• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer
  • Home
  • Làm đẹp
    • Body đẹp
    • Làm đẹp cho môi
    • Làm đẹp cho mắt
    • Làm đẹp cho mũi
    • Làm đẹp vùng kín
    • Trẻ hoá da
  • Sức khoẻ
  • Thời trang
  • Kinh nghiệm làm đẹp
Resolute Bay

Resolutebay

Bạn đang ở:Trang chủ / Làm đẹp / Làm đẹp vùng kín / Tìm hiểu về môi bé là gì? Cấu tạo và các chức năng của môi bé

Tìm hiểu về môi bé là gì? Cấu tạo và các chức năng của môi bé

13 Tháng 5, 2025 bởi tác giả Quỳnh Thu Để lại bình luận

Một bộ phận nhỏ của bộ phận sinh dục nữ nhưng lại đóng quan trọng trong việc quan hệ tình dục của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết vị trí, cấu tạo và chức năng chính xác của môi bé là gì? Hôm nay, hãy cùng Resolute Bay tìm hiểu chi tiết hơn về bộ phận sinh dục nữ này trong bài viết dưới đây.

môi bé là gì

Nội dung bài viết

  1. Tìm hiểu về môi bé
    1. Môi bé là gì?
    2. Cấu tạo của môi bé
    3. Chức năng của môi bé đối với phụ nữ
  2. Một số vấn đề thường gặp ở môi bé
    1. Tình trạng môi bé dài hơn môi lớn
    2. Môi bé bị phì đại
    3. Một số bệnh lý liên quan
  3. Khi nào thì nên gặp bác sĩ
  4. Một số cách giữ vệ sinh vùng kín và môi bé

Tìm hiểu về môi bé

Nhiều phụ nữ thường không quá quan tâm đến cấu tạo môi bé, nhưng đây lại là bộ phận khá quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống tình dục của người phụ nữ. Vì vậy, hãy cùng dành chút thời gian để tìm hiểu về bộ phận này.

Môi bé là gì?

Môi bé là hai lớp da bên ngoài cửa âm đạo, chúng kéo dài từ âm vật (hột le) xuống dưới đáy của cửa âm đạo và nằm bên trong môi lớn. Chiều dài thông thường của môi bé là từ 4 – 5 cm, rộng khoảng 0.5 – 1 cm.

Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp đặc biệt môi bé có kích thước dài và rộng hơn cả môi lớn, và có thể che phủ luôn cả môi lớn. Ngoài ra, không phải kích thước của 2 môi bé lúc nào cũng giống nhau, trường hợp môi bé bên to bên nhỏ cũng khá phổ biến.

Bên cạnh đó, màu sắc của môi bé ở mỗi người phụ nữ là khác nhau, chúng phụ thuộc phần lớn vào gen di truyền, bẩm sinh chứ không bị ảnh hưởng bởi tần suất quan hệ tình dục như chúng ta vẫn thường nghĩ.

Tuổi tác và lão hoá cũng là một trong những nguyên nhân khiến kích thích và màu sắc của môi bé thay đổi, nhưng hoàn toàn có thể khắc phục bằng các biện pháp chăm sóc vùng kín tự nhiên hoặc thẩm mỹ trẻ hoá vùng kín.

Xem thêm:  Cách làm hồng cô bé sau sinh bằng nguyên liệu thiên nhiên

Cấu tạo của môi bé

Về cấu tạo của môi bé, bạn có thể nắm khái quát như sau: Môi bé nằm bên trong môi lớn, chúng kéo dài từ vị trí hột le đến phần đáy của cửa ngoài âm đạo. Cả 2 môi bé sẽ được nối với nhau ở vị trí cuối cùng cửa âm đạo bằng da nôi môi nhỏ. Đây là một bộ phận mô mềm có tính đàn hồi cao và đóng vai trò giống như dây hãm ở đầu dương vật của nam giới.

hình minh họa khái quát về cấu tạo của môi bé
Minh họa khái quát về cấu tạo của môi bé

Chức năng của môi bé đối với phụ nữ

Chức năng chính của môi bé đối với sức khỏe của phụ nữ là giữ ẩm và bảo vệ âm đạo khỏi nguy cơ viêm nhiễm khỏi các vi khuẩn hoặc những chất không sạch sẽ, mang mầm bệnh bên ngoài. Đồng thời lỗ niệu đạo cũng được môi bé che chắn khỏi các tác động có thể gây nên kích ứng.

Còn trong quá trình quan hệ tình dục, môi bé có chức năng tăng tiết chất nhờn nhờ tuyến Bartholin của âm đạo. Lúc này môi bé đóng vai trò tạo nên chất bôi trơn bên trong và xung quanh âm đạo của người phụ nữ giúp cho việc thâm nhập được diễn ra dễ dàng, trơn tru và ít gây cảm giác đau đớn, khó chịu hơn.

Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn lão hoá của cơ thể, môi bé cũng dần teo nhỏ lại và khô hơn, việc thực hiện chức năng tiết chất nhờn cũng không còn tốt như lúc trước nên có thể gây ra một vài khó khăn trong việc quan hệ tình dục.

môi bé có chức năng kích thích tiết chất nhầy để dễ thâm nhập hơn trong quá trình quan hệ
Môi bé có chức năng kích thích tăng tiết chất nhầy để dễ thâm nhập hơn trong quá trình quan hệ

Một số vấn đề thường gặp ở môi bé

Môi bé nằm ở vị trí khó có thể quan sát, nên đôi khi chị em phụ nữ cùng thường lơ là và không để ý đến những vấn đề hoặc bệnh lý của bộ phần này. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp ở môi bé mà chị em cần lưu ý để kịp thời phòng tránh, điều trị.

Tình trạng môi bé dài hơn môi lớn

Thông thường, môi bé sẽ có kích thước nhỏ hơn môi lớn. Tuy nhiên, đối với một vài phụ nữ sẽ bắt gặp tình trạng môi bé dài hơn môi lớn, lý giải cho hiện tượng trên là vì những nguyên nhân sau:

  • Nguyên nhân chính là do yếu tố gen di truyền, cơ địa bẩm sinh của phụ nữ.
  • Việc lão hoá, thay đổi nội tiết tố bất thường trong cơ thể cũng khiến môi bé mất đi sự đàn hồi, từ đó khiến môi bé dần xệ xuống, dài hơn môi lớn.
  • Quá trình sinh em bé khiến cho toàn bộ vùng da của bộ phận sinh dục cũng căng và giãn nở theo khi em bé được chào đời. Vì vậy, nếu sinh sản nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng xuống cấp môi bé.
  • Việc quan hệ tình dục với tần suất cao, thực hiện ma sát mạnh bạo cũng khiến môi bé của chị em phụ nữ bị đau rát, trầy xước và mất đi khả năng đàn hồi, dễ khiến môi bé bị xệ xuống, dài hơn môi lớn.
Xem thêm:  Thực hư chuyện quan hệ nhiều có làm rộng cô bé không?
môi bé thâm hoặc dài khiến chị em tự tin và gây ảnh hưởng đến việc thăng hoa khi quan hệ
Môi bé thâm hoặc dài khiến chị em tự ti, ảnh hưởng đến việc thăng hoa khi quan hệ

Môi bé bị phì đại

Môi bé phì đại là tình trạng một hoặc cả hai bên môi bé đều có kích thước to bất thường hoặc môi bé che lấp toàn bộ bên ngoài môi lớn. Các bác sĩ cho biết đây là tình trạng vô cùng bình thường, mang tính di truyền từ bà hoặc mẹ và không ảnh hưởng đến sức khỏe hay sinh hoạt của phụ nữ.

Tuy nhiên, chúng lại khiến chị em cảm thấy tự ti và xấu hổ bởi ảnh hưởng đến thẩm mỹ của vùng kín. Điều này cũng vô tình gây cản trở cho việc quan hệ sinh dục thăng hoa.

Một số bệnh lý liên quan

Những vấn đề xảy ra với nguyên nhân chính đến từ di truyền, bẩm sinh hay nội tiết tố đến môi bé đa số đều không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhưng vẫn có một số bệnh lý âm đạo có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và thẩm mỹ của môi bé như:

  • Rận mu
  • Viêm âm đạo
  • Ngứa vùng kín
  • Dịch trắng vón cục
  • Các bệnh lây qua đường tình dục (STDs)
hình ảnh một vài triệu chứng về bệnh lý ở vùng kín
Một vài triệu chứng về bệnh lý ở vùng kín

Khi nào thì nên gặp bác sĩ

Nếu như môi bé của bạn có những sự thay đổi bất thường như trở nên thâm đen một cách đột ngột, tình trạng môi bé dài khiến bạn tự ti muốn can thiệp thẩm mỹ để lấy lại sự tự tin,… Bạn cần liên hệ và thăm khám ngay với các bác sĩ sản – phụ khoa hoặc các bác sĩ thẩm mỹ để có phương pháp điều trị và hướng giải quyết phù hợp nhất.

Xem thêm:  Môi bé bị thâm: Những nguyên nhân và 3 cách cải thiện hiệu quả

Bên cạnh đó, cũng còn 1 vài dấu hiệu cho thấy vùng kín, môi bé cần được kiểm tra như:

  • Cảm giác đau rát khi thực hiện quan hệ
  • Cảm giác ngứa âm đạo
  • Cảm thấy có khối hoặc bị phình bên trong âm đạo.
  • Màu sắc của huyết trắng hoặc huyết đỏ thay đổi bất thường hoặc có mùi khó chịu

Một số cách giữ vệ sinh vùng kín và môi bé

Để hạn chế được những vấn đề về bệnh lý có thể gặp ở vùng kín hoặc môi bé, chị em phụ nữ cần nắm rõ vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách và thường xuyên:

  • Nên lựa chọn đồ lót có kích thước phù hợp phù hợp, chất liệu vải mịn màng và thoáng mát.
  • Rửa bên ngoài âm hộ bằng nước ấm là luôn giữ cơ quan sinh dục được khô thoáng
  • Không nên thụt rửa quá sâu sẽ dễ ảnh hưởng đến việc cân bằng bên trong âm đạo
các bước vệ sinh vùng kín và môi bé đúng cách
Các bước vệ sinh vùng kín và môi bé đúng cách
  • Không tắm nước nóng thường xuyên sẽ dễ khiến âm đạo bị khô
  • Nên sử dụng bao cao su và gel bôi trơn trước khi vào “cuộc yêu”
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên 4 tiếng/lần khi đến kỳ kinh nguyệt
  • Không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ không rõ nguồn gốc, có mùi thơm quá nồng hoặc chứa chất tẩy rửa mạnh.

Chỉ cần đảm bảo thực hiện đúng các bước trên và áp dụng thêm các cách thu nhỏ môi bé tại nhà, chị em đã có thể cải thiện được thẩm mỹ vùng kín đơn giản, tự nhiên.

Trên đây là những thông tin cơ bản mà bạn cần biết về môi bé. Hy vọng với những chia sẻ trên của Resolute Bay đã giúp bạn hiểu thêm về cấu tạo, chức năng và tầm quan trọng của bộ phận này để có chăm sóc đúng đắn hơn, đảm bảo sức khỏe của bản thân và giúp cuộc yêu trở nên thăng hoa hơn.

Thuộc chủ đề:Làm đẹp vùng kín

Reader Interactions

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

E-mail Newsletter

  • Facebook
  • GitHub
  • Instagram
  • Pinterest
  • Twitter
  • YouTube

Chia sẻ hay

Sau nâng mũi kiêng ăn bao lâu? Các thực phẩm nên ăn khi nâng mũi

12 Tháng 5, 2025 By Quỳnh Thu

Cắt môi bé – Giải pháp tối ưu cho môi quá to và khó chịu

13 Tháng 5, 2025 By Quỳnh Thu

Nghệ và Neem

Làm cách nào để giảm kích thước vòng một một cách tự nhiên?

25 Tháng 4, 2025 By Quỳnh Thu

Dầu dừa có những loại nào?

21 Công dụng tuyệt vời của dầu dừa đối với trẻ sơ sinh

1 Tháng 5, 2025 By Quỳnh Thu

Dày sừng nang lông (Da gà) là gì? Có chữa được không?

10 Tháng 5, 2025 By Quỳnh Thu

Top 5 sản phẩm dưỡng trắng da 10 người dùng 9 người khen

10 Tháng 5, 2025 By Quỳnh Thu

Dấu hiệu nâng mũi bị viêm là gì? Cách điều trị hiệu quả khi mũi bị viêm

22 Tháng 4, 2025 By Quỳnh Thu

Footer

Text Widget

Resolutebay – Website chuyên chia sẻ những thông tin về làm đẹp, sức khoẻ cho người và thú cưng, cũng nhiều kiến thức hay trong cuộc sống.

Recent

  • Bệnh zona: Nguyên nhân, triệu chứng và 6 biện pháp khắc phục tại nhà 
  • Mách mẹ cách giặt tã vải cho trẻ sơ sinh đúng cách
  • Cách điều trị bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng hiệu quả
  • 9 Triệu chứng của cúm lợn ở trẻ sơ sinh
  • HPV – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Search

Resolute Bay Design bởi nguoila.vn