Ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai có thể là dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo, nhiễm trùng sinh dục,… Tình trạng này cần khắc phục sớm nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Cùng Resolute Bay tìm hiểu rõ hơn về cách xử lý tình trạng ngứa âm đạo trong giai đoạn mang thai.
Mang thai bị ngứa vùng kín có sao không?
Theo chia sẻ từ các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng mang thai bị ngứa vùng kín khá nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể những tác động tiêu cực khi ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai như:
- Việc sinh hoạt mỗi ngày của chị em gặp phải nhiều bất tiện: Ngứa ngáy, khó chịu làm mẹ bầu không thể tập trung vào công việc hàng ngày và gây cảm giác bất tiện khi quan hệ tình dục, vệ sinh cá nhân,…
- Tổn thương vùng kín nghiêm trọng: Nếu thai phụ gặp tình trạng ngứa kéo dài sẽ có thói quen gãi âm đạo. Đây là hành động gây nhiễm trùng do vùng kín dễ bị tổn thương, trầy xước khi gãi.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa: Ngứa âm đạo là cảnh báo các mẹ có thể mắc một số bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến sảy thai, sinh non.
- Tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi: Ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai thường liên quan đến vi khuẩn, virus, nấm,… Nếu trong quá trình sinh nở các mẹ sinh thường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa,… cho bé.
Nguyên nhân ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai
Nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn, rận mu,… là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng ngứa 2 bên mép âm đạo khi mang thai. Chi tiết các lý do vùng kín bị ngứa, khó chịu như sau:
Nhiễm nấm bên trong âm đạo
Nấm là nguyên nhân phổ biến gây ngứa 2 bên mép âm đạo trong giai đoạn mang thai. Hệ thống miễn dịch suy giảm tạo môi trường lý tưởng để nấm Candida phát triển mạnh gây nhiễm trùng vùng kín. Đối với phụ nữ mang thai, nếu không được điều trị nấm âm đạo sớm có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Viêm nhiễm vùng kín trong thai kỳ
Bên trong âm đạo có số lượng lớn vi khuẩn có lợi giúp cân bằng nồng độ pH vùng kín. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, môi trường cô bé ẩm ướt, hàm lượng hormone sinh dục nữ rối loạn tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho vi khuẩn gây hại. Vì vậy, khi bị nhiễm khuẩn âm đạo, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau nhức, chảy nhiều dịch tiết với mùi hôi khó chịu.
Đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn gây ngứa rát
Ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai có thể do nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu. Tình trạng này xảy ra do nhiễm vi khuẩn E.Coli gây ngứa và rát mỗi khi tiểu tiện. Bạn có thể phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu bằng cách uống nước ép nam việt quất hoặc bổ sung sữa chua Hy Lạp mỗi ngày.
Mắc bệnh lý lây nhiễm qua con đường tình dục
Các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như giang mai, lậu, nấm Chlamydia, Herpes và Trichomonas gây ngứa ngáy âm đạo. Biểu hiện của những căn bệnh này là dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu, đau nhức 2 bên mép vùng kín. Nếu có những dấu hiệu mắc bệnh lây qua đường tình dục, bạn cần thăm khám để được điều trị sớm.
Rận mu gây ngứa ngáy âm đạo
Nếu bạn gặp tình trạng ngứa ngáy ở vùng lông mu, rận mu có thể là nguyên nhân chính. Chị em dễ dàng nhận biết rận mu thông qua các đốm nhỏ ngay 2 bên mép cửa âm đạo. Rận mu là tình trạng dễ lây lan sang nhiều khu vực xung quanh và cần được điều trị triệt để.
Một số nguyên nhân làm ngứa 2 bên mép âm đạo khác
Ngoài những nguyên nhân đã kể trên, ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai có thể do dịch tiết âm đạo quá nhiều làm môi trường ẩm ướt gây ngứa, đau nhức. Cũng có thể ngứa vùng kín do kích ứng khi sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ chứa thành phần hóa chất độc hại.
Ngứa vùng kín khi mang thai phải làm sao?
Khi gặp tình trạng ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai, bạn có thể khắc phục bằng cách ăn sữa chua, ngâm âm đạo với baking soda, lựa chọn quần áo thoải mái,…
Ăn sữa chua không đường mỗi ngày
Sữa chua không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp chị em cân bằng nồng độ pH của vùng kín. Bạn nên ưu tiên lựa chọn sữa chua không đường, ít béo nhằm hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Sữa chua Hy Lạp là một gợi ý phù hợp trong giai đoạn mang thai với hàm lượng dinh dưỡng cao, bổ sung độ ẩm cho âm đạo.
Ngâm vùng kín với baking soda
Baking soda là giải pháp điều trị ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai có khả năng diệt khuẩn, cân bằng độ ẩm, pH âm đạo,… Cụ thể cách khắc phục ngứa âm đạo với baking soda như sau:
- Mẹ bầu có thể ngâm vùng kín trong baking soda khoảng 10 – 15 phút để giảm viêm nhiễm, ngứa 2 bên mép âm đạo.
- Sau đó rửa lại thật sạch với nước lạnh và lau thật khô với khăn sạch, mềm.
Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái
Khi bước sang tháng thứ 3 của thai kỳ, bạn hãy bỏ ngay những chiếc quần jeans chật chội có thể khiến vùng kín ngứa ngáy, khó chịu. Mẹ bầu nên chọn những chiếc đậm dành riêng cho sản phụ với độ rộng phù hợp, chất liệu vải thoáng mát.
Mặc kiểu đồ lót phù hợp
Chị em cũng nên chọn mẫu quần lót từ chất liệu vải cotton mềm mại, khả năng thấm hút tốt nhằm hạn chế tình trạng âm đạo bị ẩm ướt. Đây là cách đơn giản để phòng ngừa tình trạng ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai.
Sử dụng kem chống ngứa
Bạn dễ dàng tìm mua được các sản phẩm kem chống ngứa tại các tiệm thuốc tây. Sản phẩm có tác dụng giảm triệu chứng ngứa ngáy, đau rát vùng kín. Tuy nhiên, hãy lưu ý không sử dụng các loại kem chống ngứa chứa thành phần hydrocortisone dễ gây hại đến sự phát triển của em bé.
Lau vùng kín với khăn giấy ướt
Một cách đơn giản để khắc phục cơn ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai là sử dụng khăn giấy ướt lau âm đạo. Bạn nên chọn loại khăn ướt có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên như bạc hà, cây phỉ,… Những sản phẩm này có thành phần dịu nhẹ, diệt khuẩn giúp chị em cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Chườm lạnh 2 bên mép âm đạo
Chườm lạnh cũng là cách đơn giản giảm ngứa vùng kín hiệu quả. Mẹ bầu có thể tắm trong bồn nước mát để giảm kích thích gây ngứa và giúp âm đạo luôn thoáng mát. Khi gặp tình trạng ngứa ở 2 bên mép âm đạo, bạn không nên tắm nước nóng dễ khiến mô biểu bì bị kích thích gây ngứa nhiều hơn.
Ngứa 2 bên mép vùng kín khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng âm đạo. Resolute Bay khuyên các mẹ bầu không nên chủ quan mà nên thăm khám sớm để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. Chúc bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Để lại một bình luận