Chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình hồi phục sau nâng mũi. Đó là lý do nhiều chị em thắc mắc nâng mũi uống nước dừa được không? Hiện nay, nước dừa là thức uống tươi mát, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất nhưng với người vừa mới nâng mũi thì liệu có nên kiêng thức uống này không?
Sau nâng mũi uống nước dừa được không?
Thực chất, việc uống nước dừa sẽ cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng và tốt cho người giảm cân. Việc uống nước dừa mỗi ngày còn giúp thanh lọc cơ thể, đẹp da và phòng ngừa bệnh sỏi thận hiệu quả. Nhưng đối với người vừa nâng mũi thì nên kiêng uống nước dừa vì thức uống này sẽ làm loãng máu và khiến vết thương lâu lành hơn.
Trong một số trường hợp xấu, nếu bạn quá lạm dụng nước dừa thì có thể sẽ khiến máu càng loãng nhiều hơn, số lượng hồng cầu giảm nhanh chóng và gây ra hiện tượng vết thương bị chảy máu không thể kiểm soát, dẫn đến vết thương hoại tử và nhiễm trùng nặng.
Dựa vào 2 luồng thông tin trên, chúng ta có thể biết được đáp án của câu hỏi nâng mũi uống nước dừa được không? Nhằm đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất, bạn nên tuân theo sự chỉ dẫn bác sĩ để không xảy ra những tình huống xấu không mong muốn.
Sau khi nâng mũi bao lâu thì được uống nước dừa?
Như chúng ta đã biết, khi mới vừa nâng mũi xong thì không nên uống nước dừa vì có thể khiến vết thương lâu lành. Trong giai đoạn 1-5 ngày, vết thương vẫn còn sưng, bầm tím nên cần hạn chế uống nước dừa. Những sau đến 7-14 ngày thì vết thương bắt đầu hồi phục, lúc này bạn đã có thể uống nước dừa như bình thường để giúp tăng cường khả năng tái tạo tế bào và chữa lành vết thương.
Có những người cơ địa dữ, cơ chế làm lành lâu thì sẽ cần kiêng nước dừa ít nhất 1 tháng cho đến khi vết thương hồi phục hoàn toàn. Lúc này, dáng mũi đã vào form chuẩn và ổn định nên bạn không chỉ được uống nước dừa mà có thể kết hợp thêm nhiều thực đơn khác để nạp dưỡng chất cho cơ thể.
Xem thêm: Nâng mũi bao lâu thì ăn được thịt gà?
Uống nước dừa thời gian đầu hậu phẫu nâng mũi cần lưu ý gì?
Giai đoạn chăm sóc mũi thời gian đầu hậu phẫu rất khó khăn và cần có sự kiêng khem kỹ lưỡng để làm ảnh hưởng đến vết thương. Thời gian sau 7 ngày, bạn có thể uống nước dừa nhưng cũng cần hạn chế vì mũi vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.
Khi uống nước dừa, bạn cần tuân thủ theo những nguyên tắc dưới đây:
- Không nên sử dụng ống hút để uống nước dừa vì lúc này bạn cần dùng đến lực để hút nước, có thể sẽ làm ảnh hưởng đến vết thương.
- Không nên ăn phần cơm dừa vì nó khá cứng, bạn sẽ cần dùng đến cơ hàm để nhai. Điều này sẽ có tác động trực tiếp lên vùng mũi, gây ra những tổn thương không mong muốn.
- Không lạm dụng, nạp quá nhiều lượng nước dừa vào cơ thể mỗi ngày mà nên điều tiết uống 1-2 cốc trong 1 tuần để cơ thể vừa được thanh lọc và được nạp dưỡng chất cần thiết.
Sau nâng mũi cần ăn, uống gì để vết thương nhanh lành
Thay vì uống nước dừa – thức uống có thể gây tác động xấu vùng mũi hậu phẫu thì bạn có thể bổ sung vào thực đơn những nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho người mới nâng mũi. Dưới đây là một số gợi ý thực phẩm nên ăn sau nâng mũi bạn nên tham khảo:
Thực phẩm chứa nhiều chất sắt và protein
Đi đầu trong nhóm chất giúp tái tạo da và làm lành vết thương nhanh chóng đó là protein và chất sắt. Bạn có thể thêm vào thực đơn các loại thịt heo nạc, sữa, các loại hạt và đậu. Để thực đơn chăm sóc hậu nâng mũi thêm phong phú, bạn có thể tham khảo các món ăn như: cháo hầm sườn, thịt heo nạc luộc, canh giò heo hầm, đậu phụ nhồi thịt nạc xay,…
Thực phẩm có thành phần vitamin A, C dồi dào
Nếu không thể uống nhiều nước dừa thì bạn có thể thay thế bằng các loại nước ép trái cây giàu vitamin A và C tốt cho quá trình làm lành vết thương, hạn chế xuất hiện sẹo lồi như: cam, quýt, dâu tây, táo, dứa,…
Để giúp khẩu phần trở nên hấp dẫn hơn, bạn có thể uống nước ép hoặc sinh tố trong mỗi bữa ăn. Hơn nữa, bạn cũng có thể kết hợp nhiều loại trái cây để tạo nên thức uống thơm ngon, bổ dưỡng.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Nhóm thực phẩm này rất giàu vitamin và protein, không chỉ tốt cho sức khỏe, hỗ trợ hệ tiêu hóa mà còn giúp vết thương nhanh lành, hạn chế viêm sưng, đau rát vùng mũi. Nếu bạn nạp lượng sữa vừa đủ mỗi ngày thì còn có thể giúp da trở nên hồng hào, tươi trẻ. Ngoài sữa tươi, bạn cũng có thể ăn phô mai, sữa chua, bánh ngọt từ sữa,…
Các loại đậu và ngũ cốc
Thức ăn từ các loại đậu và ngũ cốc rất giàu protein và chất xơ, tốt cho sức khỏe và cả vết thương hậu phẫu. Bạn có thể sử dụng gạo lứt, đậu xanh, đậu đỏ, yến mạch, đậu nành,… vào thực đơn hằng ngày để hỗ trợ quá trình làm lành vết thương. Ngoài ra, nhờ kết cấu mềm, dễ nhai mà nhóm thực phẩm này sẽ không gây nên bất kỳ tổn thương nào cho vùng da mũi mới phẫu thuật.
Thực phẩm giàu chất xơ như rau củ
Trong thực đơn của người vừa phẫu thuật nâng mũi không thể thiếu rau củ. Đây là nguồn dưỡng chất quan trọng, cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa giúp cho quá trình tái tạo tế bào và làm lành vết thương diễn ra nhanh hơn. Các loại thực phẩm mà bạn nên bổ sung vào thực đơn có thể kể đến như: bắp cải, mồng tơi, xà lách, đậu Hà Lan, rau đay, cải xanh, cà rốt, cà chua,..
Uống nhiều nước
Hậu phẫu, cơ thể bị mất nước do quá trình tiết dịch mũi nên bạn cần bổ sung đủ nước mỗi ngày từ 1,5-2 lít tùy cơ địa để cung cấp năng lượng và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Khi uống đủ nước sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình lưu thông, tuần hoàn máu, giúp hạn chế tình trạng tích tụ máu bầm ở vết thương hậu phẫu.
Sau nâng mũi nên kiêng gì để hạn chế viêm sưng
Có một số nhóm thực phẩm có thể gây kích ứng, sưng phù, mưng mủ sau khi nâng mũi mà bạn cần tránh như:
- Thức ăn làm từ nếp: Xôi, bánh chưng, bánh tét,… đều có thể gây nóng trong người và khiến vết thương mưng mủ, viêm nhiễm, lâu lành.
- Thực phẩm có gas, có cồn, lên men: Khi ăn những món ăn quá cay nóng hoặc có chất kích thích thì sẽ khiến vết thương hở lâu lành, từ đó tạo điều kiện cho vu khuẩn xâm nhập, gây viêm sưng, đau rát. Bạn cần tránh đồ cay, bia, rượu, dưa, giá đỗ, cà phê,…
- Thịt đỏ, rau muống: Sau khi phẫu thuật nâng mũi, nhiều người tránh ăn thịt bò vì có nguy cơ bị thâm, xuất hiện sẹo lồi. Ngoài ra, rau muống cũng là nhóm thực phẩm có thể gây viêm sưng nên cần được kiêng khem.
- Hải sản: Sau khi phẫu thuật, vùng da vết thương sẽ rất nhạy cảm nên bạn cần tuyệt đối hạn chế những đồ ăn có thể gây ngứa, kích ứng như: mực, nhộng tằm, cá biển,..
- Thực phẩm giàu cholesterol: Đồ chiên, đồ ăn nhanh, bơ, sữa nguyên kem,… đều không tốt cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến thời gian lành vết thương.
- Thức ăn quá cứng, dai: Bạn nên tránh ăn các món ăn quá cứng và dai vì sẽ gây tác động mạnh đến cấu trúc mũi, có thể dẫn đến lệch sống mũi, tụt sống mũi. Những món ăn mà bạn cần tránh như: bánh nướng, khô mực, mía cây,….
Qua bài viết trên, Resolute Bay đây đã giải đáp thắc mắc nâng mũi uống nước dừa được không? Mặc dù đây là một thức uống giàu dưỡng chất nhưng cần sử dụng vào thời điểm thích hợp và cân đối liều lượng phù hợp mỗi ngày. Hoặc bạn cũng có thể thay nước dừa bằng những loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất khác để vết thương nhanh lành, không để lại sẹo lồi, sẹo xấu.
Để lại một bình luận