Bé bỗng dưng khóc liên tục trong nhiều giờ liền. Nửa đêm, đột nhiên bật dậy khóc thét lên khi đang ngủ. Bạn có thể nghĩ rằng bé đang gặp phải ác mộng. Tuy nhiên, đôi khi, đó là những lúc bé bị đau bụng, cơn đau khiến bé thấy khó chịu và khóc trong nhiều tiếng đồng hồ.
Đau bụng ở trẻ là một trong những điều khiến ba mẹ vô cùng lo lắng. Bởi vì, bạn hầu như không thể biết được bé đang khó chịu ở đâu. Trong khi đó, tiếng khóc của bé làm cho bạn không ngừng sốt ruột. Cùng Resolutebay tìm hiểu những kiến thức bổ ích trong bài viết này để biết cách làm dịu cơn đau của bé nhé!
Khi nào bé bị đau bụng?
Đau bụng thường xảy ra vào khoảng tuần thứ ba hoặc thứ sáu, và xuất hiện với tần số thường xuyên nhất ở ba tháng đầu tiên. Trong một vài trường hợp, những cơn đau bụng vẫn có thể đến khi bé đã được bốn hoặc sáu tháng tuổi.
Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ là gì?
Một số chuyên gia, bao gồm các bác sĩ hàng đầu tại Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã khẳng định rằng không có nguyên nhân nhất định dẫn tới tình trạng đau bụng ở trẻ. Tuy nhiên, dưới đây là một số lý do cơ bản:
- Bé bị dị ứng hoặc không dung nạp một số loại thực phẩm đã ăn sẽ dễ bị đau bụng. Ví dụ, bé có thể bị dị ứng với sữa mẹ do không dung nạp đường sữa hoặc galactosemia. Lúc này, bé có xu hướng khóc nhiều hơn, lớn tiếng hơn.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến. Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng một lượng nhỏ thức ăn bên trong dạ dày, bao gồm cả axit, di chuyển lên trên thực quản. Khi đó, axit dạ dày tác động, khiến bị bị đau bụng. Bệnh lý này là do cơ thắt thực quản dưới ở trẻ kém phát triển.
- Bé “ăn” phải nhiều không khí trong khi bú hoặc ngay cả khi khóc. Sự tích tụ khí dẫn tới đau bụng âm ỉ làm cho bé vô cùng khó chịu.
- Bé có thể bị đau bụng do choáng ngợp và căng thẳng bởi âm thanh và ánh sáng. Trong tình huống này, bé sẽ khóc lên như một cách để xoa dịu và làm giảm căng thẳng.
- Một số chuyên gia cho rằng đau bụng là do bé bị ảnh hưởng bởi cách lựa chọn thực phẩm và lối sống của mẹ. Ví dụ, các bà mẹ hút thuốc trong khi mang thai hoặc cho con bú thì bé thường có xu hướng bị đau bụng nhiều hơn.
- Bé cũng có thể đau bụng do mắc phải một chứng bệnh nào đó khiến bé khó chịu trong cơ thể. Nếu đau bụng là do nguyên nhân này, bé thường sẽ khóc rất dai dẳng, khóc đến tím tái mặt mũi.
Các triệu chứng đau bụng ở trẻ là gì?
Bé khóc vì đau bụng hoàn toàn khác so với khóc bình thường (thường là để gây sự chú ý cho bố mẹ). Dưới đây là một số cách nhận biến mà bạn có thể tham khảo:
- Khóc không thường xuyên cùng một thời điểm qua từng ngày: Hầu hết trẻ sẽ bị đau bụng vào buổi chiều muộn với khoảnh khắc cao điểm là trong khoảng thời gian từ 6 giờ tối đến nửa đêm. Dù bạn có cố gắng dỗ dành hoặc đánh lạc hướng bé thì bé vẫn liên tục khóc.
- Tiếng khóc lớn, khóc như thét lên. Đôi khi bé còn vùng vẫy tay chân, siết chặt tay, cuộc chân lại và cong lưng. Đa phần bé khi khóc có những triệu chứng này có khả năng cao là đang mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.
- Thường xuyên ợ hơi, bụng căng và mặt đỏ bừng cũng là dấu hiệu cho thấy bé đang bị đau bụng.
Khi nào bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ trong trường hợp bị đau bụng?
Nếu bé gặp phải tình trạng đau bụng và bạn không có cách nào khiến bé dịu đi, thì tốt nhất nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Cụ thể là trong những tình huống dưới đây:
- Sốt 100,4 ° F (38 ° C) hoặc cao hơn
- Tiêu chảy hoặc nôn
- Tiếng khóc to hơn nhiều so với bình thường, hay gào lên
- Khó thở và nghe thấy thở hổn hển khi khóc.
- Mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn, vẻ mặt lờ đờ, mệt mỏi.
Khi gặp bác sĩ, bé sẽ được áp dụng một số phương pháp nhất định để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng và mức độ nghiêm trọng, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
Đau bụng được chẩn đoán như thế nào?
Bạn có băn khoăn liệu khi khám cho bé, bác sĩ sẽ dùng những phương pháp nào để chẩn đoán đau bụng? Đọc qua những chia sẻ bên dưới để biết rõ hơn nhé!
- Vì đau bụng không phải là một chứng bệnh và liên quan mật thiết đến sinh hoạt, ăn uống thường ngày của bé, do đó, bác sĩ sẽ phân biệt nguyên nhân cơ bản bằng cách hỏi bố mẹ về những gì xảy ra với bé trước đó, bao gồm chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tình trạng bệnh từng xảy ra.
- Sau đó, bác sĩ tiếp tục kiểm tra cơ thể bé cẩn thận để xem liệu có gì bất thường xảy ra không, chẳng hạn như vết bầm tím, đỏ ửng …
- Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chụp X-quang, siêu âm hoặc xét nghiệm máu để đánh giá chi tiết về các vấn đề tiềm ẩn.
- Sau khi phân tích kỹ lưỡng, bác sĩ bắt đầu tư vấn cho bạn giải pháp xoa dịu tình trạng đau bụng và hạn chế tái phát sau này.
Điều trị chứng đau bụng của bé như thế nào?
Thông thường thì không có cách nào điều trị đau bụng. Tuy nhiên, nếu đau bụng do bị mắc bệnh thì sẽ có phương pháp cụ thể.
- Trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều loại thuốc làm giảm khí và xoa dịu cơn đau bụng ở bé. Với cơ chế ngăn ngừa sự hình thành của khí, nước Gripe cũng thường được sử dụng để đối phó với tình trạng này.
- Khuẩn Probiotic rất tốt cho đường tiêu hóa khỏe mạnh. Do đó, bé có thể giảm đau bụng nhờ tăng cường loại khuẩn này thông qua những sản phẩm làm từ men vi sinh hoặc sữa mẹ. Chúng làm giảm sự khó chịu ở bụng, ngăn ngừa chứng đau bụng. Đây cũng là điều mà Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ khẳng định thật sự hiệu quả đối với bé đang vô cùng khó chịu vì đau bụng.
- Nếu bé bị dị ứng với sữa, tốt nhất bạn nên dùng những sản phẩm không làm từ sữa. Hoặc trong tình huống bé bị viêm đường ruột do sữa, bác sĩ thường sẽ kê đơn có các loại sữa công thức thủy phân vì dễ tiêu hóa hơn so với các công thức thông thường.
Một điều quan trọng bạn cần lưu ý là, nhất định phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc đau bụng nào không kê trong đơn cho bé. Hơn nữa, bạn cũng nên cẩn thận với những biện pháp khắc phục tự nhiên vì chúng có thể gây hại. Ví dụ, nên tránh dùng trà thảo dược có chứa hoa cúc La Mã vì trong đó có chứa bào tử Clostridium botulinum gây ngộ độc ở trẻ.
Làm thế nào để làm dịu và ngăn ngừa cơn đau bụng ở trẻ?
Dưới đây là những mẹo nhanh và an toàn để bạn xoa dịu cơn đau cho bé, đồng thời phòng ngừa chứng đau bụng khiến bé khó chịu:
- Ôm bé trong một chiếc chăn mềm, ấm và lắc lư từ từ. Dùng đá chườm làm dịu cơn đau bằng cách di chuyển nhẹ nhàng quanh vùng bụng. Bạn cũng có thể đặt bụng bé xuống đầu gối và di chuyển chân của mình từ từ.
- Hát một bài hát cho bé nghe. Đánh lạc hướng bé bằng cách trò chuyện cùng, hỏi một số câu hỏi hoặc làm những hành động thu hút sự chú ý của bé, khiến bé cười. Các bé thường sẽ được trấn an khi nghe tiếng nói của bố mẹ, vì lúc đo, bé không còn thấy căng thẳng, khó chịu.
- Phát một số bài nhạc nhẹ hoặc âm thanh tự nhiên như tiếng chim, tiếng thác nước. Liên tục thay đổi, chuyển sang âm thanh mới để bé tò mò. Bạn thậm chí có thể dùng những đồ vật có hoa văn, ánh sáng, màu sắc nổi bật để thu hút bé tập trung và quên đi cơn đau bụng.
- Khi em bé gắt gỏng và khóc do đau bụng, bạn có thể đưa bé ra ngoài chơi bằng xe đẩy hoặc ô tô. Việc nhìn thấy các vật thể, khung cảnh thiên nhiên chuyển động đôi khi khiến bé mất tập trung và không khóc nữa. Tuy nhiên, hãy nhớ bảo vệ bé tối đa khi cho bé đi xe đẩy hoặc ô tô.
- Nếu bé thường xuyên bị đau bụng vào ban đêm, bạn có thể cho bé tắm nước ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp bé bình tĩnh lại và tạo thói quen sinh hoạt khoa học, nhắc bé rằng đã chuẩn bị đến giờ đi ngủ.
- Các bác sĩ chuyên khoa tại Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng nên sử dụng núm vú giả cho bé bị đau bụng trước khi bắt đầu bùng phát cơn đau. Bệnh cạnh đó, phải giữ bé đứng thẳng sau khi ăn để hạn chế nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản, đồng thời để bé dễ ợ hơn, đẩy khí ra bên ngoài nhằm ngăn ngừa khí dư gây đau bụng.
- Thử thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của mẹ: Nếu mẹ hút thuốc, dùng các chất kích thích, caffeine trong lúc mang thai hoặc cho con bú thì tuyệt đối không nên sử dụng nữa. Nếu bác sĩ xác nhận rằng bé bị dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể và dẫn đến đau bụng thì không nên cho bé tiếp tục ăn nữa. Trong trường hợp bé đang bú mẹ, mẹ cần hạn chế ăn loại thực phẩm đó để tránh bé vẫn bị đau bụng
Đau bụng thật ra không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng này liên tiếp diễn ra nhiều lần, hậu quả để lại có thể sẽ không ngờ đến. Do đó, bạn phải luôn cẩn thận trong quá trình chăm sóc, thường xuyên giữ cho bé tinh thần thoải mái, vui vẻ để tránh đau bụng do căng thẳng.
Lời khuyên cho bố mẹ để đối phó với chứng đau bụng ở bé
Một nghiên cứu của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho thấy rằng đau bụng là tình trạng dẫn đến sự lo lắng ở các bà mẹ nhiều nhất. Chính vì vậy, bạn có thể áp dụng một số cách bên dưới:
- Bé quen với thành viên nào nhất trong gia đình thì để người đó vỗ về bé khi bé khóc.
- Nếu sự việc diễn ra quá căng thẳng trong nhiều ngày liền, bạn có thể nhờ tới sự hỗ trợ của những người đi trước, có kinh nghiệm xoa dịu cơn đau bụng của bé.
- Để bé khóc: Đôi khi cách duy nhất để vượt qua các cơn đau là khóc. Theo các bác sĩ, đây là một cơ chế tự nhiên giúp làm giảm chứng đau bụng rất hiệu quả. Do đó, bạn hãy đặt bé vào nôi, để bé khóc và quan sát bé. Phương pháp này rất có ích trong việc giúp bé xây dựng khả năng tự trấn tĩnh mà không nhờ tới sự giúp đỡ của bố mẹ. Tuy nhiên, bạn cần phải biết rằng, nếu bé khóc quá nhiều mà không dứt, hãy đưa ngay bé đến bệnh viện nhằm tránh những tình huống không mong muốn.
- Đặc biệt, đừng bao giờ làm bé giật mình vì tiếng động quá lớn hoặc đánh bé những lúc bé khóc. Điều này không những không khiến bé nín mà còn làm cho tình trạng ngày càng tệ hơn.
Trên đây là những chia sẻ về chứng đau bụng của bé. Bạn phải thật sự bình tĩnh để tìm cách giải quyết nếu bé gặp phải cơn đau và khóc thét lên, không chịu ăn uống. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ít cho bạn trong quá trình chăm sóc trẻ.
Để lại một bình luận