Nâng mũi bị nhiễm trùng là vấn đề mà không ai muốn gặp phải sau khi can thiệp thẩm mỹ để đảm bảo kết quả của ca làm đẹp đúng như mong đợi. Bạn có thể khắc phục được những triệu chứng của vết thương nhiễm trùng theo hướng dẫn chi tiết của các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ.
Những dấu hiệu cảnh báo nâng mũi bị nhiễm trùng
Tình trạng nâng mũi bị nhiễm trùng là điều có thể gặp phải khi can thiệp xâm lấn trên da. Một số dấu hiệu nâng mũi nhiễm trùng nghiêm trọng như đầu mũi sưng, tím dài ngày, vết thương chảy dịch, dáng mũi lệch, đau nhức,…
Mũi sưng, tím không hồi phục sau thời gian dài
Thông thường sau khi nâng mũi, tác động dao kéo ảnh hưởng đến mô biểu bì dẫn đến vết thương thâm tím. Theo đúng diễn biến quá trình hồi phục của cơ thể, tình trạng này thường chỉ diễn ra trong vòng 1 tuần từ khi nâng mũi. Nếu mũi bị sưng, bầm tím kéo dài mà không biến mất là dấu hiệu nâng mũi nhiễm trùng rõ nhất.
Mũi bị chảy dịch
Các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm luôn biết cần phải làm sạch vết thương sau nâng mũi thật kỹ trước khi băng bó, cố định. Cấu trúc mũi phải được đảm bảo trong trạng thái sạch sẽ và khô thoáng.
Vì vậy, nếu bạn nhận thấy tình trạng có dịch chảy ra từ vết thương hay máu rỉ thì chắc chắn vết thương đang gặp tình trạng nhiễm trùng. Nguyên nhân bởi các vi khuẩn đã xâm nhập vào bên trong gây tổn thương các mô, tế bào nghiêm trọng.
Mũi bị lệch và bị đau nhức
Cho dù nâng mũi là phương pháp làm đẹp có tỷ lệ thành công rất cao nhưng không phải ai cũng may mắn đạt được kết quả thẩm mỹ như mong đợi. Một số trường hợp gặp phải tình trạng dáng mũi bị lệch, gây cảm giác đau đớn. Đây là dấu hiệu nhiễm trùng do thao tác nâng mũi thiếu chuẩn xác, chất lượng sụn nâng không đảm bảo.
Vị trí của chất liệu sụn không chính xác ảnh hưởng đến liên kết giữa sụn và các mô, tế bào trong khoang mũi. Ngoài mũi lệch, bạn còn có thể gặp tình trạng đầu mũi bị bóng đỏ, sụn nâng lộ ra bên ngoài kém thẩm mỹ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nâng mũi bị nhiễm trùng
Địa chỉ thẩm mỹ thiếu chuyên nghiệp, không đảm bảo chất lượng, phương pháp chăm sóc hậu phẫu không đúng cách, cơ địa dễ nhiễm trùng cùng loại sụn nâng kém chất lượng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nâng mũi bị nhiễm trùng.
Thẩm mỹ viện thực hiện không đảm bảo chất lượng
Có thể nói nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sau nâng mũi là do lựa chọn làm đẹp tại cơ sở kém chất lượng. Những địa chỉ thẩm mỹ nhỏ, chưa được cấp giấy phép chứng nhận hoạt động không thể đảm bảo các tiêu chí an toàn trong quá trình tiến hành phẫu thuật.
Không gian thực hiện nâng mũi không tuân thủ yếu tố vô trùng, dẫn đến nguy cơ vết thương nhiễm trùng sau khi can thiệp dao kéo. Chính vì vậy, tốt nhất hãy chú ý lựa chọn cơ sở thẩm mỹ đạt chuẩn với đội bác sĩ chuyên nghiệp đã trải qua quá trình đào tạo bài bản.
Quy trình chăm sóc trong giai đoạn hậu phẫu không đúng
Cho dù ca phẫu thuật nâng mũi diễn ra suôn sẻ, không gặp phải bất cứ sai sót nào nhưng nếu chăm sóc hậu phẫu không đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng. Áp dụng chế độ ăn uống thiếu khoa học, tư thế nằm sai dễ khiến mũi gặp tình trạng tổn thương nghiêm trọng.
Một số khách hàng không chú trọng đến bước chăm sóc vết thương nâng mũi dẫn đến nguy cơ mũi gặp phải biến chứng nghiêm trọng gây nhiễm trùng, sưng đỏ,… Bên cạnh đó, uống thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ như quá liều, không đúng loại thuốc đã được kê toa cũng góp phần dẫn đến tình trạng nâng mũi bị viêm nhiễm, kích ứng.
Không chỉ như vậy, chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn hậu phẫu không tuân thủ như hướng dẫn của bác sĩ cũng khiến vết thương sưng bầm, nhiễm trùng nghiêm trọng. Bạn cần lưu ý kiêng một số thực phẩm dễ gây sẹo, kéo dài thời gian hồi phục của dán mũi như rau muống, thịt bò, thịt gà,…
Cơ địa dễ nhiễm trùng
Bên cạnh đó, vết thương nâng mũi có thể bị nhiễm trùng do yếu tố cơ địa. Nếu bạn đã từng có tiền sử dị ứng với một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc gây tê,… Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng mũi rất khó có thể phòng tránh được.
Thông thường, bác sĩ sẽ ngăn ngừa nguy cơ nâng mũi bị nhiễm trùng do nguyên nhân cơ địa bằng cách khảo sát kỹ tiền sử dị ứng của khách hàng. Nắm rõ thông tin này là cách đơn giản để các chuyên gia y khoa đưa ra phương pháp cải thiện dáng mũi nhanh chóng, hiệu quả.
Sụn nâng kém chất lượng
Mỗi phương pháp nâng mũi cần sử dụng chất liệu sụn phù hợp mới đạt được kết quả đúng như mong đợi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng là chất lượng của sụn không đảm bảo, sử dụng không đúng loại sụn nâng mũi làm tăng tỷ lệ biến chứng gặp phải.
Khi chọn sụn nâng, bạn nên ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng với đầy đủ giấy tờ kiểm định chất lượng. Nếu quá chủ quan trọng bước chuẩn bị, tỷ lệ gặp phải nhiễm trùng tăng cao, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của vùng mũi.
Cách khắc phục nâng mũi bị nhiễm trùng
Giai đoạn hậu phẫu đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến nguy cơ gặp phải nhiễm trùng nghiêm trọng. Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng của vết thương nặng hay nhẹ mà các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp:
- Nếu tình trạng viêm mũi chỉ ở mức độ nhẹ, bạn sẽ được hướng dẫn cách vệ sinh phù hợp, tăng cường thêm một số loại thuốc kháng sinh nhằm giảm sưng tấy.
- Trường hợp vết thương ở mũi bị nhiễm trùng nghiêm trọng, mưng mủ quá nặng nề, bác sĩ sẽ chỉ định tháo sụn, vệ sinh sạch sẽ khoang mũi. Đồng thời, bạn sẽ được kê một số loại thuốc có tác dụng giảm sưng đau mang tới tác dụng ổn định lại dáng mũi.
- Mũi sau khi nâng xuất hiện tình trạng tụ máu cần được hút dịch kèm theo áp dụng chiếu đèn mới loại bỏ hoàn toàn ổ nhiễm trùng.
Để khắc phục nâng mũi bị nhiễm trùng, bác sĩ không chỉ định tháo sụn ngay mà phải xem xét dựa vào tình trạng của vết thương. Đây là bước rất quan trọng nhằm tránh tình trạng tháo sụn khi biến chứng không quá nghiêm trọng làm khách hàng tốn kém chi phí thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý. Tháo sụn chỉ là bước cuối cùng trong liệu trình điều trị nâng mũi bị nhiễm trùng.
Sau khi vết thương hồi phục, nếu muốn tiến hành nâng mũi lại, bạn có thể yêu cầu với bác sĩ. Tùy thuộc vào đường nét gương mặt và tình trạng dáng mũi mà chuyên gia thẩm mỹ sẽ có chỉ định phương pháp nâng mũi phù hợp.
Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn nắm rõ dấu hiệu và cách khắc phục nâng mũi bị nhiễm trùng có thể gặp phải sau khi can thiệp thẩm mỹ. Nếu vẫn chưa nắm rõ về cách chăm sóc vết thương nâng mũi trong giai đoạn hậu phẫu, hãy liên hệ ngay Resolute Bay để được tư vấn cụ thể hơn.
Để lại một bình luận