Hãy tưởng tượng bạn không thể nhớ những người mà bạn yêu quý nhất khi bạn về già. Cảm giác đó sẽ như thế nào? Đau lòng, buồn chán hoặc tức giận bản thân? Đây chính xác là những gì xảy ra trong cuộc sống của khoảng 5 triệu người đang sống ở Mỹ.
Bệnh Alzheimer chính là nguyên nhân dẫn đến con số đáng kinh ngạc trên. Và con số này được dự đoán sẽ tăng đến 13,8 triệu vào năm 2050. Đáng buồn thay, không có cách nào để chữa trị căn bệnh này. Do đó, sự giúp đỡ quan trọng nhất đối với những người mắc bệnh Alzheimer là hỗ trợ về mặt tinh thần.
Resolute Bay sẽ chia sẻ mọi thứ bạn cần biết về bệnh Alzheimer. Bởi vì không ai biết được bản thân hay người nhà có bị căn bệnh này tấn công hay không.
Bệnh Alzheimer là gì?
Bệnh Alzheimer là một rối loạn thần kinh dẫn đến cái chết của các tế bào não. Điều này là nguyên nhân dẫn đến mất trí nhớ và suy giảm nhận thức. Căn bệnh này là 1 loại sa sút trí tuệ phổ biến nhất và là 1 dạng bệnh thoái hóa thần kinh. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng bệnh Alzheimer là một rối loạn tự miễn dịch.
Các triệu chứng của bệnh Alzheimer thường nhẹ ở giai đoạn đầu và sẽ dần trở nên nghiêm trọng theo thời gian.
Những người bị rối loạn thoái hóa thần kinh này cần được chăm sóc và hỗ trợ. Và để làm được điều này bạn cần hiểu các giai đoạn khác nhau của bệnh Alzheimer.
Các giai đoạn của bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer có 7 giai đoạn khác nhau, bao gồm:
- Giai đoạn 1: Không có biểu hiện suy yếu : Trong giai đoạn này, người bị bệnh thường không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.
- Giai đoạn 2: Sự suy giảm nhận thức rất nhẹ: Người bệnh bắt đầu có những thay đổi nhẹ trong hành vi khó có thể phát hiện.
- Giai đoạn 3: Sự suy giảm nhận thức nhẹ: Tại thời điểm này, những thay đổi nhỏ trong hành vi của người bệnh bắt đầu nổi lên.Có thể là người bệnh quên 1 số điều, lặp đi lặp lại những câu hỏi giống nhau và gặp rắc rối trong việc lập kế hoạch hoặc tổ chức điều gì đó.
- Giai đoạn 4: Sự suy giảm nhận thức vừa phải: Các triệu chứng bắt đầu trở nên rõ ràng hơn. Các vấn đề mới bắt đầu xuất hiện. Một số điều xảy ra như quên một số điều liên quan đến bản thân, khó nhớ ngày tháng năm. Đôi khi người bệnh sẽ gặp rắc rối khi nấu nướng hoặc đặt các món ăn.
- Giai đoạn 5: Sự suy giảm nhận thức tương đối nghiêm trọng: Trong giai đoạn này, các triệu chứng bắt đầu tồi tệ hơn. Người bệnh có thể bắt đầu quên mất thời gian và cả môi trường xung quanh. Họ có thể quên địa chỉ, số điện thoại và thông tin chi tiết về bản thân.
- Giai đoạn 6: Sự suy giảm nhận thức nghiêm trọng: Các khả năng nhận thức có thể suy giảm hơn nữa. Điều này có nghĩa là người bệnh khó nhận ra khuôn mặt người quen hoặc có xu hướng quên tên mọi người xung quanh. Có những trường hợp cha mẹ nhầm lẫn con cái, vợ nhớ nhầm chồng….
- Giai đoạn 7: Sự suy giảm nhận thức rất nghiêm trọng: Người bệnh có thể bắt đầu gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động cơ bản như ngồi, ăn hoặc thậm chí là đi bộ. Vào thời điểm người bệnh tiến đến giai đoạn này, họ thậm chí không biết bản thân có khát nước hay không.
Chúng ta có thể thấy hầu hết các triệu chứng của bệnh Alzheimer có liên quan đến sự suy giảm khả năng nhận thức. Sau đây là một số dấu hiệu và triệu chứng mà chúng ta nên biết rõ.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Alzheimer
Một trong những dấu hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer là sự thay đổi về trí nhớ, người bệnh sẽ thường đãng trí hay quên tên hoặc nơi cất đồ.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến bệnh Alzheimer:
- Giảm khả năng ghi nhớ những điều mới. Điều này dẫn đến việc người bệnh thường lặp đi lặp lại cùng 1 câu hỏi. Đôi khi họ sẽ để nhầm đồ đạc cá nhân hoặc quên các cuộc hẹn.
- Giảm khả năng suy luận và hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp.
- Giảm trực giác hoặc khả năng nhận diện khuôn mặt, các vật thể bình thường.
- Giảm khả năng đọc, viết hoặc nói.
- Thay đổi hành vi và tính cách.
Những triệu chứng này thường sẽ khác nhau tùy vào người bệnh. Bản thân người bị Alzheimer cũng sẽ có cách biểu hiện dấu hiệu bệnh khác nhau.
Nếu những triệu chứng này xảy ra dần dần theo năm tháng thay vì chỉ vài giờ hoặc vài ngày. Thậm chí các triệu chứng ngày càng xấu đi, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức bình thường thì có lẽ họ đã bị Alzheimer.
Bạn có tò mò muốn biết những nguyên nhân nào gây ra bệnh Alzheimer? Sau đây là một số yếu tố tiềm ẩn được cho là nguyên nhân của bệnh.
Nguyên nhân và yếu tố tiềm ẩn của bệnh Alzheimer
Tương tự hầu hết các loại bệnh mất trí nhớ, bệnh Alzheimer là do tế bào não chết. Đây là 1 bệnh thoái hóa thần kinh và nó khiến cho tế bào não chết dần dần.
Các mô có ít tế bào thần kinh và kết nối những người bị bệnh Alzheimer. Khám nghiệm tử thi đã phát hiện các cặn nhỏ (mảng bám) tích tụ xung quanh và bên trong các mô.
Các mảng bám như vậy được tìm thấy giữa các tế bào thần kinh sắp chết và được tạo thành từ 1 protein gọi là amyloid beta. Các mớ rối hình thành trong tế bào thần kinh và được tạo thành từ 1 protein khác gọi là tau.
Nguyên nhân chính xác dẫn đến những thay đổi này và gây ra bệnh Alzheimer vẫn chưa được tìm thấy. Tuy nhiên, 1 vài yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân gia tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer.
- Tuổi tác ngày càng lớn.
- Di truyền: Gia đình có lịch sử bị Alzheimer.
- Di truyền học: Người mang gen bệnh.
- Não bị chấn thương nặng hoặc vết thương cứ lặp đi lặp lại.
- Tiếp xúc với 1 số chất gây ô nhiễm môi trường như thuốc trừ sâu, kim loại độc hại và hóa chất công nghiệp.
Trước khi tìm hiểu cách chẩn đoán bệnh Alzheimer, chúng ta hãy phân biệt sự khác nhau giữa bệnh Alzheimer và chứng mất trí.
Sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer
Trên thực tế bệnh Alzheimer là 1 loại sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay. Và 2 loại này có nhiều điểm tương đồng hơn là sự khác biệt.
- Sa sút trí tuệ: Nó không phải là một bệnh cụ thể mà là một thuật ngữ được sử dụng để xác định 1 loạt các điều kiện liên quan đến mất chức năng nhận thức.
- Bệnh Alzheimer: Đây là bệnh thuộc loại sa sút trí tuệ phổ biến nhất và chiếm 60 – 80% các trường hợp.
Một người bị chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer khi họ thể hiện sự suy giảm nhận thức gây cản trở công việc và cuộc sống hàng ngày. Sau đây là 1 số xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán bệnh Alzheimer.
Các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh Alzheimer
Chúng ta cần biết rõ không có xét nghiệm đơn lẻ nào giúp chẩn đoán bệnh Alzheimer. Đầu tiên bác sĩ hoặc các chuyên gia thần kinh sẽ bắt đầu xem xét các dấu hiệu và triệu chứng thể hiện ở bạn. Sau đó họ phân tích chi tiết về bệnh sử của bạn và gia đình để chẩn đoán bằng cách loại trừ các tình trạng khác.
Các chức năng thần kinh của người bệnh cũng có thể được kiểm tra. Bao gồm kiểm tra phản xạ, sự cân bằng và cảm giác của bạn.
Một số xét nghiệm đánh giá chẩn đoán khác bao gồm:
- Chụp CT
- Quét MRI
Trong 1 số trường hợp, xét nghiệm di truyền và nhận thức cũng có thể được thực hiện để loại trừ các tình trạng bệnh khác.
Khi Alzheimer được phát hiện, bác sĩ có thể yêu cầu bạn lựa chọn bất kỳ phương pháp điều trị nào sau đây.
Điều trị y tế
Mặc dù không có cách chữa trị căn bệnh Alzheimer vì cái chết của các tế bào não không thể thay đổi. Tuy nhiên vẫn có 1 số biện pháp can thiệp trị liệu giúp những người bị Alzheimer dễ dàng sống chung với bệnh hơn.
- Quản lý hiệu quả các triệu chứng mà bệnh nhân Alzheimer có thể mắc phải.
- Các chương trình và hoạt động chăm sóc dành cho người bị Alzheimer.
- Khuyến khích người bệnh tham gia vào các nhóm và dịch vụ hỗ trợ.
Một số loại thuốc cũng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và các triệu chứng của người bệnh Alzheimer. Thuốc bao gồm các chất ức chế cholinesterase như:
- Tacrine (Cognex).
- Rivastigmine.
- Donepezil.
Một chất đối kháng thụ thể NMDA được gọi là Memantine (Namenda) cũng có thể được dùng 1 mình hoặc kết hợp với chất ức chế cholinesterase.
Sau đây là 1 số biện pháp tự nhiên hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh Alzheimer.
Làm cách nào để kiểm soát các triệu chứng của bệnh Alzheimer
Thảo dược Ginkgo Biloba (Bạch quả)
Bạn cần có: Bổ sung 120 – 240mg bạch quả.
Bạn cần làm:
- Tiêu thụ 120 – 240mg bạch quả.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất kỳ thứ gì cho tình trạng bệnh của bản thân.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể thực hiện cách này 1 lần mỗi ngày hoặc theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Ginkgo Biloba có thể tăng cường chức năng nhận thức. Nó giúp cải thiện tình trạng suy giảm nhận thức nhẹ liên quan đến bệnh Alzheimer.
Vitamin E
Bạn cần có: 15mg Vitamin E.
Bạn cần làm:
- Bạn có thể tiêu thụ tới 15mg vitamin E mỗi ngày. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E như dầu thực vật, các loại hạt, hạt hướng dương và rau lá xanh.
- Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn bổ sung vitamin E.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Trong chế độ ăn uống hàng ngày bạn có thể bổ sung 1 lượng nhỏ thực phẩm giàu vitamin E.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Các nguyên tử oxi là 1 trong những tác nhân gây ra các triệu chứng bệnh Alzheimer. Đặc tính chống oxy hóa của vitamin E có thể trì hoãn sự tiến triển của bệnh.
Curcumin
Bạn cần có:
- 1 Muỗng cà phê bột nghệ.
- 1 Ly sữa nóng.
Bạn cần làm:
- Cho 1 muỗng cà phê bột nghệ vào 1 ly sữa nóng.
- Trộn đều và uống liền.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể uống hỗn hợp này 1 lần 1 ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Curcumin là thành phần chính của củ nghệ. Hợp chất này có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và lipophilic mạnh mẽ. Do đó nó sẽ cải thiện trí nhớ tổng thể của những người bị bệnh Alzheimer.
Omega-3
Bạn cần có: 250mg Axit béo omega-3.
Bạn cần làm:
- Tiêu thụ khoảng 250mg axit béo omega-3 mỗi ngày.
- Những thực phẩm giàu omega-3 bao gồm cá béo, hạt lanh, quả óc chó, đậu nành và hạt chia.
- Bạn cần nghe lời khuyên của bác sĩ khi có kế hoạch bổ sung omega-3.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể bổ sung 1 lượng nhỏ axit béo omega-3 trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Axit béo omega-3 giúp tăng cường chức năng nhận thức, đặc biệt trong trường hợp bệnh Alzheimer nhẹ. Nó cũng có thể ngăn ngừa mất tế bào thần kinh trong thời gian dài.
Mặc dù việc điều trị có thể giúp bạn kiểm soát triệu chứng bệnh Alzheimer, tuy nhiên tình trạng này không thể chữa khỏi hoàn toàn. Sau đây là 1 số lời khuyên có thể giúp người bị Alzheimer sống chung với bệnh.
Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
- Kiểm tra lượng đường trong máu, huyết áp và mức cholesterol.
- Quản lý cân nặng của bạn thường xuyên.
- Tập luyện thể dục đều đặn.
- Thực hiện theo 1 chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.
- Bỏ hút thuốc lá.
- Luôn luôn đeo thắt lưng an toàn hoặc mũ bảo hiểm theo đúng quy định.
- Tham gia vào các hoạt động xã hội mọi lúc mọi nơi.
Nếu bất kỳ ai trong số những người thân yêu của bạn bị bệnh Alzheimer, bạn nên biết rõ nhiều cách khác nhau để giúp họ đối phó với bệnh.
Cách chăm sóc bệnh nhân Alzheimer
- Xây dựng 1 thói quen.
- Hãy kiên nhẫn với người bệnh.
- Cố gắng thu hút người bệnh tham gia càng nhiều hoạt động hàng ngày càng tốt.
- Luôn cung cấp 1 số lựa chọn (không nhiều) cho người bệnh cho dù liên quan đến thực phẩm hoặc quần áo.
- Giảm bớt phiền nhiễu để không gây nhầm lẫn cho người bệnh.
- Ngăn ngừa té ngã bằng các biện pháp phòng ngừa cần thiết.
Bệnh Alzheimer có thể khá khó đối phó đặc biệt đối với bản thân người bệnh và người thân xung quanh. Chúng tôi biết rằng gia đình và bạn bè người bệnh có thể gặp khó khăn khi phải đối mặt với sự thay đổi đột ngột này. Tuy nhiên điều quan trọng nhất chính là bạn tuyệt đối đừng bỏ cuộc. Hãy mạnh mẽ và hỗ trợ về mặt cảm xúc cũng như tinh thần cho người bệnh Alzheimer.
Để lại một bình luận