Viêm túi thừa là 1 căn bệnh không nguy hiểm tính mạng nhưng đôi khi vẫn gây ra các biến chứng nặng nề. Tùy vào thể trạng từng người nhưng hầu hết người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, buồn nôn. Nếu không điều trị kịp thời người bệnh sẽ phải tiến hành phẫu thuật.
Bệnh túi thừa ảnh hưởng đến khoảng 50% người trên 60 tuổi. Và từ 10% -25% trong số họ bị các biến chứng khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Một trong số đó chính là tình trạng viêm túi thừa. Chính vì vậy nếu phát hiện dấu hiệu liên quan đến viêm túi thừa thì cần gặp ngay bác sĩ để được điều trị.
Trong hơn 1 thế kỷ qua đã có sự gia tăng mạnh về số lượng các trường hợp bị viêm túi thừa. Vậy bạn có muốn biết các triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị viêm túi thừa? Hãy cùng Resolute Bay tìm câu trả lời trong các thông tin dưới đây.
Viêm túi thừa là gì?
Túi thừa là những túi nhỏ, phồng lên và có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào của ống tiêu hóa. Nó có thể xuất hiện ở thực quản, dạ dày, ruột non…. Thông thường túi thừa sẽ được tìm thấy ở đại tràng tức là ruột già.
Một phần thành ruột khi bị yếu có thể sẽ phồng ra như những túi nhỏ, gọi là túi thừa. Các túi thừa có thể bị viêm hoặc nhiễm trùng khiến chúng bị sưng đỏ, gây nên tình trạng viêm túi thừa.
Các túi thừa bình thường vô hại cho đến khi chúng bị viêm hoặc nhiễm trùng. Nếu ống tiêu hóa của bạn xuất hiện túi thừa mà không bị viêm nhiễm thì người ta gọi tình trạng này là bệnh túi thừa.
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu 1 vài nét khác biệt giữa viêm túi thừa và bệnh túi thừa.
Viêm túi thừa và bệnh túi thừa
Viêm túi thừa
- Bệnh hình thành do các túi thừa lúc này đã bị viêm hoặc nhiễm trùng.
- Bệnh có khả năng tái phát.
- Viêm túi thừa cũng có thể chuyển thành bệnh mãn tính ở 1 số người.
- Bệnh viêm túi thừa có nguy cơ phát triển khi con người ngày càng lớn tuổi.
Bệnh túi thừa
- Bệnh túi thừa là kết quả của việc xuất hiện các túi thừa trong ống tiêu hóa nhưng không bị viêm hoặc nhiễm trùng.
- Bệnh thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Và nếu nó có biểu hiện nào khác thì sẽ được gọi là bệnh túi thừa không biến chứng (SUDD).
- Trong 1 số ít trường hợp, bệnh túi thừa có thể phát triển thành viêm túi thừa.
- Tương tự viêm túi thừa, bệnh túi thừa cũng có nguy cơ phát triển theo tuổi tác.
Không giống như bệnh túi thừa, viêm túi thừa có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng xuất hiện đột ngột hoặc từ từ trong 1 vài ngày.
Dấu hiệu và triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến liên quan đến viêm túi thừa:
- Đau bụng thường xảy ra ở bên trái bụng dưới.
- Buồn nôn và nôn.
- Sốt.
- Đi tiểu nhiều.
- Bệnh tiêu chảy.
- Táo bón.
- Trong phân có máu.
Sau đây là 1 số yếu tố tiềm ẩn được cho là nguyên nhân gây nên bệnh viêm túi thừa.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân gốc rễ của viêm túi thừa chính là việc gia tăng áp lực lên thành ruột ở 1 số điểm yếu. Các điểm yếu này phồng ra tạo thành túi thừa. Túi thừa thường được tìm thấy trong đại tràng. Tuy nhiên nó cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong ống tiêu hóa.
Khi túi thừa rách, nó sẽ dẫn đến tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng hình thành bệnh viêm túi thừa. Đây không phải là bệnh lây nhiễm hoặc sẽ dẫn đến ung thư.
Những yếu tố khác có thể làm gia tăng nguy cơ bệnh viêm túi thừa:
- Chế độ ăn ít chất xơ.
- Di truyền: Gia đình có người bị viêm túi thừa.
- Lối sống ít vận động.
- Béo phì.
- Hút thuốc.
- Thường xuyên uống 1 số loại thuốc chống viêm không steroid như aspirin.
- Thiếu vitamin D.
- Giới tính: Những người từ 50 tuổi trở xuống, viêm túi thừa thường gặp ở nam giới. Trong khi đó những người trên 50 tuổi viêm, túi thừa thường gặp ở phụ nữ.
- Lớn tuổi.
Vì các triệu chứng của viêm túi thừa tương tự 1 số căn bệnh khác, bác sĩ có thể phải thực hiện 1 hoặc nhiều xét nghiệm sau đây để chẩn đoán tình trạng của bạn.
Làm cách nào chẩn đoán viêm túi thừa?
Bác sĩ sẽ hỏi bạn các triệu chứng, bệnh sử và các loại thuốc bạn đang dùng. Sau đó họ sẽ chỉ định thực hiện 1 số xét nghiệm sau đây:
- Kiểm tra sức khỏe để tìm các điểm đau của bạn.
- Thăm khám thực tràng để kiểm tra các triệu chứng đau, chảy máu và 1 số vấn đề khác.
Sau đây là 1 số xét nghiệm chẩn đoán khác có thể phải được thực hiện:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra thiếu máu hoặc các căn bệnh khác liên quan đến thận hoặc gan.
- Các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm bụng hoặc CT scan.
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng.
- Xét nghiệm phân để kiểm tra nhiễm trùng đường ruột.
- Khám vùng chậu để loại trừ các vấn đề về phụ khoa.
- Xét nghiệm thai kỳ để loại trừ việc đau bụng là do mang thai.
Sau khi chẩn đoán tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị tùy vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Phương pháp điều trị viêm túi thừa
Sau đây là 1 số phương pháp điều trị viêm túi thừa:
- Chế độ ăn lỏng vài ngày để chờ ruột hồi phục.
- Chế độ ăn ít chất xơ.
- Thuốc điều trị viêm túi thừa bao gồm kháng sinh như Metronidazole, Ciprofloxacin hoặc Amoxicillin.
- Theo dõi lịch hẹn tái khám để kiểm tra các triệu chứng đã được cải thiện chưa.
- Phẫu thuật cho các trường hợp viêm túi thừa nặng.
Các triệu chứng của viêm túi thừa thường có thể kiểm soát ngay tại nhà trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm gặp bệnh có thể dẫn đến các biến chứng. Đối với những người mắc bệnh cấp tính có thể cần phải nhập viện để điều trị.
Sau đây là 1 số biện pháp tại nhà giúp kiểm soát các triệu chứng viêm túi thừa.
Các biện pháp tại nhà để giảm triệu chứng viêm túi thừa
Du đỏ Hoa Kỳ
Bạn cần có:
- 2 Muỗng cà phê cây du đỏ Hoa Kỳ.
- 1 Ly nước lọc, nước trái cây hoặc trà
Bạn cần làm:
- Cho 1 – 2 muỗng cà phê cây du đỏ Hoa Kỳ vào ly nước lọc, nước ép trái cây hoặc trà.
- Trộn đều và uống liền.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể uống hỗn hợp này 1 – 2 lần 1 ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Cây du đỏ Hoa Kỳ có đặc tính giảm viêm và đau nên phù hợp sử dụng đối với người bị viêm túi thừa.
Chú ý: Bạn cần nghe lời khuyên của bác sĩ trước khi uống hỗn hợp này.
Nước ép lô hội
Bạn cần có: 1 – 2 Muỗng nước ép lô hội tươi.
Bạn cần làm: Uống 1 – 3 muỗng nước ép lô hội tươi mỗi ngày.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn chỉ nên uống nước ép lô hội 1 lần 1 ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Nha đam được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau do nó có đặc tính chữa bệnh và chống viêm. Những đặc tính này giúp làm dịu tình trạng viêm của các túi thừa.
Vitamin D
Bạn cần có: 25 – 100 mcg vitamin D.
Bạn cần làm:
- Tiêu thụ 25 – 100 mcg vitamin D mỗi ngày.
- Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như cá béo, phô mai và trứng.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể bổ sung vitamin D mỗi ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Thiếu vitamin D có liên quan đến việc tăng nguy cơ hình thành bệnh viêm túi thừa. Do đó đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ vitamin D sẽ giúp bạn đối phó căn bệnh này.
Rễ cam thảo
Bạn cần có:
- 1 – 2 Muỗng cà phê rễ cam thảo khô.
- 1 Cốc nước nóng.
Bạn cần làm:
- Cho 1 – 2 muỗng cà phê cam thảo khô vào 1 cốc nước nóng.
- Ngâm cam thảo trong 5 – 10 phút.
- Uống trà cam thảo khi còn ấm.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể uống trà cam thảo 1 – 2 lần mỗi ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Cam thảo được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các chứng co thắt và viêm. Đặc biệt là những người có vấn đề về đường tiêu hóa. Do đó cam thảo có thể dịu các túi thừa bị viêm hiệu quả.
Chiết xuất hạt bưởi
Bạn cần có:
- 8 – 12 Giọt chiết xuất hạt bưởi tiêu không hóa chất.
- 1 Ly nước.
Bạn cần làm:
- Cho 8 – 12 giọt chiết xuất hạt bưởi không hóa chất vào 1 ly nước.
- Trộn đều và uống ngay lập tức.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể uống hỗn hợp này 1 lần mỗi ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Chiết xuất hạt bưởi là 1 có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp điều trị các túi thừa bị viêm nhiễm.
Gừng
Bạn cần có:
- 1 – 2 miếng củ gừng thái lát.
- 1 Cốc nước.
Bạn cần làm:
- Cho 1 – 2 miếng củ gừng thái lát vào 1 cốc nước.
- Đun sôi trong 5 phút.
- Lọc và chờ trà nguội 1 chút.
- Uống trà gừng khi còn ấm.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể uống trà gừng 1 – 2 lần mỗi ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Gừng là 1 phương thuốc hiệu quả giúp điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Đặc tính chống viêm của gừng có thể làm dịu các túi thừa bị viêm.
Tỏi
Bạn cần có:
- 1 Muỗng cà phê nước ép tỏi.
- Mật ong (không bắt buộc).
Bạn cần làm: Bạn sẽ tiêu thụ trực tiếp 1 muỗng cà phê nước ép tỏi.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể làm điều này 1 lần mỗi ngày để chống viêm túi thừa.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Tỏi sở hữu đặc tính chống viêm và kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả. Những đặc tính này rất hữu ích trong việc điều trị viêm túi thừa và các triệu chứng của nó.
Củ nghệ
Bạn cần có:
- 1 Muỗng cà phê bột nghệ.
- 1 Ly sữa nóng.
Bạn cần làm:
- Cho 1 muỗng cà phê bột nghệ vào ly sữa nóng.
- Trộn đều và uống liền.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn nên uống sữa nghệ ít nhất 1 lần mỗi ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Curcumin có trong củ nghệ sở hữu đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ. Điều này giúp giảm tình trạng túi thừa bị viêm nhiễm.
Giấm táo
Bạn cần có:
- 1 – 2 Muỗng cà phê giấm táo thô.
- 1 Ly nước ấm.
Bạn cần làm:
- Cho 1 – 2 muỗng cà phê giấm táo thô vào 1 cốc nước ấm.
- Trộn đều và uống hỗn hợp liền.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể uống hỗn hợp này 1 – 2 lần mỗi ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Giấm táo có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn nên rất hiệu quả trong việc điều trị viêm túi thừa.
Những biện pháp tự nhiên này sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng viêm túi thừa hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng phải chú ý đến chế độ ăn uống vì nó có vai trò chính trong việc điều trị viêm túi thừa.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến viêm túi thừa như thế nào?
Chế độ ăn điều trị viêm túi thừa là 1 biện pháp tạm thời giúp hệ thống tiêu hóa của bạn được nghỉ ngơi. Bạn sẽ ăn theo chế độ này cho đến khi các triệu chứng chảy máu và tiêu chảy giảm.
Bác sĩ sẽ xây dựng cho bạn 1 chế độ ăn lỏng như sau.
- Những thực phẩm nên ăn
- Nước ép trái cây.
- Súp.
- Đá nhỏ.
- Kem không có trái cây.
- Nước.
- Gelatin
- Trà.
- Cà phê không có kem.
Khi các triệu chứng của bạn bắt đầu cải thiện, bác sĩ sẽ bắt đầu cho bạn ăn thực phẩm ít chất xơ. Chúng bao gồm:
- Trái cây gọt vỏ không hạt được nấu chín hoặc đóng hộp.
- Rau củ đóng hộp hoặc nấu chín như cà rốt, khoai tây và đậu.
- Gia cầm.
- Cá.
- Trứng.
- Nước ép trái cây và rau quả.
- Ngũ cốc ít chất xơ.
- Các sản phẩm từ sữa như phô mai và sữa chua.
- Gạo trắng, mì ống và mì.
Bạn cũng cần hạn chế ăn 1 số loại thực phẩm sau đây nếu bản thân đang bị viêm túi thừa. Bởi vì chúng đều là những thực phẩm khó tiêu hóa.
- Các thực phẩm cần tránh
- Quả hạch.
- Ngô.
- Bắp rang bơ.
- Các loại hạt.
Giờ thì bạn đã hiểu 1 trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm túi thừa trở nên tồi tệ là thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của bản thân. Sau đây là 1 vài lời khuyên giúp ngăn ngừa sự tái phát của viêm túi thừa.
Mẹo phòng ngừa
- Tăng dần lượng thức ăn giàu chất xơ khi các triệu chứng của bạn bắt đầu cải thiện.
- Uống nhiều nước.
- Tránh tiêu thụ thực phẩm đã tinh chế như gạo trắng, mì trắng….
- Tránh bị táo bón. Sử dụng thuốc nhuận tràng không kê đơn hoặc thuốc làm mềm phân để tránh bị táo bón.
- Luyện tập thể dục đều đặn.
- Từ bỏ hút thuốc.
- Quản lý cân nặng.
Một chút thay đổi nhỏ trong lối sống có thể giúp ích rất nhiều trong việc đối phó các triệu chứng của viêm túi thừa. Những biện pháp và lời khuyên này sẽ ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Bạn có thể thấy từ tình trạng xuất hiện túi thừa tưởng chừng vô hại cho đến khi viêm nhiễm trở thành viêm túi thừa. Vì vậy bạn không nên bỏ qua bất kỳ cơn đau hoặc dấu hiệu bất thường nào của bản thân. Đặc biệt bạn cần phải chú ý sức khỏe của chính mình và gia đình thường xuyên.
Để lại một bình luận