Đối với nhiều người thuật ngữ “viêm mê đạo tai” nghe có vẻ lạ lẫm và đôi khi tưởng bản thân nghe nhầm. Thực tế đây là 1 căn bệnh có thật và ảnh hưởng suốt cuộc đời của 1 con người.
Đây là tình trạng tai trong bị viêm nhiễm có thể gây mất thính lực vĩnh viễn trong nhiều trường hợp hiếm gặp. Nếu bạn cảm thấy tai đau âm ỉ hoặc thường xuyên chóng mặt thì có thể bạn đang bị viêm mê đạo tai. Những thông tin sau của Resolute Bay sẽ cho bạn biết thêm về căn bệnh này và các phương pháp điều trị.
Viêm mê đạo tai là gì?
Viêm mê đạo tai (tên tiếng Anh:Labyrinthitis) là 1 chứng rối loạn của tai trong. Tai trong con người có 2 dây thần kinh tiền đình gửi thông tin đến não về vị trí trong không gian và kiểm soát cân bằng. Bất kỳ dây thần kinh tiền đình nào bị viêm sẽ dẫn đến bệnh viêm mê đạo tai.
Căn bệnh này thường không gây đau. Tuy nhiên nó có thể gây ra các triệu chứng khác tồi tệ hơn. Đôi khi các triệu chứng này xuất hiện trở lại khi bạn bất ngờ chuyển động đầu.
Sau đây là 1 số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của viêm mê đạo tai.
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm mê đạo tai
- Hoa mắt hoặc mất thăng bằng.
- Chóng mặt – bạn có cảm giác bản thân đang di chuyển trong khi thực tế thì không.
- Buồn nôn.
- Mất thính giác.
- Nôn mửa.
- Ù tai.
- Khó khăn trong việc giữ cho đôi mắt tập trung.
Trong những trường hợp hiếm hoi, người bệnh cũng có thể bị mất thính lực vĩnh viễn.
Bạn đang tự hỏi những nguyên nhân nào gây ra căn bệnh này? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Nguyên nhân và yếu tố tiềm ẩn của bệnh viêm mê đạo tai
Mặc dù viêm mê đạo tai có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên vẫn có nhiều yếu tố dẫn đến hình thành căn bệnh này.
- Nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn của tai trong hoặc tai giữa.
- Các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản.
- Virus herpes.
- Virus dạ dày.
- Các vi sinh vật truyền nhiễm như vi khuẩn gây bệnh Lyme.
Một số yếu tố có thể gia tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm mê đạo tai:
- Hút thuốc lá.
- Rượu bia.
- Tiền sử dị ứng.
- Mệt mỏi kéo dài.
- Căng thẳng cực độ.
- Dùng thuốc theo toa hoặc thuốc không kê đơn như Aspirin.
Việc điều trị viêm mê đạo tai được thực hiện dựa trên các triệu chứng và sự chẩn đoán.
Trước khi chuyển sang những thông tin về việc lựa chọn cách điều trị, chúng ta hãy phân biệt sự khác nhau của viêm mê đạo tai, viêm dây thần kinh tiền đình và chóng mặt kịch phát lành tính.
Viêm dây thần kinh tiền đình – Viêm mê đạo tai – Chóng mặt kịch phát lành tính (BPPV)
Viêm dây thần kinh tiền đình
- Dây thần kinh tiền đình bị nhiễm virus làm cho bộ phần này bị viêm.
- Bệnh do virus thuộc họ Herpes gây ra.
- Viêm dây thần kinh tiền đình hiếm khi gây đau đớn.
- Các triệu chứng của bệnh tương tự viêm mê đạo tai. Bao gồm chóng mặt, hoa mắt, mất cân bằng hoặc buồn nôn.
Viêm mê đạo tai
- Bệnh do nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn (viêm mê đạo tai vi khuẩn) dẫn đến một hoặc cả 2 dây thần kinh tiền đình bị viêm.
- Chủ yếu do virus gây ra nhưng đôi khi bệnh cũng do nhiễm vi khuẩn.
- Hiêm khi bệnh gây đau đớn.
- Các triệu chứng của viêm mê đạo tai bao gồm chóng mặt, hoa mắt, mất cân bằng, buồn nôn và gặp khó khăn khi nghe.
Chóng mặt kịch phát lành tính (BPPV)
- Thông thường không thể biết được nguyên nhân của BPPV. Trong trường hợp này người ta gọi là BPPV vô căn.
- Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của việc chóng mặt. Thông thường nó xảy ra khi có một cú đánh nhẹ/mạnh vào đầu.
- BPPV có thể gây đau ở một số người.
- Triệu chứng của BPPV là chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn, hoa mắt và nôn mửa. Những triệu chứng này ít nhiều giống với viêm mê đạo tai và viêm dây thần kinh tiền đình.
Bệnh Meniere là 1 rối loạn tai trong khác gây ra các cơn chóng mặt tự phát.
Bạn không cần lo lắng khi không thể phân biệt các căn bệnh trên vì chúng có những triệu chứng giống nhau. Điều bạn cần làm chính là gặp trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.
Chẩn đoán bệnh viêm mê đạo tai
Bác sĩ có thể bắt đầu bằng 1 cuộc kiểm tra thể chất để phát hiện tình trạng của bạn. Trong một số trường hợp chỉ 1 bài kiểm tra tai là không đủ. Bạn có thể phải làm 1 bài kiểm tra thể chất hoàn chỉnh bao gồm kiểm tra thần kinh.
Các triệu chứng của viêm mê đạo tai tương tự 1 số bệnh về tai khác. Do đó bác sĩ sẽ khuyên bạn thực hiện các xét nghiệm khác dựa trên triệu chứng của bạn. Những xét nghiệm đó bao gồm:
- Kiểm tra thính giác.
- Xét nghiệm máu.
- Quét CT hoặc MRI.
- Điện não đồ (EEG): Thử nghiệm sóng não.
- Điện tâm đồ: Thử nghiệm chuyển động mắt.
Bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp khi đã xác định thành công tình trạng bệnh.
Phương pháp điều trị
Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc sau nếu bạn đang bị viêm mê đạo tai.
- Thuốc kháng histamin như Desloratadine.
- Thuốc giảm chóng mặt và buồn nôn như Meclizine.
- Thuốc an thần như Diazepam.
- Corticosteroid như Prednisolone.
Những người bị nhiễm trùng trong hoạt động có thể được khuyến cáo tiếp tục uống kháng sinh.
Sau đây là 1 số biện pháp tự nhiên tại nhà có thể giảm bớt các triệu chứng viêm mê đạo tai.
Các biện pháp tự nhiên để điều trị viêm mê đạo tai
Tinh dầu
Dầu tràm trà
Bạn cần có:
- 2-3 Giọt dầu tràm trà.
- Nước nóng.
- 1 Cái chén.
Bạn cần làm:
- Nước nóng đổ đầy vào 1 cái chén.
- Đổ 3 giọt dầu tràm trà vào chén.
- Dùng chăn trùm kín đầu và cúi xuống chén nước.
- Xông hơi với nước nóng tinh dầu tràm trà trong vài phút.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể làm điều này 1 lần 1 ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Dầu tràm trà có tính sát khuẩn cao. Đặc tính này giảm bớt các triệu chứng viêm mê đạo tai bằng cách chống lại các vi khuẩn nhiễm trùng gây bệnh.
Dầu hoa oải hương
Bạn cần có:
- 2 – 3 Giọt dầu hoa oải hương.
- 1 Cốc nước ấm.
- Bông gòn.
Bạn cần làm:
- Cho 2 đến 3 giọt dầu hoa oải hương vào 1 cốc nước ấm.
- Nhúng bông gòn vào dung dịch này.
- Nằm xuống và đặt bông gòn vào tai bị viêm.
- Sau 5-10 phút thì lấy bông gòn ra.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể làm điều này 1 lần 1 ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Dầu hoa oải hương có đặc tính giảm đau và chống viêm. Đây là những điều có lợi trong việc làm dịu dây thần kinh tiền đình bị viêm của tai.
Cây bạch quả (Ginkgo Biloba)
Bạn cần có: Bổ sung 60 – 120mg bạch quả.
Bạn cần làm: Uống bổ sung 60-120mg bạch quả theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể bổ sung bạch quả từ 2 đến 3 lần mỗi ngày sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Ginkgo Biloba có thể giảm thiệt hại gây ra cho dây thần kinh tiền đình của bạn. Nó hoạt động như 1 liệu pháp bổ trợ cho kháng sinh bạn đang dùng.
Gừng
Bạn cần có:
- 1-2 Miếng gừng thái lát.
- 1 Cốc nước nóng.
Bạn cần làm:
- Cho 1 đến 2 miếng gừng thái lát vào 1 cốc nước nóng.
- Để yên trong 5 đến 10 phút rồi uống trà gừng ngay khi còn ấm.
- Bạn cũng có thể nhúng bông gòn vào trà gừng và đặt nó vào tai bị viêm.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể uống 2 ly trà gừng mỗi ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Gừng sở hữu đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Những đặc tính này giúp giảm viêm dây thần kinh tiền đình và chống nhiễm trùng. Gừng cũng có thể làm giảm triệu chứng chóng mặt.
Dầu tỏi
Bạn cần có:
- 1-2 Giọt dầu tỏi hữu cơ.
- 1 Ống nhỏ giọt.
- Bông gòn.
Bạn cần làm:
- Sử dụng ống nhỏ giọt, đặt 1 giọt dầu tỏi vào mỗi tai bị viêm.
- Bịch tai lại bằng bông gòn.
- Bạn cũng có thể thoa 1 giọt dầu tỏi khác xung quanh và sau tai.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Bạn có thể làm cách này 1 đến 2 lần mỗi ngày.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Dầu tỏi có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm do đó có thể giảm bớt các triệu chứng viêm mê đạo tai.
Củ nghệ
Bạn cần có:
- 1 Muỗng cà phê bột nghệ.
- 1 Ly sữa nóng (sữa hạnh nhân hoặc sữa gạo).
Bạn cần làm:
- Trộn 1 muỗng cà phê bột nghệ trong 1 ly sữa nóng.
- Sau đó uống sữa nghệ.
Bao lâu thì tiếp tục thực hiện: Uống sữa nghệ mỗi ngày 1 lần, tốt nhất là vào buổi tối.
Vì sao phương pháp này có hiệu quả:
Chất curcumin trong nghệ có đặc tính chống viêm và kháng sinh. Do đó nó có thể giảm viêm dây thần kinh tiền đình và chống lại nhiễm trùng.
Vitamin
Việc thiếu hụt vitamin D và B6 làm các triệu chứng viêm mê đạo tai trầm trọng thêm như: mệt mỏi, buồn nôn và chóng mặt. Do đó bạn cần tiêu thụ những thực phẩm giàu vitamin như thịt gia cầm, trứng, thịt nạc, rau lá xanh, cá và phô mai. Bạn chỉ nên bổ sung các vitamin này sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
Vật lý trị liệu hoặc thực hành 1 số bài tập cơ bản có thể làm giảm các triệu chứng viêm mê đạo tai. Sau đây là 1 số bài tập giúp hạn chế ảnh hưởng của bệnh.
Những bài tập hỗ trợ điều trị viêm mê đạo tai
Đi bộ kiểu hành quân
Đi bộ kiểu hành quân với cánh tay đưa lên trong khi chân tiến 1 bước về phía trước. Cách này có thể giúp bạn lấy lại thăng bằng.
Lặp lại: 20 bước
Số hiệp: 2
Đi bằng gót chân
Đứng thẳng, bước chân phải lên trước tuy nhiên bạn chỉ cần hạ gót chân xuống. Chú ý là không hạ cả bạn chân như bình thường. Tiếp tục bước chân trái lên trước và chạm đất bằng gót chân. Điều này cũng giúp cơ thể lấy lại cân bằng.
Thời lượng: Mỗi chân cân bằng bằng gót trong ít nhất 15 giây.
Lặp lại: 10 đến 15 bước.
Cân bằng trên 1 chân
Sử dụng tường hoặc ghế để hỗ trợ. Bạn đứng trên 1 chân trong vài giây. Sau đó lặp lại với chân kia.
Thời lượng: Mỗi chân bạn cân bằng trong ít nhất 15 giây.
Lặp lại: 10 đến 15.
Ngoài những bài tập và các biện pháp khắc phục chúng tôi vừa chia sẻ, sau đây là 1 số lời khuyên giúp ngăn ngừa tái phát viêm mê đạo tai.
Một số mẹo phòng ngừa viêm mê đạo tai
- Tránh thay đổi đột ngột vị trí như đứng lên, ngồi xuống.
- Ngồi yên nếu bạn đang có cảm giác chóng mặt.
- Hãy cẩn thận trong lúc đứng dậy khi đang ngồi hoặc nằm.
- Tránh sử dụng tivi, màn hình máy tính hoặc bất kỳ loại ánh sáng nào khi đang chóng mặt.
- Nếu chóng mặt xảy ra trong khi bạn ngủ, hãy thức dậy và từ từ ngồi dậy. Lưu ý nên sử dụng đèn mờ.
Những lời khuyên và biện pháp khắc phục trên đây chắc chắn sẽ giúp bạn đối phó các triệu chứng viêm mê đạo tai nặng. Đồng thời giảm cường độ xuất hiện của chúng theo thời gian.
Để lại một bình luận