Chán ăn tâm thần là 1 dạng rối loạn ăn uống mà bản thân người mắc phải sẽ đột ngột xuống rất nhiều cân. Đặc biệt họ rất sợ tăng cân mặc dù bản thân đã rất gầy đến mức suy dinh dưỡng. Chính vì vậy chán ăn gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong.
Tỷ lệ mắc chứng chán ăn tâm thần ở các nước phương Tây là 0,1% đến 5,7% ở nữ giới. Trên toàn thế giới, tỷ lệ mắc chứng rối loạn ăn uống này là 0,3% đối với phụ nữ trẻ và phổ biến gấp đôi ở những cô gái tuổi teen. Độ tuổi trung bình bắt đầu mắc chứng chán ăn là 15 tuổi với 80% – 90% số người bị ảnh hưởng là nữ.
Nếu bạn biết người nào đó ăn rất ít, thường xuyên bỏ bữa hoặc xuống cân rất nhiều trong 1 thời gian cực ngắn, rất có thể họ đang bị chán ăn. Những thông tin sau đây đặc biệt dành cho người đang mắc chứng chán ăn hoặc biết những người khác cũng bị bệnh tương tự. Hãy cùng Resolute Bay tìm hiểu thêm nhiều thông tin để chọn phương pháp điều trị thích hợp cho chứng biếng ăn này nhé.
Chứng chán ăn tâm thần là gì?
Chán ăn tâm thần hay còn gọi là chán ăn là 1 chứng rối loạn về ăn uống. Biểu hiện đặc trưng của chứng chán ăn là trọng lượng cơ thể giảm nhiều một cách đột ngột và rất sợ hãi khi tăng cân. Những cảm giác này có thể đi kèm với 1 nhận thức sai lệch về tình trạng cân nặng của cơ thể.
Những người mắc chứng chán ăn hạn chế rất nhiều về khối lượng thức ăn họ đưa vào cơ thể. Bởi vì họ muốn tiếp tục giảm cân hoặc tránh bị tăng thêm bất kỳ kg nào. Đối với 1 số trường hợp, họ còn tăng cường tập thể dục cường độ cao hoặc lạm dụng thuốc nhuận tràng để giảm cân.
Trên thực tế chứng chán ăn không phải là 1 rối loạn sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên 1 số người hành hạ cơ thể bằng cách nhịn ăn quá mức và xem đó là cách để đối phó với các vấn đề cảm xúc của cá nhân.
Chứng chán ăn cũng có thể ảnh hưởng đến việc mang thai. Tuy nhiên những người có triệu chứng chán ăn nhẹ khi mang thai có xu hướng thai không bị biến chứng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng chán ăn có thể liên quan đến cảm giác đói. Và cũng có thể là do các vấn đề về cảm xúc và hành vi.
Dấu hiệu và triệu chứng của chứng chán ăn
Triệu chứng về cơ thể
- Giảm cân cực độ.
- Thân hình gầy gò.
- Các chỉ số máu bất thường.
- Mất ngủ.
- Cảm giác chóng mặt và mệt mỏi.
- Móng tay dần nhạt màu.
- Tóc dễ gãy rụng, yếu và khô.
- Mất kinh.
- Đau bụng.
- Da trở nên khô hoặc vàng.
- Táo bón.
- Chịu lạnh kém.
- Nhịp tim không đều.
- Tụt huyết áp.
- Mất nước.
- Tay chân bị sưng phù.
- Men răng có thể bị xói mòn do nôn thường xuyên.
Một số người bị chán ăn có thể ăn nhiều không kiểm soát rồi lại tìm cách xổ hoặc ói ra tương tự những người mắc chứng cuồng ăn. Tuy nhiên người mắc chứng chán ăn thường thiếu cân trong khi người cuồng ăn lại có cân nặng bình thường hoặc thừa cân.
Sau đây là những triệu chứng về cảm xúc và hành vi của chứng chán ăn.
Triệu chứng cảm xúc và hành vi
Nỗ lực giảm cân bằng cách:
- Hạn chế ăn uống bằng cách ăn kiêng hoặc ăn chay quá mức.
- Điên cuồng tập thể dục.
- Ăn uống vô độ sau đó dùng thuốc xổ hoặc móc họng để ói.
Các triệu chứng khác:
- Thường xuyên bỏ bữa.
- Chỉ ăn 1 số thực phẩm ít chất béo hoặc ít calo.
- Không bao giờ ăn ở nơi công cộng.
- Liên tục kiểm tra cân nặng.
- Nói dối về lượng thức ăn đã ăn.
- Giảm ham muốn.
- Thường xuyên phàn nàn về việc béo.
- Thiếu quan tâm mọi người và vật xung quanh.
- Xa lánh xã hội.
- Mất ngủ.
Nguyên nhân chính xác của việc rối loạn ăn uống hiện chưa biết được. Tuy nhiên sau đây là 1 số yếu tố phổ biến nhất có khả năng liên quan đến việc gây ra chứng chán ăn.
Nguyên nhân và yếu tố tiềm ẩn của chứng chán ăn
Chán ăn có thể là do sự kết hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý và môi trường.
- Sinh học: 1 Số gen có thể liên quan đến việc chán ăn.
- Tâm lý: Những người có tính cách dễ ám ảnh hoặc lo lắng thường hay mắc bệnh này hơn những người khác.
- Môi trường: Áp lực vì xu hướng vóc dáng thon thả và sự kì thị người béo cũng có thể thúc đẩy tình trạng biếng ăn.
Một số yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng chán ăn:
- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có thành viên từng bị bệnh thì sẽ gia tăng nguy cơ mắc chứng chán ăn hơn người bình thường.
- Ăn kiêng hoặc bỏ đói bản thân sẽ gây khó khăn trong việc hình thành thói quen ăn uống bình thường.
- Tuổi tác: Chứng chán ăn phổ biến hơn ở những cô gái tuổi teen và phụ nữ. Nhưng con trai và đàn ông cũng có thể gặp rủi ro.
- Thường xuyên có cảm xúc căng thẳng hoặc lo lắng.
Một số bạn có thể nhầm lẫn chán ăn với chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên cả 2 hoàn toàn khác nhau. Sau đây là 1 số khác biệt chính giữa chứng chán ăn và chế độ ăn kiêng.
Ăn kiêng và chán ăn
Chán ăn
- Những người chán ăn sẽ giới hạn chế độ ăn uống của họ chỉ vài trăm calo mỗi ngày.
- Giảm cân đột ngột.
- Đói.
- Ăn uống vô tội và rồi dùng thuốc xổ hoặc móc cổ họng ói ra hết.
- Đánh giá giá trị bản thân dựa trên vóc dáng và trọng lượng cơ thể.
Trong khi đó chế độ ăn kiêng thường có mục đích sở hữu 1 cơ thể khỏe mạnh hơn bằng việc tiêu thụ vừa phải các thực phẩm lành mạnh. Đồng thời phải đảm bảo chế độ ăn kiêng này không làm cho họ đói.
Ăn kiêng
- Những người ăn kiêng vẫn sẽ nạp đủ lượng calo cần thiết từ các thực phẩm lành mạnh.
- Ăn kiêng lành mạnh không liên quan đến chế độ ăn kiêng cấp tốc. Thay vào đó họ sẽ giảm cân dần dần mà không bỏ đói bản thân hoặc để rơi vào trường hợp thiếu cân.
- Ăn kiêng không liên quan đến việc nhịn đói. Chủ yếu mục đích của nó là thay thế thực phẩm không lành mạnh bằng thực phẩm lành mạnh.
- Những người ăn kiêng thường không bị ám ảnh bởi cân nặng. Họ ăn uống lành mạnh để cảm thấy khỏe mạnh.
Nếu bạn nghi ngờ rằng bản thân hoặc ai đó đang mắc chứng chán ăn, đừng ngại ngần tìm kiếm sự giúp đỡ.
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể thực hiện nhiều xét nghiệm và kiểm tra khác nhau để xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng chán ăn và loại trừ các yếu tố về bệnh khác.
Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán chứng chán ăn gồm:
- Khám tổng quát thể chất người bệnh: Đo chiều cao, cân nặng, nhịp tim, huyết áp và các triệu chứng khác của bạn.
- Hỏi về bệnh sử của gia đình bạn.
- Những xét nghiệm như xét nghiệm chỉ số máu hoặc các xét nghiệm về máu khác để kiểm tra chất điện giải, protein. Đồng thời kiểm tra hoạt động của các cơ quan quan trọng như gan, thận và tuyến giáp của bạn.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Đánh giá tâm lý để biết suy nghĩ, thói quen ăn uống và cảm xúc của bạn.
- Các xét nghiệm khác như chụp X-quang hoặc điện tâm đồ để tìm mật độ xương hoặc rối loạn nhịp tim (nếu có).
Trong trường hợp các xét nghiệm chứng minh rằng bạn đang mắc chứng chán ăn, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị y tế sau đây. Cách này sẽ giúp bạn thoát khỏi và phục hồi chứng rối loạn ăn uống thành công.
Một số phương pháp điều trị
Sau đây là 1 số phương pháp điều trị cho chứng chán ăn:
- Nhập viện: Nếu tình trạng nguy kịch, bạn có thể phải nhập viện ngay lập tức. Điều này thường xảy ra khi nhịp tim của bạn có vấn đề, cơ thể bị mất nước hoặc suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
- Dùng ống dẫn thức ăn và theo dõi thường xuyên: Cần phải theo dõi các triệu chứng nghiêm trọng của bạn như mức độ hydrat hóa và chất điện giải. Trong trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể sẽ được cho ăn bằng ống dẫn thức ăn.
- Chế độ ăn uống lành mạnh do 1 chuyên gia dinh dưỡng cung cấp sẽ giúp bạn trở lại thói quen ăn uống bình thường.
- Tâm lý trị liệu: Gia đình, nhóm bạn và cá nhân sẽ giúp người bệnh lựa chọn các thực phẩm lành mạnh.
- Thuốc: Mặc dù không có thuốc đặc trị cho chứng chán ăn nhưng người bị bệnh vẫn có thể dùng thuốc chống trầm cảm và thuốc tâm thần để điều trị các triệu chứng như trầm cảm và lo lắng.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh là rất cần thiết để chữa trị chứng chán ăn. Tuy nhiên chán ăn là 1 tình trạng nghiêm trọng và không nên tự điều trị. Thay vào đó hãy tham khảo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng, họ có thể cung cấp các mẹo ăn uống giúp bạn trở lại chế độ ăn uống bình thường.
Làm cách nào để đối phó với chứng chán ăn
Nói đến việc khôi phục lại cân nặng bình thường, những người biếng ăn cần tuân theo 1 kế hoạch ăn uống cụ thể được cung cấp bởi 1 chuyên gia dinh dưỡng.
Tuy nhiên 1 số người bị bệnh có thể có nguy cơ mắc hội chứng tái dưỡng. Hội chứng này xuất hiện khi cơ thể phản ứng tiêu cực với sự gia tăng lượng thức ăn đột ngột. Theo đúng quy trình thì đội ngũ y tế bao gồm bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đã tính toán, theo dõi và tăng lượng thức ăn cho người bị chứng chán ăn trong quá trình hồi phục.
Đối với những người không có nguy cơ mắc hội chứng tái dưỡng, không có gì lạ khi nhu cầu của họ đạt tới 3000 – 5000 calo mỗi ngày. Đặc biệt đối với các trường hợp thanh thiếu niên đang độ tuổi phát triển. Những người như vậy có thể bắt đầu 1 cách an toàn bằng cách ăn 2000 – 2500 calo mỗi ngày. Sau đó tăng lượng calo của họ lên 3000 – 5000 calo mỗi ngày.
Mục tiêu của bạn khi thực hiện chế độ ăn kiêng là đạt được 50 – 60% tổng lượng calo của carbohydrate lành mạnh, 15 – 20% của protein và 30 – 40% của chất béo lành mạnh.
Carbohydrate lành mạnh bao gồm rau, trái cây, đậu, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
Thực phẩm giàu protein bao gồm hải sản, sữa, trứng, yến mạch và đậu nành.
Bạn có thể nạp chất béo lành mạnh từ bơ, sô cô la đen, trứng nguyên, cá béo, các loại hạt và dầu ô liu.
Sau đây là 1 vài mẹo để kiểm soát chứng chán ăn.
Mẹo để quản lý chứng chán ăn
- Bám sát kế hoạch điều trị bằng cách không bỏ lỡ bất kỳ buổi trị liệu nào. Điều quan trọng là tuyệt đối không được bỏ bữa.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh để bổ sung tất cả các chất dinh dưỡng quan trọng bạn còn thiếu.
- Đừng cô lập bản thân khỏi những người quan tâm bạn. Thay vào đó, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè.
- Chống lại cảm giác thôi thúc kiểm tra trọng lượng cơ thể hoặc nhìn vào gương quá thường xuyên.
- Tránh chạy theo các trào lưu ăn kiêng thiếu lành mạnh.
- Thực hành yoga để giảm các triệu chứng căng thẳng và lo lắng.
Những lời khuyên cơ bản này có thể giúp kế hoạch điều trị chứng chán ăn của bạn hoạt động tốt hơn. Đồng thời làm giảm khả năng tái phát sau này.
Thật không may những người mắc chứng rối loạn ăn uống như chán ăn ban đầu thường có xu hướng từ chối điều trị. Điều này có thể là vì họ sợ tiếp tục tăng cân. Do đó bạn bè và gia đình phải theo dõi sát sao người bệnh để hỗ trợ và giúp họ phục hồi.
Hy vọng bài viết này giải quyết tất cả những thắc mắc của bạn xoay quanh chứng chán ăn. Đây là một triệu chứng rối loạn ăn uống có thể tấn công bất kỳ ai và gây ra nhiều hậu quả nặng nề, thậm chí là tử vong. Do đó bạn cần phải bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Nếu phát hiện họ có dấu hiệu chán ăn cần phải nhờ sự trợ giúp từ các chuyên gia ngay lập tức.
Để lại một bình luận