Sau khi phẫu thuật nâng mũi, ngoài việc vệ sinh mũi cẩn thận, bạn nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng giúp mũi nhanh hồi phục. Vậy sau khi nâng mũi nên ăn gì, kiêng ăn gì để có kết quả tốt nhất, Resolute Bay sẽ hướng dẫn bạn những loại thực phẩm nên ăn để có chế độ ăn đảm bảo chất dinh dưỡng lại vừa có kết quả nâng mũi tốt nhất
Sau khi nâng mũi nên ăn gì để hồi phục nhanh chóng
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì việc lựa chọn sau khi sửa mũi nên ăn gì có vai trò rất quan trọng trong việc giúp vết thương sau nâng mũi hồi phục nhanh chóng hơn. Theo đó, các loại thực phẩm nên sử dụng sau nâng mũi sẽ được chia ra thành các nhóm sau:
Nâng mũi nên ăn thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất là những thành phần không thể thiếu giúp quá trình hồi phục sau nâng mũi của bạn diễn ra nhanh hơn. Trong đó, hàm lượng vitamin A, C, E giúp cơ thể tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn.
Ngoài ra các vitamin và khoáng chất khác còn giúp kích thích sản sinh tế bào, hỗ trợ quá trình đông máu và hồi phục vết thương một cách nhanh chóng. Sau đây là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất mà bạn nên sử dụng sau nâng mũi:
- Trái cây luôn là loại thực phẩm bổ sung một lượng lớn vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Bạn có thể ăn những loại trái cây giàu vitamin C như: cam, chanh, bưởi. Hoặc những loại trái cây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác như: Dâu tây, dâu tằm, cherry, việt quất, nho, táo, chuối, đu đủ, mãng cầu, bơ, kiwi, quýt,…
- Rau có màu xanh đậm như rau bina, rau cải xoăn, mù tạt xanh, rau diếp cá… có chứa nhiều vitamin A, C, E, K rất cần cho quá trình đông máu và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Thực phẩm chứa Vitamin E: như quả hạch, hạt hướng dương, dầu ô liu, dầu dừa… để ngăn ngừa việc hình thành sẹo, giúp sẹo nhanh lành.
Nhóm thực phẩm giúp mau lành sẹo sau khi sửa mũi
Việc hình thành sẹo tại những vết thương sau nâng mũi là điều khiến rất nhiều người lo lắng. Việc hình thành sẹo gây ảnh hưởng lớn đến nhan sắc và tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Chính vì vậy việc nên ăn gì sau khi sửa mũi để ngăn ngừa sự hình thành các vết sẹo là điều mà chị em cần phải đặc biệt chú ý.
Ngoài ra sau khi cắt chỉ, các vết thương sau nâng mũi cũng sẽ để lại một vùng da khác màu. Để giúp cơ thể hồi phục hoàn toàn thì bạn cần chú ý sử dụng những loại thực phẩm sau:
- Nên ăn các loại rau củ như: khoai tây, bông cải xanh, cà rốt, rau mầm, ớt chuông, bắp cải, khoai lang,… Đây là những loại thực phẩm có chứa hàm lượng carbohydrate, vitamin và khoáng chất ca, kích thích sản sinh tế bào giúp cơ thể mau lành sẹo.
- Những loại rau xanh như: rau diếp cá, rau xà lách, rau cải thìa,… là những thực phẩm có hàm lượng chất xơ vừa đủ giúp vết thương hồi phục nhanh chóng mà không để lại sẹo.
Nhóm thực phẩm giàu protein cho người nâng mũi
Thực phẩm giàu protein sẽ giúp hỗ trợ cho quá trình hồi phục vết thương diễn ra một cách nhanh chóng nhờ vào việc kích thích tái tạo da và mạch máu mới. Vậy nên để trả lời cho việc nâng mũi được ăn gì thì bạn có thể lựa chọn những loại thực phẩm sau:
- Nên ăn thịt lợn: các Axit amin trong thịt lợn sẽ tái tạo mô và gia tăng tốc độ lành vết thương, sắt sẽ giúp sản sinh các tế bào máu mới.
- Bổ sung protein cho cơ thể bằng cách ăn các loại ngũ cốc như: lúa mì nguyên chất, yến mạch, lúa mạch đen, quinoa và gạo hoang,…
Nhóm thực phẩm bổ sung các nguyên tố vi lượng sau khi nâng mũi
- Nên ăn các loại thực phẩm có chứa chất béo từ hạt, dầu, cá: giúp tăng cường khả năng hấp thụ vitamin, tăng khả năng miễn dịch, giảm nhiễm trùng rất hiệu quả
- Bổ sung các loại men vi sinh để giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, vi trùng.
Các nhóm thực phẩm nâng mũi kiêng ăn sau phẫu thuật
Thực phẩm luôn có một thành phần dinh dưỡng nhất định giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên sau khi nâng mũi thì không phải loại thực phẩm nào chúng ta cũng có thể sử dụng được. Chính vì vậy, ngoài những lựa chọn thực phẩm nên ăn khi vừa nâng mũi xong thì vấn đề sau nâng mũi kiêng ăn gì cũng là điều bạn cần phải quan tâm.
Sau đây là những nhóm thực phẩm có ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục sau nâng mũi mà bạn cần kiêng:
Kiêng ăn nhóm thực phẩm dễ tạo sẹo
Nhắc đến các thực phẩm dễ tạo sẹo thì bạn có thể nghĩ ngay đến rau muống. Có thể nói đây là loại thực phẩm bạn tuyệt đối không được sử dụng nếu như không muốn để lại sẹo xấu sau nâng mũi.
Tiếp theo có thể kể đến đó là hải sản. Hải sản là loại thực phẩm tươi sống, có độ tanh nhất định nên rất dễ gây ra tình trạng dị ứng, không những vậy một số loại hải sản như: tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ,… có hàm lượng đạm cao khiến kích thích quá trình sản sinh tế bào vượt quá mức cần thiết và để lại sẹo lồi sau khi hồi phục vết thương.
Kiêng ăn nhóm thực phẩm cay nóng
Tiếp theo đó là nhóm thực phẩm cay nóng. Có thể các loại thực phẩm như ớt, tiêu, gừng,… là những gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Chúng làm cho món ăn có nhiều hương vị hơn, giúp chúng ta cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.
Tuy nhiên nhóm thực phẩm này lại khiến cho quá trình làm lành vết thương diễn ra chậm hơn bình thường, thậm chí nó còn làm vết thương chuyển biến nặng hơn. Chính vì vậy đây là nhóm thực phẩm bạn không nên sử dụng sau khi nâng mũi.
Tránh ăn nhóm thực phẩm gây dị ứng, mưng mủ
Nhóm này bao gồm gạo nếp và những sản phẩm được chế biến từ gạo nếp như xôi, bánh ít, cơm nếp,… Gạo nếp có đặc tính nóng, dẻo vì thế rất dễ gây sưng, mưng mủ đối với vết thương hở, khiến thời gian lành thương sẽ lâu hơn.
Không những thế, vết cắt mưng mủ còn làm cho da viêm nhiễm và để lại sẹo thâm sau khi phục hồi. Chính vì vậy bạn nên tránh xa nhóm thực phẩm này nếu như không muốn khuôn mặt của mình trở nên xấu xí do sẹo.
Kiêng ăn nhóm thực phẩm giàu đạm
Nếu như thịt lợn hay các loại ngũ cốc là các loại thực phẩm chứa nhiều protein thuộc nhóm thực phẩm “sau khi nâng mũi nên ăn gì” thì một nhóm thực phẩm giàu protein (hay còn được gọi là chất đạm) khác đó là: thịt bò, trứng, thịt gà,… lại nằm trong nhóm thực phẩm không nên ăn sau nâng mũi.
Tuy rằng những loại thực phẩm này đều bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, nhưng với vết thương hở trên da thì bổ sung đạm từ những loại thực phẩm như: thịt bò, thịt gà, trứng,… sẽ rất dễ gây nên tình trạng đổi màu vết thương sau khi phục. Khiến làn da xuất hiện tình trạng loang lổ giống như tàn nhang gây mất thẩm mỹ, ngoài ra thực phẩm giàu đạm còn có thể gây ra tình trạng sẹo thâm cho cơ thể.
Hạn chế ăn thực phẩm có chứa chất kích thích
Rượu bia và các chất kích thích là thứ bạn tuyệt đối không được sử dụng sau khi nâng mũi.
Với hàm lượng cồn có trong rượu, bia,… sẽ khiến vết thương chảy máu liên tục dẫn đến tình trạng lâu lành, sưng tấy kéo dài. Cùng với đó là khói thuốc và các chất kích thích cũng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Nếu tình trạng nặng có thể gây viêm nhiễm dẫn đến hoại tử và bắt buộc bạn phải tháo sụn mũi ra như ban đầu.
Kết hợp chăm sóc sau nâng mũi đúng cách để vết thương nhanh lành
Ngoài việc sau nâng mũi nên ăn gì và kiêng ăn gì thì bạn còn phải tránh những vấn đề sau:
- Không gãi, va chạm mạnh hoặc đè vào mũi. Vì có thể sẽ làm mất dáng mũi, gây chảy máu, tụ máu.
- Nên tránh mũi tiếp xúc trực tiếp với vùng mũi vừa phẫu thuật.
- Không nên vận động mạnh, không tập thể thao và không nên đeo kính ít nhất 4 tuần.
- Nghỉ ngơi đầy đủ để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn.
Một số câu hỏi liên quan đến vấn đề sau khi nâng mũi ăn gì?
Bạn đã nắm được các nhóm thực phẩm nên và không nên ăn sau nâng mũi. Tuy nhiên không ít chị em vẫn có những câu hỏi xoay quanh việc sau khi nâng mũi nên ăn gì bởi nguồn thực phẩm vốn rất đa dạng, phong phú. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp được các chuyên gia thẩm mỹ giải đáp, hỗ trợ chăm sóc tốt vết thương hậu nâng mũi.
Sau khi phẫu thuật nâng mũi ăn ốc có được không?
Ốc thuộc loại hải sản, do đó nó thuộc nhóm thực phẩm cần tránh ăn sau khi nâng mũi. Hãy kiên nhẫn kiêng ăn vài tuần vì vẻ đẹp của bản thân. Bởi việc ăn ốc có thể khiến cho vết thương hở sau nâng mũi bị kích ứng, ngứa ngáy, sưng đau, thậm chí viêm nhiễm, lâu hồi phục hơn, từ đó ảnh hưởng đến kết quả chỉnh sửa mũi.
Sau khi sửa mũi ăn rau ngót có được không?
Trong rau ngót chứa nhiều Vitamin, khoáng chất nên rất tốt cho quá trình làm liền da nhanh. Vì vậy sau khi nâng mũi bạn có thể sử dụng loại thực phẩm này. Tuy nhiên các bạn cũng cần lưu ý là thành phần rau ngót còn có chứa papaverin không có lợi cho sức khỏe nữ giới.
Bên cạnh đó, rau ngót cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình cơ thể của bạn hấp thụ các khoáng chất canxi, photpho… Thế nên nếu có ăn loại rau này thì cũng không nên ăn quá nhiều mà với liều lượng vừa phải.
Sau khi nâng mũi có ăn được thịt chó không?
Thịt chó có tính nóng, dễ làm cơ thể bị nhiệt. Do đó, sau khi nâng mũi bạn cũng nên tránh loại thực phẩm này. Hơn nữa thịt chó thuộc dạng thịt đỏ có hàm lượng protein rất cao nên cũng dễ gây nên tình trạng sẹo lồi, sẹo thâm cho người có vết thương hậu nâng mũi.
Nâng mũi ăn bắp được không?
Nâng mũi ăn bắp (ngô) được không cũng là điều được quan tâm nhiều. Bởi bắp là thực phẩm quá gần gũi và thân thuộc trong đời sống, nó cũng có nhiều loại như bắp nếp, bắp Mỹ…
Theo các chuyên gia, chưa có nghiên cứu nào nói rằng phải kiêng bắp sau nâng mũi cả nên các bạn vẫn có thể ăn thực phẩm này bình thường. Tuy nhiên cũng cần lưu ý các bạn rằng không nên ăn bắp quá nhiều.
Bên cạnh đó, tốt nhất là các bạn nên ăn bắp luộc chứ không nên ăn bắp rang bơ, chiên hay xào chứa nhiều dầu mỡ, chất béo bởi có thể gây khó tiêu hóa, chướng bụng. Khi hệ tiêu hóa của bạn không hoạt động trơn tru thì cũng ảnh hưởng đến sự trao đổi chất trong cơ thể, làm cơ thể mệt mỏi sẽ tác động không tốt đến quá trình hồi phục sau nâng mũi.
Nâng mũi ăn nấm được không?
Nấm có rất nhiều loại như nấm rơm, nấm đông cô, nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm bào ngư… rất giàu giá trị về dinh dưỡng. Tuy nhiên đối với những chị em nào vừa trải qua nâng mũi có ăn nấm được không lại là điều không phải ai cũng biết.
Theo giải đáp từ các chuyên gia thẩm mỹ, các bạn có thể ăn nấm sau nâng mũi. Bởi trong nấm có chứa lượng protein thực vật dồi dào có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương da khi bạn phẫu thuật mũi và giúp nó nhanh lên form đẹp.
Chưa kể đến trong nấm còn chứa vitamin B, D và có chất xơ, không chứa chất béo nên rất tốt cho sức khỏe lẫn việc phục hồi da. Vì vậy, các bạn hoàn toàn được đưa thực phẩm này vào thực đơn của mình và chế biến thành những món ngon để làm mới khẩu vị nhé!
Nâng mũi ăn bơ được không?
Bạn có thể đưa bơ vào thực đơn sau khi nâng mũi vì thực phẩm này chứa nhiều vitamin, khoáng chất vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp nhanh lành vết thương. Hơn nữa, bơ lại ngon, mềm sẽ rất dễ ăn.
Đặc biệt là trong những ngày đầu sau nâng mũi bác sĩ luôn dặn các bạn nên ăn thực phẩm mềm, tránh nhai nhiều làm tác động lên vùng mũi khi nó chưa ổn định. Như vậy bạn có thể ăn bơ mà không phải lo các vấn đề về kích ứng hay ảnh hưởng gì đến vết thương sau phẫu thuật chỉnh sửa mũi.
Nâng mũi ăn mướp được không?
Mướp là thực phẩm lành tính, giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa lại có tính kháng viêm. Thế nên để làm phong phú hơn bữa ăn hàng ngày thì bạn có thể thêm mướp vào thực đơn sau khi chỉnh sửa mũi nhé! Với mướp thì các bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn như mướp luộc, mướp nấu canh thịt heo nạc, nấu canh mướp với nấm và đậu hũ…
Nâng mũi ăn rau cải được không?
Rau cải có nhiều loại như cải thảo, bắp cải, cải ngọt, cải xoăn… chứa nhiều vitamin A, C, K, caroten… và đặc biệt nhiều chất xơ. Ăn cải thường có tác dụng thanh nhiệt, tốt cho tiêu hóa… nên khá có lợi cho quá trình phục hồi sau nâng mũi.
Rau cải có thể chế biến được khá nhiều món để làm phong phú, đa dạng thêm cho bữa ăn của bạn như cải thảo xào thịt heo nạc, canh cải ngọt, món salad cải xà lách với cà chua, dưa leo và bơ… Vì vậy, sẽ thật thiếu sót nếu các bạn bỏ qua rau cải trong thực đơn sau nâng mũi của mình đấy.
Ngoài ra các bạn cũng có thể bổ sung một số rau xanh khác tốt cho hậu phẫu nâng mũi như rau diếp cá, bông cải xanh, súp lơ…
Nâng mũi ăn chuối được không?
Chuối là thực phẩm nằm trong danh sách nâng mũi nên ăn gì sau phẫu thuật. Sau nâng mũi có thể ăn chuối để hỗ trợ lành thương, bởi loại quả này chứa nhiều dưỡng chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể như vitamin B6, vitamin C, chất xơ, các khoáng chất thiết yếu…
Nâng mũi ăn bánh mì được không?
Sau nâng mũi bạn có thể ăn bánh mì không nhưng ở mức độ vừa phải. Tưởng chừng ăn bánh mì không có hại cho vết thương, nhưng thực tế thức ăn này có tính nóng cản trở quá trình liền da. Nhất là bánh mì kèm theo trứng, chả cá, xúc xích, nước mắm… không có lợi cho việc lành thương.
Nâng mũi ăn mì tôm được không?
Mì tôm nằm trong danh sách nâng mũi kiêng ăn gì mà bạn cần chú ý. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong mì tôm có chứa muối natri. Đây cũng là loại thực phẩm có tính nóng, hoàn toàn không có lợi cho quá trình phục hồi vết thương mũi.
Nâng mũi có ăn được thịt vịt không?
Nâng mũi xong không nên ăn thịt vịt, cần kiêng ăn cho đến khi vết thương phục hồi hoàn toàn. Thịt vịt có tính nóng nên khi ăn có thể làm cho mũi bị sưng, mưng mủ, kích ứng vết thương.
Nâng mũi có ăn bún riêu được không?
Món bún riêu cũng nằm trong danh sách kiêng ăn sau nâng mũi. Thành phần bún riêu chứa cua đồng, rau muống… là những thực phẩm có khả năng tác động đến sống mũi. Trái lại, bún giò heo, bún xào chay… là món ăn lý tưởng cho câu hỏi sau khi nâng mũi nên ăn gì.
Nâng mũi ăn khoai lang được không?
Các bạn có thể ăn khoai lang thoải mái sau nâng mũi. Đây là loại củ rất tốt cho việc dưỡng thương, bởi thành phần có chứa các dưỡng chất vitamin, chất xơ, các khoáng chất… giúp tái tạo mô, kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho làn da và sức khỏe.
Nâng mũi ăn ếch được không?
Nâng mũi xong cần tránh ăn thịt ếch khoảng 1 – 2 tháng. Loại thịt này có khả năng gây kích ứng, ngứa ngáy, sưng tấy vết thương. Những ai có cơ địa không tốt ăn thịt ếch dễ ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi sống mũi.
Nâng mũi ăn thịt dê được không?
Nằm trong thực phẩm sau nâng mũi kiêng ăn gì chính là thịt dê. Tương tự như thịt vịt, thịt dê cũng có tính nóng, giàu đạm nên sẽ làm cho vết thương sưng và viêm nhiễm, dễ để lại sẹo xấu gây mất thẩm mỹ.
Nâng mũi có uống trà sữa được không?
Sau nâng mũi bạn có thể uống trà sữa nhưng cần hạn chế uống vừa phải. Thành phần trà sữa chứa các chất không có lợi ích nhiều cho việc dưỡng thương, trái lại uống quá nhiều sẽ gây tăng cân, nóng trong người nổi mụn và làm cho vết thương lâu lành.
Nâng mũi ăn khoai tây được không?
Tương tự như khoai lang, khoai tây cũng là loại củ nên ăn sau nâng mũi. Trong khoai tây chứa nhiều chất giúp thúc đẩy quá trình tái tạo mô và có lợi cho sức khỏe.
Câu hỏi sau khi nâng mũi nên ăn gì, nên kiêng ăn gì? Đã được chúng tôi trả lời đầy đủ ở bài viết trên. Nếu bạn đang có nhu cầu nâng mũi an toàn, hiệu quả, hãy đến với Resolute Bay, với đội ngũ bác sĩ tay nghề giỏi, máy móc công nghệ cao sẽ giúp bạn có chiếc mũi mới đẹp ưng ý. Liên hệ đến Resolute Bay qua hotline 1800 3333 để đặt lịch tư vấn với các chuyên gia thẩm mỹ ngay hôm nay.
Bài viết liên quan
- Cách chăm sóc sau nâng mũi
Để lại một bình luận