Sau khi nâng mũi một thời gian dài thì kết quả dáng mũi không còn như ban đầu. Mũi có thể bị lệch vẹo, tụt sụn, sưng viêm hay thậm chí biến chứng,… Lúc này, giải pháp sửa mũi hỏng được bác sĩ chỉ định để giúp khách hàng mau chóng lấy lại dáng mũi mới cao đẹp tự nhiên. Chi tiết về phương pháp nâng mũi hỏng sẽ được Resolute Bay chia sẻ cụ thể.
Sửa mũi hỏng là gì?
Sửa mũi hỏng là phương pháp thẩm mỹ tương tự như nâng mũi, với mục đích khắc phục các khuyết điểm ở mũi bị biến dạng. Bằng cách phẫu thuật chỉnh hình để thay sụn mũi, cân đối tỷ lệ khuôn mặt và cấy mỡ tự thân đối với những trường hợp đầu mũi bị lõm do biến chứng nâng mũi để lại.
Hiện nay, phương pháp sửa mũi bị hỏng bằng công nghệ nâng mũi cấu trúc được ứng dụng phổ biến, giúp tái cấu trúc toàn bộ dáng mũi một cách tốt nhất. Những trường hợp biến chứng nâng mũi như tụt sụn, lệch sụn, mũi bóng đỏ, thủng da đầu mũi,… Bác sĩ sẽ loại bỏ sụn cũ và thay vào đó chất liệu sụn mới tốt hơn, chỉnh sửa các khuyết điểm để mang đến dáng mũi đẹp tự nhiên.
Nguyên nhân nâng mũi bị hỏng
Trình trạng mũi bị hỏng sau khi phẫu thuật nâng mũi thường gặp hiện nay. Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến ca nâng mũi bị hỏng phải kể đến như địa chỉ kém uy tín, sụn kém chất lượng, sức khỏe khách hàng, cách chăm sóc. Cụ thể:
Địa chỉ nâng mũi kém uy tín
Nguyên nhân đầu tiên và phổ biến khiến kết quả nâng mũi của bạn thất bại chính là chọn địa chỉ nâng mũi kém chất lượng. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến ca phẫu thuật nâng mũi không đạt được những kết quả như mong đợi và cần sửa mũi hỏng.
Tại những địa chỉ nâng mũi kém uy tín không được trang bị đầy đủ máy móc công nghệ. Ngay cả quy trình thẩm mỹ cũng không đảm bảo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Các ca phẫu thuật nâng mũi với mức độ đơn giản đến phức tạp đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao. Nếu bác sĩ không đủ chuyên môn, tay nghề kém thì khả năng xảy ra các biến chứng mũi hỏng vô cùng lớn. Vì vậy hãy tìm hiểu kĩ sửa mũi ở đâu đẹp trước khi sử dụng dịch vụ tại các thẩm mỹ viện.
Sụn nâng mũi không đạt chất lượng khiến nâng mũi bỏng
Sụn nâng mũi quyết định đến độ tương thích với cơ thể, cấu trúc dáng mũi sau thời gian phẫu thuật nâng mũi bọc sụn. Đa phần các ca nâng mũi bị hỏng xảy ra do sụn mũi kém chất lượng, cắt gọt kích thước sụn không phù hợp, chất liệu sụn cứng, cơ thể đào thải sụn mũi. Điều này tác động trực tiếp đến quá trình nâng mũi và đem lại kết quả không như ý muốn.
Sau khi cấy ghép sụn mũi, cơ thể bắt đầu tiếp nhận chất liệu sụn mới đưa vào cơ thể. Khoảng một thời gian sau khi không tương thích, sụn mũi bắt đầu đào thải. Bạn sẽ gặp các dấu hiệu như dị ứng sụn, đầu mũi bị bóng đỏ, mũi sưng đau, lộ sụn, tụt sóng hay biến dạng đầu mũi.
Sức khỏe khách hàng không đảm bảo
Trước khi nâng mũi, khách hàng sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát, đảm bảo điều kiện mới có thể thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, nhiều trường hợp xảy ra các biến chứng trong và sau khi nâng mũi vì lý do sức khỏe. Điều này cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng cũng như kết quả thẩm mỹ ở khách hàng.
Những cơ sở thẩm mỹ nhỏ lẻ, hoạt động không giấy phép thường bỏ qua bước khám sức khỏe hoặc chỉ khám qua loa. Không phát hiện ra các bệnh lý nền, tình trạng dị ứng, sốc phản vệ với thuốc gây tê, gây mê,… Kết quả là khách hàng gặp phải những biến chứng mũi hỏng nghiêm trọng
Chăm sóc hậu phẫu không đúng cách làm nâng mũi bị hỏng
Tuân thủ cách chăm sóc hậu phẫu giúp khách hàng rút ngắn thời gian hồi phục và hạn chế các rủi ro trong suốt thời gian lành vết thương. Nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc và tuân thủ đúng hướng dẫn mà bác sĩ chỉ định. Nhiều trường hợp chủ quan trong chế độ kiêng khem và chế độ sinh hoạt, dẫn đến tình trạng mũi bị viêm nhiễm, biến dạng. Bởi đó cần phải tháo sụn và tiến hành nâng mũi hỏng để khắc phục.
Dấu hiệu của mũi hỏng cần phải sửa
Để phát hiện kịp thời biến chứng nâng mũi thì dưới đây là những dấu hiệu nâng mũi bị hỏng bạn dễ dàng nhận biết như mũi lệch vẹo, nhiễm trùng, chảy mủ, mũi lộ sóng, đầu mũi bóng đỏ, thủng đầu mũi,…
- Mũi bị lệch vẹo: Sau khi nâng mũi khoảng 7 ngày khách hàng sẽ được chỉ định tháo nẹp mũi và lúc này bạn có thể quan sát mũi có bị lệch hay không. Thông thường, mũi sẽ có xu hướng lệch sang bên phải vì thói quen thuận bên phải nhiều hơn.
- Đầu mũi bị bóng đỏ: Trong vài ngày đầu, tình trạng đầu mũi bóng đỏ là chuyện bình thường. Tuy nhiên, sau 1 tuần mà mũi vẫn còn sưng đỏ thì đây là dấu hiệu của nâng mũi bị hỏng. Bạn sẽ quan sát thấy đầu mũi nổi cộm, hiện rõ các mao mạch và dùng tay cảm nhận rõ miếng độn dày. Điều này làm bào mòn phần da mũi và dễ bị thủng đầu mũi.
- Mũi bị lộ sóng: Trường hợp mũi bị lộ sóng khi bạn có cảm giác căng tức, dễ dàng nhìn thấy thanh sụn nhô lên và hiện rõ. Đây là sự thiếu chuyên nghiệp trong kỹ thuật cắt gọt sụn chưa đúng kích thước khiến cho mũi nâng quá cao. Phần da mũi không chịu được áp lực từ sụn dễ dẫn đến tụt sụn nâng mũi.
- Mũi bị nhiễm trùng, sưng bầm: Bạn có thể nhìn thấy mũi bị sưng đỏ và chuyển sang trạng thái bầm tím. Tiếp theo đó là xuất hiện các mụn nước li ti lan khắp vùng mũi, sau vài ngày sẽ bị chảy dịch có mủ màu vàng. Vết khâu ở mũi bắt đầu viêm nhiễm, lở loét và đau nhức. Lúc này tình trạng hoại tử mũi diễn ra rất nhanh và bạn cần chữa trị kịp thời.
Nâng mũi bị hỏng bao lâu mới sửa được?
Theo lời khuyên của các bác sĩ thẩm mỹ nâng mũi tại Resolute Bay thì thời gian tốt nhất để chỉnh sửa mũi hỏng phải từ 3 – 6 tháng sau khi nâng mũi. Bởi khi phát hiện mũi hỏng, bạn cần được tháo sụn ngay lập tức và chữa trị cho vết thương lành hẳn rồi kiên nhẫn chờ đợi nâng mũi lần 2.
Bạn không nên quá nóng vội sửa mũi hỏng khi gặp các biến chứng nguy hiểm. Lúc này mũi chưa hồi phục hoàn toàn và sức đề kháng cơ thể đang yếu. Nếu chỉnh sửa mũi sớm sẽ rất dễ mắc phải các nguy cơ tổn thương cấu trúc và chức năng của mũi. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và theo dõi cho đến khi đủ điều kiện để phẫu thuật chỉnh sửa mũi trở lại.
Phương pháp sửa mũi hỏng an toàn tại Resolute Bay
Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu mũi bị hỏng và có nhu cầu chỉnh sửa mũi thì Resolute Bay là sự lựa chọn phù hợp nhất lúc này. Đây là thương hiệu thẩm mỹ có uy tín nhận được đánh giá cao từ khách hàng trên cả nước. Không chỉ về dịch vụ nâng mũi mà nơi đây còn khắc phục các ca mũi hỏng một cách an toàn và nhanh chóng. Mang lại sự yên tâm và giúp khách hàng lấy lại dáng mũi thanh cao tự nhiên như ý muốn.
Nhờ vào sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đáp ứng điều kiện và tiêu chuẩn Y khoa. Nâng mũi tại Resolute Bay luôn được giám sát chặt chẽ quy trình với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật chỉnh hình, tay nghề cao và kinh nghiệm lâu năm. Khách hàng được thăm khám và đưa ra giải pháp tốt nhất cho những tình trạng mũi hỏng khi thực hiện tại những cơ sở kém uy tín.
Với đa dạng phương pháp nâng mũi hỏng như nâng mũi cấu trúc, bán cấu trúc, nâng mũi bọc sụn, nâng mũi S Line,… Hay thậm chí cấy mỡ tự thân để khắc phục mũi bị thủng hoặc co rút. Khách hàng sẽ được tư vấn kỹ lưỡng và cam kết các chính sách bảo hành cho đến khi đạt được kết quả tốt nhất.
Quy trình sửa mũi hỏng đạt chuẩn Y khoa
Tương tự như phẫu thuật thẩm mỹ mũi, nâng mũi hỏng cũng được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thực thiện với 6 bước quan trọng dưới đây:
- Bước 1: Bác sĩ gặp trực tiếp khách hàng để thăm khám tình trạng mũi hỏng. Sau đó đánh giá và đưa ra giải pháp chỉnh sửa phù hợp với khuyết điểm mũi khách hàng. Bên cạnh đó, bác sĩ còn lắng nghe và giải đáp các thắc mắc để khách hàng yên tâm hơn khi lựa chọn phẫu thuật.
- Bước 2: Để đảm bảo đủ điều kiện trước khi chỉnh sửa mũi, khách hàng sẽ được khám sức khỏe tổng quát tại cơ sở thẩm mỹ. Trong đó có đo huyết áp, thử máu, test phản ứng thuốc tê và khai báo các bệnh lý nền nếu có.
- Bước 3: Để đảm bảo dáng mũi mới được cân đối và hài hòa với khuôn mặt, bác sĩ sẽ tiến hành mô phỏng dáng mũi qua máy 3D. Sau đó tư vấn loại sụn và tỷ lệ dáng mũi mới mà khách hàng yêu thích.
- Bước 4: Trước khi thực hiện phẫu thuật, khách hàng sẽ được khử trùng toàn bộ vùng mặt để sát khuẩn. Kèm theo đó là quá trình gây tê vùng mũi để giảm cảm giác đau trong lúc thực hiện nâng mũi.
- Bước 5: Bác sĩ thẩm mỹ tiến hành chỉnh sửa mũi hỏng theo những đánh giá ban đầu như tháo sụn, làm sạch vết thương và sát khuẩn lại lần nữa. Cuối cùng là đóng vết thương bằng chỉ thẩm mỹ và vệ sinh vùng mũi sạch sẽ.
- Bước 6: Trước khi ra về, khách hàng được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc vết thương ở mũi để mau chóng hồi phục. Cùng với đó là bác sĩ kê toa đơn thuốc giảm đau, chống viêm cho khách hàng.
Cách chăm sóc mũi sau tái phẫu thuật nâng mũi
Khi mũi đã bị tổn thương và chỉnh sửa mũi hỏng thì quá trình chăm sóc vết thương sau khi nâng mũi cực kỳ quan trọng. Nó quyết định đến khả năng hồi phục và vẻ đẹp của dáng mũi sau nâng. Sau đây là cách chăm sóc sau khi chỉnh sửa mũi hỏng mà bạn nên chú ý:
Sau khi nâng mũi nên ăn và không ăn gì?
Để tránh những rủi ro trong quá trình chăm sóc hậu phẫu, bạn cần chú ý chế độ ăn uống và kiêng khem đúng cách:
- Sau khi nâng mũi bạn nên bổ sung các thực phẩm protein lành mạnh từ thịt heo nạc, đậu phụ, sữa, các loại hạt để giúp mau lành vết thương ở mũi.
- Bổ sung các loại rau củ quả giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như khoai lang, khoai tây, ớt chuông, bắp cải, cam, bưởi, dứa,….
- Uống nhiều nước và bổ sung các loại nước ép từ trái cây giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng, mau lành vết thương.
- Kiêng khem các loại hải sản, thịt gà, trứng, thịt bò, xôi nếp, rau muống,… Bởi những thực phẩm này có khả năng làm tăng sinh collagen, gây kích ứng vết thương làm sưng viêm và lâu lành.
- Không ăn các thực phẩm quá cứng hoặc quá dai khiến cơ mặt hoạt động nhiều, tác động trực tiếp đến vết thương ở mũi.
- Hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng và đồ ngọt dễ làm mưng mủ vết mổ.
- Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas, cafe,…
Chế độ sinh hoạt khoa học sau khi nâng mũi hỏng
Trong khoảng thời gian mũi bắt đầu hồi phục thì bạn cần chú ý chế độ sinh hoạt, tránh những áp lực nặng gây tổn thương cấu trúc mũi:
- Không để vết thương tiếp xúc với nước, các loại mỹ phẩm, trang điểm trong suốt thời gian lành mũi khoảng 7 – 10 ngày.
- Ngưng các hoạt động thể thao mạnh như chạy bộ, tập gym, bơi lội, đá bóng,… dễ làm tụt sụn mũi.
- Không tự ý sờ tay, cào gãi lên vùng mũi, không nên cúi đầu hay vận động mạnh .
- Hạn chế đeo khẩu trang và đeo kính trong tuần đầu vì rất dễ cọ xát với mũi gây lệch vẹo.
- Tránh ngủ ở tư thế nghiêng hay úp mặt mà nằm thẳng để giữ dáng mũi được ổn định trong thời gian đầu.
Chú ý vệ sinh vết thương mũi đúng cách
Cách để đảm bảo an toàn cho vết thương sau khi sửa mũi hỏng là tuân thủ vệ sinh mũi đúng cách theo chỉ định của bác sĩ. Theo đó, bạn hãy thực hiện vệ sinh mũi và thoa thuốc theo các hướng dẫn sau đây:
- Trong 48 giờ sau khi nâng mũi, hãy giữ băng nẹp mũi cố định để đảm bảo vết thương không bị chảy máu.
- Sau 2 ngày nâng mũi, hãy dùng nước muối sinh lý hoặc nước sát khuẩn rồi thấm bông y tế để nhẹ nhàng lau xung quanh vết thương. Tránh chà mạnh lên sống mũi hay vết khâu gây chảy máu và nhiễm trùng.
- Lưu ý vệ sinh mũi ít nhất 2 lần/ngày vào sáng, tối để phòng tránh vi khuẩn và bụi bẩn bám dính.
- Thoa thuốc lên vết thương ở mũi đúng cách theo toa mà bác sĩ chỉ định, tránh tự ý mua thuốc để thoa rất dễ gây kích ứng.
- Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường sau nâng mũi, cần báo ngay cho bác sĩ thẩm mỹ để được thăm khám và tìm ra giải pháp chữa trị kịp thời.
Không phải ai cũng có thể đảm bảo hoàn toàn kết quả nâng mũi như ý muốn mà bạn cũng có thể gặp những rủi ro nếu không tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ nâng mũi uy tín. Sửa mũi hỏng giúp khắc phục những khuyết điểm mà kết quả nâng mũi trước đó làm bạn không hài lòng. Hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ Resolute Bay để được tư vấn phương pháp sửa mũi tốt nhất và đảm bảo an toàn.
Để lại một bình luận