Khi bạn nhận thấy trẻ có dấu hiệu thường xuyên nheo mắt khi xem tivi, học bài hoặc nhìn những vật ở xa, rất có thể bé đang mắc bệnh lý liên quan đến mắt. Vậy biểu hiện này là dấu hiệu của bệnh gì, làm sao để ba mẹ khắc phục cũng như phòng tránh được cho con?
Trẻ bị nheo mắt là bệnh gì?
Nheo mắt là tình trạng đồng tử mắt co lại để nhìn rõ các vật thể ở xa hay gần. Điều này có thể hình thành thói quen không tốt khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt cao.
Theo các bác sĩ, mắt nheo lại thường xuyên là một trong những dấu hiệu của bệnh lý về thị giác như tật khúc xạ, viêm kết mạc hoặc có thể mắt bị lác. Cụ thể như sau:
- Tật khúc xạ: Khi trẻ nheo đôi mắt là biểu hiện của tật khúc xạ như: viễn thị, cận thị, loạn thị,… Nguyên nhân do mắt bé phải điều tiết nhiều khi tập trung vào một việc nào đó trong thời gian dài như xem phim, chơi điện thoại, học quá lâu khiến thị lực giảm. Để biết trẻ đang mắc dạng tật khúc xạ nào, ba mẹ hãy đưa bé đến các phòng khám chuyên khoa để kiểm tra.
- Viêm kết mạc: Trẻ bị nheo mắt liên tục kèm theo dụi thường xuyên và có cảm giác như bị vật gì rơi vào mắt. Đây có thể là biểu hiện của bệnh lý viêm kết mạc. Bệnh gây ra do mắt khô gây ngứa làm thị lực kém.
- Mắt lác: Nếu trẻ nheo đôi mắt liên tục trong thời gian dài, nguy cơ cao bạn đang gặp phải tình trạng lác mắt. Khi mắc tật này thông thường hai tròng đen của mắt sẽ không nhìn thẳng vào vật thể trước mặt mà chuyển sang một hướng khác.
Nheo mắt thường kèm theo dấu hiệu nào?
Mắt nheo thường sẽ kèm theo một số biểu hiện xảy ra với mật độ thường xuyên. Tùy theo thể trạng của mỗi bé mà mức độ bệnh lý sẽ thay đổi khác nhau. Cụ thể:
Nháy mắt với tần suất dày đặc
Khi trẻ hay nheo mắt có thể kèm theo chớp mắt liên tục. Điều này gây ra do mắt trẻ đang hoạt động quá tải bởi phải tập trung quá lâu mà không được nghỉ ngơi. Nháy mắt bởi mắt đang quá khô, lâu dần nếu không can thiệp y khoa kịp thời có thể khiến trẻ gặp phải tật cận thị, viễn thị hoặc loạn thị, viêm kết mạc, mắt bị rối loạn điều tiết.
Dụi mắt nhiều lần trong ngày
Khi trẻ dụi mắt liên tục và ba mẹ đã kiểm tra nhưng không có bất cứ vật lạ gì rơi vào mắt bé. Có thể mắt đang bị khô hoặc là dấu hiệu của bệnh lý viêm kết mạc. Lúc này phụ huynh cần đặc biệt lưu ý đưa các bé đến các cơ sở y tế thăm khám kịp thời để tránh làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Đặt vật thể muốn quan sát ở khoảng cách gần
Nếu bố mẹ thấy bé phải ngồi sát để xem tivi rõ hơn hoặc khi ngồi máy tính, cầm điện thoại, đọc sách trẻ nhìn rất gần. Đây có thể là biểu hiện các bé đang gặp khó khăn khi muốn nhìn các vật thể ở khoảng cách xa. Để cải thiện dấu hiệu này, ba mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để khám tật cận thị.
Hai mắt nhìn về hướng khác nhau
Nếu ba mẹ quan sát thấy hai mắt của bé có tròng đen không nhìn về đúng phía cần quan sát hay thấy trẻ gặp khó khăn khi nhận biết phương hướng. Đây có thể là dấu hiệu mắt bị lác.
Nguyên nhân gây ra do đôi mắt của bé đang mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn hoặc đang mắc tật lệch khúc xạ, nhược thị. Đây là tình trạng suy giảm thị lực thường gặp ở các trẻ sinh non.
Bạn nhìn thấy các dấu hiệu trên ở bé nhà mình.
Liên hệ ngay cho Resolute Bay để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
Khắc phục tật nheo mắt khi nhìn như thế nào?
Để khắc phục tật nheo đôi mắt cho bé, phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan, tự ý chữa trị theo mẹo dân gian tại nhà. Tốt nhất hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa mắt để được bác sĩ chẩn đoán chính xác. Dựa vào kết quả kiểm tra, chuyên gia sẽ đưa ra hướng khắc phục thích hợp với tình trạng bệnh lý của bé.
Thông thường, các bác sĩ sẽ kiểm tra thị lực cho trẻ để phát hiện tật khúc xạ hoặc những bệnh lý về mắt khác thông qua một số phương pháp sau:
- Khám bề mặt nhãn cầu để kiểm tra những tổn thương trên giác mạc và phía trước võng mạc.
- Kiểm tra trẻ có bị tật lác mắt hay không bằng phương pháp đặc biệt giúp phát hiện những tổn thương hoặc khiếm khuyết ở mắt nhanh chóng.
- Đo thị lực cho bé bằng bảng đo y tế và thử độ kính.
Phòng tránh nheo mắt khi nhìn hiệu quả mà phụ huynh nên biết
Để ngăn ngừa tình trạng mắt trẻ hay nheo cũng như đảm bảo sức khỏe cho đôi mắt, bạn mẹ cần nắm ngay một số cách phòng tránh hiệu quả sau đây:
- Cung cấp ánh sáng đầy đủ ở không gian sinh hoạt, vui chơi, học tập cho bé. Nguồn sáng cần được phân bố đều trong không gian và dùng ánh sáng vàng thay vì ánh sáng trắng để tránh làm lóa mắt.
- Khi trẻ học bài hay xem phim, chơi điện thoại, bố mẹ hãy xây dựng lịch sinh hoạt hàng ngày cụ thể cho bé. Thời gian học và chơi được phân bổ hợp lý để mắt được nghỉ ngơi, tránh mỏi hay bị khô mắt.
- Với các tài liệu học tập của trẻ, cha mẹ hãy lựa chọn sách có nét chữ được in rõ ràng. Lưu ý tránh các dòng sách có chữ bóng hay in quá mờ có thể làm ảnh hưởng đến thị lực của các con.
- Trường hợp trẻ đang mắc tật cận thị, phụ huynh nên đề xuất với giáo viên sắp xếp cho bé ngồi ở các dãy bàn hàng đầu, để tránh bé phải nheo mắt thường xuyên do khoảng cách từ bảng đến mắt quá xa.
- Hướng dẫn cho trẻ cách kết hợp thời gian nghỉ ngơi khi vui chơi, học tập để mắt được nghỉ ngơi. Ví dụ: Sau mỗi giờ học nên nhắm mắt từ 5 đến 10 lần để mắt được thư giãn.
- Hạn chế cho bé chơi điện thoại và xem tivi, ngồi máy tính quá lâu. Bố mẹ có thể trang bị cho trẻ những chiếc kính chống ánh sáng xanh để bảo vệ đôi mắt của con tốt hơn.
- Hướng dẫn cho con bạn tư thế ngồi học chuẩn với khoảng cách từ mắt đến sách đảm bảo là 30 – 40 cm. Không đặt sách quá gần hay cúi khom lưng để quan sát rõ hơn. Đây là tư thế học đường sai có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất phát triển sau này.
- Vào những ngày nghỉ ba mẹ hãy khuyến khích các bé làm những công việc nhỏ phụ giúp gia đình. Những việc này nằm trong khả năng của con, vừa để bé thư giãn, vừa hạn chế tối đa thời gian xem tivi, điện thoại. Đồng thời còn xây dựng được tính tự lập, gia tăng tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
- Trong các bữa ăn hàng ngày, ba mẹ cần chú ý bổ sung những thực phẩm tốt cho thị lực như vitamin A, B, C có trong cà rốt, ớt chuông, cá hồi,… Tuyệt đối không tự ý mua bất kỳ một loại thuốc nhỏ mắt nào để dùng cho bé mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây của Resolute Bay đã giúp quý phụ huynh nắm rõ được các bệnh lý liên quan đến tật nheo mắt. Từ đó phát hiện sớm tình trạng bệnh bé đang gặp phải và đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám trong thời gian sớm nhất.
Để lại một bình luận