gòn nhúng vào hỗn hợp rồi thoa lên vùng da bị bệnh zona ảnh hưởng.
- Để yên như vậy từ 20 – 25 phút.
- Rửa sạch lại bằng nước ấm.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể thực hiện cách này từ 1 – 2 lần mỗi ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Dầu tràm trà sở hữu đặc tính chống viêm hiệu quả có thể giảm ngứa và cơn đau liên quan đến bệnh zona. Bản chất chống virus của tràm trà có thể tăng tốc độ phục hồi của người bệnh.
Bạn cũng có thể thực hiện các mẹo dưới đây để ngăn ngừa bệnh zona tái phát.
Cách phòng ngừa bệnh zona
- Bạn cần chủ động tiêm phòng cho bản thân và bé con nhà mình nếu chưa từng mắc bệnh. Vaccine có thể không đảm bảo ngăn ngừa tất cả mọi người tránh được bệnh thủy đậu. Tuy nhiên theo báo cáo có 9 trên 10 người thành công khi sử dụng cách này.
- Những người trong độ tuổi 50 – 60 tuổi nên tiêm phòng vaccine ngừa bệnh zona.
Vì zona là bệnh truyền nhiễm nên điều quan trọng là bạn cần có biện pháp để ngăn ngừa lây bệnh sang những người khác.
Sau đây là những điều bạn cần làm:
- Giữ cho cho các vết phát ban/mụn nước được an toàn cho đến khi chúng khô hoàn toàn.
- Tránh tiếp xúc với những người chưa bao giờ bị thủy đậu hoặc có hệ miễn dịch yếu.
- Tránh chia sẻ đồ dùng cá nhân.
- Thường xuyên rửa tay.
Tiêm vaccine là một trong những cách phổ biến cũng như thành công ngăn ngừa bệnh zona. Tuy nhiên nếu trường hợp xấu nhất là bạn vẫn bị zona thì đừng vội nản lòng. Bạn có thể thực hiện các biện pháp giúp ngăn ngừa và giảm thiểu triệu chứng bệnh. Hầu hết các trường hợp bị zona đều nhẹ và bắt đầu bớt dần sau vài ngày hoặc vài tuần.
Hy vọng toàn bộ các thông tin trên của Resolute Bay đã giúp bạn hiểu rõ về căn bệnh zona, cách phòng ngừa, điều trị và biện pháp giảm thiểu các triệu chứng. Bạn cần chủ động tìm hiểu thông tin để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Để lại một bình luận