Các bài tập mũi cao đã được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cho chiếc mũi cao xinh, hài hòa với tổng thể gương mặt. Nếu kiêng trì thực hiện theo hướng dẫn dưới đây, sau 1 tuần bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện rõ rệt dáng mũi ban đầu. Các cách làm mũi cao sẽ tạo nên thói quen, khắc phục mũi thấp tẹt đang là khuyết điểm mà bạn cần cải thiện.
Tổng hợp 11 bài tập mũi cao tự nhiên trong 1 tuần
Một số bài tập mũi cao điển hình như massage, đẩy mũi, ép mũi, hơi thở, ngọ nguậy mũi, phồng miệng,… Chi tiết hướng dẫn tập luyện các bài nâng cao dáng mũi.
Bài tập định hình dáng mũi cao
Nằm trong cách làm mũi cao trong 1 tuần phải kể đến bài tập định hình nâng cao mũi. Bài tập này thực hiện uốn nắn bằng tay để các cơ và mô được nắn chỉnh thẳng đều một cách tự nhiên, giúp lên form thon gọn hơn trong suốt quá trình phát triển xương mũi. Bên cạnh đó, bài tập mũi cao còn giúp làn da vùng mũi trở nên căng mịn, hạn chế tình trạng chảy xệ do lão hóa.
Cách thực hiện bài tập định hình mũi:
- Bước 1: Tay rửa sạch, dùng đầu 2 ngón trỏ ấn dọc ở rìa cánh mũi. Tiếp theo là động tác hít thở một cách nhịp nhàng.
- Bước 2: Bạn điều chỉnh lực của tay với tốc độ miết tăng nhanh từ trên xuống dưới.
- Bước 3: Thực hiện bài tập từ 10 – 15 lần cho mỗi hiệp, liên tục từ 2 – 3 hiệp.
Xem thêm: 7 biến chứng khi nâng mũi sụn tai
Lưu ý: Hãy nghỉ khoảng vài phút trong mỗi hiệp và duy trì hơi thở đều đặn.
Cách massage nâng cao mũi
Một bài tập nhẹ nhàng mà cả nam và nữ có khuyết điểm mũi thấp tẹt đều thực hiện chính là massage nâng cao mũi. Các chuyên gia thẩm mỹ khuyến khích khách hàng thực hiện massage mũi vì đây là phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả. Không chỉ nâng cao dáng mũi mà còn lưu thông tuần hoàn máu ở vùng xoang mũi.
Bài tập mũi cao bằng cách massage thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn sử dụng đầu ngón tay để miết theo dọc sống mũi, sau đó theo chiều từ cánh mũi lên phần chóp mũi.
- Bước 2: Tiếp theo đó, dùng 2 đầu ngón tay đặt ở 2 bên cánh mũi rồi ép nhẹ vào sống mũi khoảng 10-15 giây.
- Bước 3: Cuối cùng dùng đầu ngón tay để massage theo chuyển động tròn ở chóp mũi, 2 cánh mũi, bọng mắt và má giúp lưu thông tuần hoàn máu.
Bài tập mũi cao bằng động tác đẩy mũi
Những người có chiếc mũi thô to như mũi lân, mũi củ tỏi, đầu mũi thô… thì bạn nên thực hiện bài tập đẩy mũi để cải thiện khuyết điểm trên. Nhờ lực tác động từ dưới lên ở phần chóp mũi, phần cơ ở cánh mũi và đầu mũi được giãn ra và lên form thon gọn, hạn chế cánh mũi to bè, đầu mũi chảy xệ.
Cách thực hiện động tác đẩy mũi:
- Bước 1: Sau khi rửa mặt, bạn dùng đầu ngón tay trỏ đặt dưới chóp mũi.
- Bước 2: Dùng lực ngón tay ấn và đẩy nhẹ chóp mũi từ dưới lên trên, giữ ở phần cao nhất khoảng 5s rồi thả tay.
- Bước 3: Thực hiện động tác đẩy mũi ít nhất 20 lần và sau đó nên massage mũi để làm dịu vùng da ở mũi.
Bài tập ép mũi làm dáng mũi cao
Bạn nên thực hiện bài tập ép mũi để nâng cao phần sống mũi, thon gọn 2 bên cánh mũi chỉ với động tác ép mũi đơn giản. Nhờ lực đẩy giúp cho cánh mũi hẹp lại, nâng cao phần sống mũi và đầu mũi được thon gọn hơn. Bạn có thể dùng lực tay hoặc thìa để ép phần cánh mũi.
Cách thực hiện bài tập:
- Bước 1: Dùng 2 ngón tay đặt ở sát hốc mắt rồi từ từ miết dọc theo phần sống mũi. Đồng thời bạn dùng lực ngón tay để ép 2 bên cánh mũi ít nhất 15 lần.
- Bước 2: Tiếp theo đó, sử dụng ngón tay trỏ và ngón cái để xoa nhẹ đầu mũi rồi đợi khoảng 5 giây thả lỏng. Hãy lặp lại động tác này khoảng 10 lần.
- Bước 3: Cuối cùng, đặt 2 ngón trỏ ở 2 phần cánh mũi ngoài rồi ấn lực ép nhẹ cánh mũi vào giữa sao cho đầu mũi hướng lên trên. Thực hiện động tác cuối từ 10 – 15 lần để mang lại hiệu quả.
Bài tập mũi cao bằng động tác hít thở
Nếu như bạn chưa biết thì động tác hít thở đúng cách cũng giúp cải thiện dáng mũi, cải thiện hệ hô hấp. Các bài tập hít thở đúng cách rất thích hợp với những người có dáng mũi thấp nhưng cánh mũi không quá to bè. Bạn có thể cải thiện khuyết điểm trên chỉ cần kiên trì tập luyện.
Thực hiện bài tập hít thở:
- Bước 1: Tư thế ngồi thẳng lưng, mở rộng 2 vai và ưỡn ngực sao cho thoải mái nhất.
- Bước 2: Khép 1 bên cánh mũi bằng ngón tay, sau đó dùng hơi hít sâu ở lỗ mũi còn lại rồi giữ khoảng 3 giây.
- Bước 3: Tiến hành đổi tay để khép lỗ mũi vừa hít vào, sau đó thở ra bằng lỗ mũi còn lại. Thực hiện động tác hít thở như hướng dẫn khoảng 10 lần.
Lưu ý trong quá trình hít thở hãy đặt tay lên bụng để kiểm soát nhịp thở được tốt hơn. Bạn nên luyện tập hít sâu bằng bụng giúp giữ hơi được lâu.
Bạn đang mong ước có được 1 chiếc mũi cao?
Để lại số điện thoại ngay để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp
Cách ngọ nguậy nâng cao dáng mũi
Bên cạnh các động tác massage, ép mũi thì dùng tay ngọ nguậy mũi cũng là cách rèn luyện các cơ ở mũi được co giãn tốt. Nhờ đó sau một thời gian kiêng trì luyện tập giúp cho dáng mũi trở nên săn chắc, đầu mũi thanh thoát. Bài tập này phù hợp với những người có cánh mũi và da mũi mỏng.
Cách thực hiện ngọ nguậy mũi:
- Bước 1: Thả lỏng cơ mặt ở tư thế nằm hoặc ngồi. Sau đó dùng các ngón tay giữ quanh các cơ vùng miệng, má để tăng hiệu quả tập luyện.
- Bước 2: Tiếp theo đó, bạn dùng cơ ở mũi để cử động qua lại liên tục trong vòng 2 phút, sau đó giữ khoảng 15s rồi thực hiện thêm 2-3 hiệp.
Phồng miệng là thói quen giúp mũi cao
Động tác phồng miệng để đẩy khí trong vòm họng cũng là bài tập mũi cao bạn nên thực hiện. Chỉ cần di chuyển hơi trong khoang miệng sẽ làm cho vùng da mặt, cánh mũi được di chuyển liên tục. Nhờ đó làm thon gọn lỗ mũi và gương mặt được loại bỏ mỡ thừa tích tụ ở má, nọng cằm.
Động tác phồng miệng thực hiện như sau:
- Bước 1: Hãy hít một hơi thật sâu bằng miệng để giữ không khí trong khoang miệng, sao cho má căng phồng là được.
- Bước 2: Dùng lực má đẩy cục khí từ trái sang phải, sao cho mỗi bên được 5 giây là được.
- Bước 3: Có thể dùng tay đỡ 2 bên má để hạn chế căng mỏi, bạn nên tập từ từ để làm quen dần.
Bài tập Yoga giúp nâng cao sống mũi
Giống như bài tập massage mũi thì thực hiện động tác Yoga sau đây sẽ giúp điều chỉnh dáng mũi cân đối và thon gọn. Ngoài ra, bài tập Yoga mũi còn giúp giãn vùng cơ mặt, lưu thông tuần hoàn máu tốt. Việc hít thở đều trong bài tập sẽ hỗ trợ hệ hô hấp và tăng độ đàn hồi cho da mặt.
Cách thực hiện bài tập Yoga:
- Bước 1: Tư thế ngồi thẳng người, cơ mặt thả lỏng và giữ trong vòng 1 phút.
- Bước 2: Đặt ngón tay cái lên 2 bên cánh mũi rồi ấn nhẹ liên tục từ 10 – 15 cái.
- Bước 3: Tiếp tục bạn dùng ngón tay trỏ ấn giữ 2 bên thái dương, cùng lúc đó chu môi giúp cho phần cơ mặt được kéo giãn.
Với động tác yoga này bạn nên hít thở sâu và hơi nhăn nhẹ phần mũi để cơ mặt được linh hoạt hơn.
Bài tập mũi cao bằng cách kéo dài mũi
Đối với những người có dáng mũi thấp tẹt, đầu mũi chúc xuống thì bạn nên thực hiện bài tập kéo dài mũi. Ngoài nâng cao mũi thì bài tập kéo mũi còn giúp định hình lỗ mũi nhỏ gọn, cánh mũi cũng được thon gọn hơn. Áp dụng trong một thời gian bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt dáng mũi khuyết điểm ban đầu.
Thực hiện bài tập:
- Bước 1: Dùng đầu ngón tay nắm lấy sống mũi, sau đó dùng ngón tay khác đẩy nhẹ đầu mũi lên trên khoảng 10 lần.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn dịch bàn tay từ sống mũi xuống phần đầu mũi sao cho động tác tay kéo nhẹ đầu mũi về phía trước. Giữ tay khoảng 5 giây rồi thả ra về trạng thái ban đầu.
- Bước 3: Thực hiện động tác vuốt và kéo đầu mũi ít nhất 15 – 20 lần. Lưu ý không nên kéo đầu mũi quá mạnh.
Bài tập mũi cao khi sử dụng dụng cụ hỗ trợ
Một bài tập nâng cao mũi chúng tôi muốn giới thiệu chính là sử dụng dụng cụ kẹp nâng mũi. Đây là cách làm mũi cao tại nhà mà nhiều người đã áp dụng và mang lại hiệu quả. Bạn có thể mua thanh nẹp silicon hoặc kẹp nâng mũi tại các cửa hàng uy tín. Quan trọng là bạn phải biết cách sử dụng thanh nẹp haowcj tuân theo chỉ dẫn của người bán để mau chóng cải thiện.
Cách dùng kẹp nâng mũi khá đơn giản, nếu duy trì sử dụng 1 – 2 tiếng/ ngày bạn sẽ thấy dáng mũi được cải thiện đáng kể sau 1 tháng. Lưu ý không nên lạm dụng kẹp nâng mũi quá mức dễ gây tổn thương sụn mũi.
Bài tập chun mũi sẽ giúp cải thiện dáng mũi cao hơn
Thói quen chun mũi cũng là cách để nâng cao mũi mà bạn không ngờ tới. Đây là một bài tập được nhiều bạn thực hiện chỉ với động tác chun mũi hay nhăn mũi. Bạn chỉ cần duy trì thói quen chun mũi sẽ giúp cho chiếc mũi của bạn được nâng cao so với ban đầu. Nếu kiên trì luyện tập bài tập chun mũi mỗi ngày từ 30 – 35 lần, sau 1 tháng sẽ thấy rõ hiệu quả mang lại cho gương mặt của bạn.
Bài tập mũi cao có hiệu quả không?
Với những chia sẻ 11 bài tập mũi cao ở trên bạn dễ dàng nhận thấy cần kiêng trì luyện tập thì mới mang lại hiệu quả. Bên cạnh đó, không phải ai có khuyết điểm mũi thấp tẹt cũng có thể áp dụng bài tập nâng cao mũi hiệu quả. Bởi xương mũi, sụn mũi phát triển rất khó để điều chỉnh. Nếu chỉ áp dụng bài tập trong thời gian ngắn thì hiệu quả cải thiện không đáng kể.
Ngoài ra, các bài tập mũi cao chỉ phù hợp với những người có ít khuyết điểm mũi. Không phù hợp với những người bẩm sinh có cấu trúc mũi thấp tẹt, sụn mũi và sụn vách ngăn bị lệch, khoang mũi quá hẹp,…
Mũi cao đẹp tự nhiên hợp phong thủy chỉ sau 60 phút
Các phương pháp nâng mũi hiệu quả hơn bài tập mũi cao
Nếu như các bài tập nâng mũi không giúp bạn cải thiện nhiều thì gợi ý lý tưởng cho những ai mong muốn thay đổi dáng mũi chính là can thiệp thẩm mỹ hiện đại. Trong đó 2 phương pháp thẩm mỹ mũi đang được ưa chuộng trên thị trường hiện nay với hiệu quả mang lại và độ an toàn cao:
- Tiêm filler nâng mũi: Chất làm đầy HA với độ tương thích cơ thể được FDA chứng nhận sẽ được bác sĩ tiêm vào mô mềm ở mũi. Nhờ đó hỗ trợ tạo dáng mũi như ý mà không cần phải sử dụng dao kéo. Thích hợp cho người có ít khuyết điểm ở mũi, sau thời gian filler tan mũi sẽ trở về trạng thái ban đầu.
- Phẫu thuật nâng mũi: Bác sĩ sẽ dùng sụn nhân tạo an toàn để dựng trụ mũi, sụn tự thân từ cơ thể (sụn tai, sụn vách ngăn) để bao bọc đầu mũi. Từ đó dáng mũi cao và hài hòa với tỷ lệ khuôn mặt, duy trì hiệu quả trên 10 năm. Phẫu thuật nâng mũi phù hợp với những người mũi nhiều khuyết điểm.
Những bài tập mũi cao hay phương pháp thẩm mỹ nâng mũi đều có những hiệu quả khác nhau. Dù bạn áp dụng phương pháp nào thì cũng nên tìm hiểu kỹ về cách thực hiện hay địa chỉ uy tín để tránh những hậu quả biến chứng để lại làm tổn thương cấu trúc mũi.
Để lại một bình luận