Một trong những vấn đề mà các chị em quan tâm khi mang thai là chiều dài xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao. Theo đó, chiều dài của xương sống mũi thai nhi phụ thuộc vào gen di truyền, chủng tộc, tuổi của thai nhi… Cụ thể, hãy xem những chia sẻ của chuyên gia xác định chiều dài xương sống mũi của thai nhi qua các tuần như sau.
Xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao?
Chiều cao ở xương sống mũi thai nhi là chỉ số quan trọng để các bác sĩ chẩn đoán thai nhi có bị hội chứng Down hay không. Theo nghiên cứu tại Philippine, chiều dài xương sống mũi của thai nhi qua các tuần được coi là phát triển bình thường như sau:
Thai nhi qua các tuần | Chiều dài xương sống mũi (mm) |
Tuần 11 | 1,96mm |
Tuần 12 | 2,37mm |
Tuần 13 | 2,90mm |
Tuần 14 | 3,44mm |
Tuần 15 | 4,05mm |
Tuần 20 | 4,50mm trở lên |
Tuần 22 | ≥4,50mm |
Bảng phát triển xương sống mũi thai nhi bình thường qua các tuần
Lưu ý: Đến tuần thứ 22, nếu xương sống mũi của thai nhi dưới 3.50mm thì đây là dấu hiệu bất thường, có thể thai nhi mắc hội chứng Down nên xương sống mũi ngắn.
Theo Hiệp hội Y khoa thai nhi (FMF) tại Anh, để đánh giá được xương sống mũi thai nhi phát triển bình thường thì cần xác định dựa trên tiêu chuẩn như sau:
- Mặt thai nhi hướng về đầu dò, đầu và cổ thai nhi trên một đường thẳng, giữa cằm và ngực có khoảng trống.
- Đầu dò sóng siêu âm song song với mũi và nghiêng nhẹ để xương mũi tách biệt với da mũi, xương hàm trên là đường thẳng tách rời với sống mũi.
Việc xác định chiều dài xương sống mũi thai nhi quan trọng, bởi nhờ đó mới biết được thai nhi có phát triển bình thường hay bị mắc các dị tật. Do đó, các mẹ hãy quan tâm và thăm khám thai định kỳ.
Thời điểm đánh giá xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao
Như vậy, các mẹ đã biết xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao. Vậy, thời điểm đánh giá tốt nhất xương sống mũi thai nhi cao hay thấp là lúc nào?
Theo các chuyên gia, thời điểm đánh giá xương sống mũi thai nhi cao hay thấp vào tuần thứ 12 là tốt nhất. Lúc này, một phần đường thở của mũi đã hình thành, chiều dài đầu mông là 64-75mm. Sự phát triển xương sống mũi của thai nhi được theo dõi cho đến khi thai nhi được 32 tuần tuổi.
Kiểm tra xương sống mũi của thai nhi tuần thứ 12 là cần thiết, vì nếu thai nhi có sống mũi bất thường thì rất có thể rơi vào những trường hợp như sau:
- Bất sản xương mũi: Đây là tình trạng không có xương sống mũi.
- Bất bản một phần xương mũi: Xương mũi có chiều cao ngắn hơn so với tiêu chuẩn bình thường.
Khi xác định được tình trạng bất thường của xương sống mũi cùng với kết quả xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh, có thể bác sĩ sẽ chỉ định chọc ối để chẩn đoán nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down. Nếu kết quả bình thường thì có thể tiếp tục theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao xương sống mũi của thai nhi
Xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao sẽ phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau như gen di truyền, chủng tộc, tuổi của thai nhi, cụ thể:
Gen di truyền
Đây là yếu tố quyết định chủ yếu đến sống mũi của thai nhi cao hay thấp và có dài hay không. Nếu bố mẹ có chiếc mũi ngắn và thấp thì có thể xương sống mũi thai nhi cũng thấp và ngắn tương tự mà không phải mắc hội chứng Down. Tuy nhiên, vẫn cần thực hiện các xét nghiệm và theo dõi định kỳ mới xác định chính xác.
Theo chủng tộc
Chiều dài của xương sống mũi có sự khác biệt giữa các chủng tộc người. Như chúng ta quan sát và nhận thấy rõ người Châu Âu, Châu Mỹ… thường có xương sống mũi dài và cao hơn người Châu Á.
Theo tuần tuổi của thai nhi
Xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao phụ thuộc vào tuổi của thai nhi. Chiều dài xương sống mũi của thai nhi phát triển theo tuổi và chiều dài mông vú của thai nhi. Dựa vào bảng phát triển xương sống mũi thai nhi bình thường qua các tuần có thể thấy chiều dài xương sống mũi có sự thay đổi và theo hướng tăng dần.
Các chuyên gia cho biết, độ dài xương mũi của thai nhi ở tuần 32 có thể lớn hơn 8mm. Thực chất không có con số chính xác để xác định chiều dài xương sống mũi thai nhi ở giai đoạn này là bao nhiêu. Xương mũi của thai nhi phát triển bình thường qua các tuần cho đến tuần thứ 32 thì các mẹ hoàn toàn có thể an tâm mà không cần lo lắng sự bất thường nào xảy ra.
Cách cải thiện chiều cao xương sống mũi thai nhi
Chắc hẳn qua tìm hiểu chiều dài xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao thì các mẹ cũng lo lắng mũi của bé liệu cao hay thấp khi sinh ra. Các bác sĩ chuyên khoa nhi có những chia sẻ, cách làm xương sống mũi cao cho thai nhi là:
Có kế hoạch sinh đẻ hợp lý
Các chị em nên có kế hoạch sinh đẻ phù hợp, đây cũng là một cách để hạn chế những rủi ro khi mang thai, giúp thai nhi phát triển bình thường. Theo các nghiên cứu, độ tuổi mang thai lý tưởng là từ 20 – 35 tuổi.
Như vậy, chúng ta nên sinh con trước năm 35 tuổi để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, giảm nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, trước đó nên thực hiện tiêm đầy đủ vắc-xin phòng chống các bệnh lý thường gặp và trong suốt giai đoạn của thai kỳ nên thăm khám để sàng lọc.
Thăm khám thai định kỳ
Như đã nêu trên, thăm khám thai kỳ rất quan trọng, ở tuần thứ 12 không chỉ xác định được chiều dài xương sống mũi thai nhi mà còn rà soát được bệnh lý. Cần thực hiện các xét nghiệm và tiêm vaccine phòng ngừa nhằm kiểm soát được các bệnh lý trong mỗi giai đoạn phát triển thai nhi. Các chị em nên tuân thủ hướng dẫn và lựa chọn cơ sở có chuyên môn, trang bị hệ thống máy móc hiện đại để thăm khám chính xác.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao có liên quan rất lớn đến chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai. Các mẹ hãy chú ý xây dựng thực đơn ăn uống khoa học đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như đạm, chất béo, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất…
Đặc biệt, để cho thai nhi hấp thụ dưỡng chất tốt nhất và giúp cho hệ xương phát triển thì cần cung cấp đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, bổ sung canxi, sắt vào khẩu phần ăn. Lưu ý cần kiêng các loại đồ uống chứa chất kích thích, thức ăn đóng hộp, bởi những thực phẩm này ngăn chặn sự phát triển của xương và sụn mũi.
Nghỉ ngơi hợp lý
Khi mang bầu, chế độ nghỉ ngơi nên được chú trọng, ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm. Không nên thức quá khuya, làm việc căng thẳng và tuyệt đối tránh vận động mạnh hay luyện tập quá sức.
Trong giai đoạn mang thai, các mẹ nên giữ cho tâm trạng vui vẻ, thoải mái và tránh xa những áp lực mệt mỏi. Hãy tham khảo các phương pháp luyện tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, đọc sách… cũng là cách thư giãn tốt cho mẹ và bé, giảm thiểu nguy cơ mắc chứng trầm cảm thường gặp.
Với những thông tin chia sẻ, hi vọng các bạn đã có câu trả lời xương sống mũi thai nhi bao nhiêu là cao. Để tìm hiểu thêm về những thông tin liên quan, các bạn có thể theo dõi website của Cty CP Bệnh viện Thẩm mỹ Quốc tế Resolute Bay nhé!
Để lại một bình luận