Kết thúc ca nâng mũi, khách hàng sẽ được bác sĩ tiến hành nẹp mũi sau phẫu thuật. Việc làm này giúp cố định dáng mũi trong quá trình hồi phục và mũi lên form đẹp hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết quy trình tháo nẹp mũi và thời gian nào tháo nẹp là hợp lý.
Tác dụng của nẹp mũi sau phẫu thuật
Nẹp mũi thường được dùng sau khi nâng mũi là loại nẹp bằng nhựa nhiệt dẻo, dùng để dán bên ngoài sống mũi. Dựa trên tỷ lệ đo vẽ mà bác sĩ tiến hành cắt miếng nẹp để vừa với sống mũi mới. Quá trình bóc tách khoang mũi để đặt sụn vào gây ra một số tác động nhỏ, từ đó dán nẹp mũi mang lại nhiều tác dụng như:
- Nẹp định hình dáng mũi để cố định trụ mũi sau khi nâng. Hạn chế tình trạng mũi bị cong vẹo, tụt sóng trong suốt thời gian hồi phục.
- Tác dụng của nẹp mũi sau phẫu thuật là giúp làm giảm hiện tượng vỡ mao mạch máu khi mũi bị tác động dao kéo, nguyên nhân gây sưng bầm vùng mũi.
- Nẹp nâng mũi còn tạo sự ổn định, giúp sụn ghép có sự liên kết chặt chẽ giữa sống mũi và các mô xung quanh. Từ đó việc nằm nghiêng sau khi nâng mũi ít bị ảnh hưởng hơn.
- Ngoài ra, sử dụng nẹp mũi sau phẫu thuật có thể bảo vệ sống mũi, hạn chế những va chạm mạnh vào mũi. Nhờ đó bạn yên tâm hơn trong sinh hoạt hậu phẫu.
Khi nào thì có thể tháo nẹp nâng mũi?
Việc tháo nẹp nâng mũi sẽ được thực hiện dựa trên tốc độ hồi phục vết thương của khách hàng. Theo các chuyên gia thẩm mỹ, bác sĩ sẽ tháo nẹp nâng mũi sau khoảng thời gian 2 tuần. Sau 1 tuần nâng mũi bạn sẽ được bác sĩ vệ sinh và thay băng gạc ở mũi. Nếu như cơ địa khách hàng mau lành và chế độ chăm sóc tốt thì sau 2 tuần mũi sẽ được tháo nẹp.
Một số cơ địa khó lành, sau 2 tuần mũi vẫn còn sưng đau thì sẽ được theo dõi và tiếp tục chăm sóc cho đến khi ổn định. Khoảng 1 tháng bác sĩ mới tiến hành tháo nẹp định hình. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tái khám định kỳ để chắc chắn rằng bạn không tháo nẹp mũi quá sớm.
Có nên tự tháo nẹp mũi tại nhà không?
Nhiều người thắc mắc liệu có thể tự tháo nẹp mũi tại nhà không. Câu trả lời là dựa trên tình trạng hồi phục vết thương ở mũi mà bạn có thể tự tháo nẹp mũi tại nhà. Nếu như chiếc mũi của bạn đã hoàn toàn ổn định, các dụng cụ vệ sinh mũi được đảm bảo và bạn đã được các chuyên viên hướng dẫn cách tháo nẹp mũi thì bạn có thể tự tin thực hiện tại nhà.
Tuy nhiên, nếu mũi bạn vẫn còn sưng đau, không đủ kinh nghiệm tháo nẹp mũi hay tâm lý lo sợ. Tốt nhất lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ để tái khám và tháo nẹp. Bởi các bác sĩ thẩm mỹ có đầy đủ chuyên môn, đảm bảo đúng quy trình vô khuẩn và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Quy trình tháo nẹp mũi sau phẫu thuật tại nhà
Dưới đây là quy trình tháo nẹp mũi mà kể cả bác sĩ thẩm mỹ hay bệnh nhân có thể tự thực hiện tại nhà. Chỉ cần tuân thủ theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình.
- Bước 1: Chuẩn bị tăm bông y tế, nước muối sinh lí và băng gạch sạch.
- Bước 2: Dùng tăm bông để thấm nước muối sinh lí, sau đó luồn tăm bông xuống dưới nẹp nâng mũi một cách nhẹ nhàng.
- Bước 3: Từ từ đưa tăm bông lên đầu mũi để tách phần nẹp với da mũi. Lưu ý bước này bạn cần tỉ mỉ để tránh tác động mạnh đến vết thương.
- Bước 4: Sử dụng gạc y tế thấm nước muối sinh lí để vệ sinh xung quanh phần da mũi và vết máu bầm còn bám dính.
Các thao tác vệ sinh và tháo nẹp mũi sau phẫu thuật bạn nên thực hiện trước gương để dễ dàng quan sát. Nên tháo 1 bên nẹp để vệ sinh và áp dụng tương tự với bên còn lại.
Cách chăm sóc mũi khi sử dụng nẹp mũi sau phẫu thuật
Quá trình sử dụng nẹp nâng mũi, nhiều khách hàng lúng túng về cách chăm sóc hậu phẫu như thế nào để mũi nhanh hồi phục, rút ngắn thời gian tháo nẹp. Dưới đây là cách chăm sóc mũi mà bác sĩ thẩm mỹ chỉ dẫn chi tiết:
- Trong 2 ngày đầu sau phẫu thuật nâng mũi, hãy chườm lạnh liên tục ít nhất 2 lần/ngày để giảm cảm giác sưng đau ở mũi.
- Tuân thủ uống thuốc kháng sinh, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để vết thương ở mũi mau khô và giảm sưng viêm.
- Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng để tăng cường quá trình tái tạo tế bào mới, mau lành vết thương ở mũi. Đặc biệt là chất đạm lành tính, vitamin và khoáng chất.
- Kiêng ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng vết thương hở, hình thành sẹo kém thẩm mỹ như thịt bò, thịt gà, trứng, hải sản, rau muống, các chất kích thích,..
- Tránh các tác động trực tiếp lên vùng mũi, cùng với đó bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế lao động nhiều trong tuần đầu khi cơ thể còn yếu.
- Khi ngủ nên nằm ngửa và kê gối ở cổ để cố định phần mũi, tránh va chạm trong lúc ngủ gây chảy máu vết thương.
- Không sờ tay hay dùng các chất tẩy rửa gây kích ứng vết thương, nhiễm trùng.
- Không nên tự ý tháo nẹp nâng mũi mà hãy tái khám định kỳ để bác sĩ theo dõi và tháo nẹp mũi theo đúng lịch hẹn.
Chăm sóc mũi đúng cách sau khi phẫu thuật sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương, hạn chế các biến chứng nâng mũi có thể xảy ra. Bên cạnh đó, dáng mũi lên form chuẩn sau thời gian chăm sóc hậu phẫu.
Sau khi tháo nẹp mũi cần lưu ý gì?
Mặc dù đã tháo nẹp mũi nhưng lúc này vết thương vẫn còn yếu, chưa hồi phục. Do đó bạn cần tiếp tục tuân thủ chế độ chăm sóc cho đến khi mũi ổn định hoàn toàn. Một số lưu ý sau khi tháo nẹp mũi bạn cần biết như:
- Vệ sinh vết thương ít nhất mỗi ngày 2 lần bằng nước muối sinh lý và bông y tế.
- Chú ý chế độ kiêng khem, không ăn các thực phẩm dễ hình thành sẹo như hải sản, thịt bò, đồ cay nóng, chất kích thích,…
- Bổ sung các dưỡng chất có lợi cho vết thương, uống đủ nước và ăn nhiều rau củ quả.
- Hạn chế các hoạt động mạnh như chạy bộ, gym, bơi lội, nhảy dây,… vì dễ làm va chạm gây lệch sống mũi.
- Hạn chế nằm nghiêng khi ngủ vì mũi vẫn chưa vào form, sau khoảng 1 tháng bạn có thể nằm ngủ thoải mái.
- Tái khám định kỳ như chỉ định của bác sĩ để theo dõi quá trình hồi phục vết thương sau nâng mũi.
Với những thông tin về quá trình nẹp mũi sau phẫu thuật được các chuyên gia Resolute Bay chia sẻ. Bạn nên biết cách bảo vệ vết thương ở mũi và thực hiện tháo nẹp một cách an toàn. Đảm bảo dáng mũi lên form chuẩn và không xảy ra bất cứ nguy hiểm nào.
Để lại một bình luận