Ngứa đầu nhũ hoa thường gặp do mặc áo ngực chật, dị ứng kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, nếu sau khi quan hệ một thời gian, ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai không. Hãy cùng Resolute Bay đi tìm hiểu đáp án chính xác của chủ đề này qua bài viết sau.
Ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai?
Một khoảng thời gian sau khi quan hệ tình dục, đầu nhũ hoa gặp phải tình trạng ngứa ngáy, rất khó chịu. Điều này khiến phái đẹp thắc mắc ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai không.
Theo chia sẻ từ các bác sĩ, đầu nhũ hoa ngứa ngáy là một trong những dấu hiệu thường gặp trong giai đoạn đầu mang thai. Thời điểm này, ngực trở nên nhạy cảm, chỉ cần một chút va chạm nhẹ cũng làm chị em thấy đau đớn, khó chịu. Những cơn ngứa ngáy này thường gặp ở tuần thứ 5 hay tuần thứ 6 của thai kỳ và kéo dài đến hết tháng thứ 3 mới có dấu hiệu giảm nhẹ bớt.
Trong một vài trường hợp, ngứa đầu nhũ hoa cũng là biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt của bạn sắp đến. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý mãn tính như xơ nang vú, viêm vú, hội chứng tiền mãn kinh,…
Một vài trường hợp đang điều trị bệnh theo toa thuốc của bác sĩ cũng có thể bị ngứa ở đầu nhũ hoa do tác dụng phụ của dược phẩm. Thông thường, một số loại thuốc gây đau nhức, ngứa đầu vú thường gặp như thuốc trợ tim loại digitalis, thuốc hạ huyết áp aldomet,…
Tóm lại, khi gặp hiện tượng ngứa ở đầu núm vú, bạn cần mua ngay que thử thai để kiểm tra tại nhà sớm. Trường hợp, không mang thai, hãy sắp xếp thời gian thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm để tìm nguyên nhân và có hướng khắc phục phù hợp.
Vì sao mang thai lại bị ngứa đầu nhũ hoa?
Theo kinh nghiệm của các bác sĩ, tình trạng đầu nhũ hoa ngứa khó chịu khi mang thai là điều bình thường mà bất cứ chị em nào cũng sẽ gặp phải. Do đó, các mẹ hãy bình tĩnh, đừng quá lo lắng làm ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của thai nhi. Một số nguyên nhân khiến chị em thắc mắc ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai không vì:
- Hàm lượng hormone progesterone trong cơ thể sản phụ có sự mất cân bằng nghiêm trọng. Chính yếu tố này làm tăng lượng máu dẫn đến mô ngực khiến kích thước vòng 1 tăng nhanh và các ống dẫn sữa phát triển mạnh làm đầu nhũ hoa sưng đỏ, ngứa ngáy.
- Trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu có thể bị bệnh chàm da. Đây là nguyên nhân chính làm ngứa nhũ hoa, da thô ráp và xuất hiện các mảng đỏ, nứt nẻ.
- Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến làn da của thai phụ nhạy cảm hơn, dễ nổi mẩn ngứa, mề đay. Trong trường hợp này, chị em nên điều trị mề đay sớm để tránh tình trạng ngứa ngáy nhũ hoa lây lan sang những bộ phận khác.
- Các mẹ bầu lựa chọn loại áo ngực quá chật gây chèn ép lên mô ngực dẫn đến tình trạng đau nhức vòng 1.
- Đau núm vú còn có thể do sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, gây kích ứng.
- Thời tiết quá oi bức làm mẹ bầu chảy nhiều mồ hôi làm làn da quanh nhũ hoa có cảm giác ngứa, khó chịu.
Mang thai bị ngứa nhũ hoa có thật sự nguy hiểm hay không?
Mang thai bị ngứa nhũ hoa được các bác sĩ đánh giá là vấn đề thường gặp ở sản phụ và không gây bất cứ nguy hiểm nào đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài quá lâu có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề. Lúc này, bạn cần đến ngay các cơ sở y khoa để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Bạn có thể dựa vào một số triệu chứng sau để xác định ngứa đầu nhũ hoa trong khi mang thai gây nguy hiểm hay không:
- Trên núm vú tiết nhiều dịch trắng, rỉ máu, lở loét.
- Vùng da ở quanh nhũ hoa nổi các nốt sần, đổi màu, cảm giác đau nhức khó chịu.
- Khi sờ vào vòng 1 cảm nhận rõ khối u lớn.
- Có hạch nổi bất thường ở dưới xương đòn hay nách.
Hướng dẫn cách chăm sóc và ngăn ngừa ngứa đầu nhũ hoa
Không chỉ nên biết ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai không thì bạn cũng có thể chăm sóc và phòng ngừa tình trạng này bằng một số cách như uống đủ nước mỗi ngày, chọn loại áo ngực vừa vặn, làm mát toàn cơ thể,…
Uống nhiều nước mỗi ngày
Mỗi ngày các mẹ bầu nên uống đủ 1.5 – 2 lít nước và kết hợp với nước ép trái cây, canh, súp,… Uống đủ lượng nước cần thiết là cách đơn giản để ngăn ngừa nhũ hoa ngứa ngáy, đào thải độc tố và hạn chế táo bón trong suốt thai kỳ.
Chọn loại áo ngực phù hợp
Trong giai đoạn mang thai, chị em nên chọn những kiểu áo ngực có kích thước vừa vặn, chất liệu mềm mại. Không nên mặc áo ngực quá chật dễ gây cọ xát mạnh vào nhũ hoa khiến cảm giác ngứa khó chịu càng nghiêm trọng hơn.
Làm mát toàn thân
Khi đã biết ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai không thì để giảm bớt cơn khó chịu tại núm vú tạm thời, các mẹ có thể chườm mát để xoa dịu cảm giác khó chịu. Chị em chỉ cần điều chỉnh nhiệt độ nước tắm trong khoảng 29.4-32.2 độ C và chỉ nên tắm trong vòng 5 – 10 phút để tránh da bị khô, mất đi độ ẩm vốn có.
Dùng kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm là sản phẩm giúp làm dịu nhũ hoa khi gặp tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Bên cạnh đó, loại kem này còn cải thiện độ ẩm, tránh mẩn ngứa, đau nhức.
Mẹ bầu trong giai đoạn mang thai nên ưu tiên chọn các sản phẩm kem dưỡng ẩm có thành phần từ thiên nhiên, lành tính, dịu nhẹ với thành phần vitamin E, vitamin C,… Ngoài ra, tuyệt đối tránh những loại kem dưỡng ẩm chứa cồn, chất tạo hương có thể khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn.
Dùng xà phòng có thành phần lành tính
Mẹ bầu cần lựa chọn loại xà phòng lành tính từ nguyên liệu thiên nhiên để tránh gây kích ứng da. Không sử dụng những loại xà phòng có thành phần chất tẩy rửa mạnh có thể làm mất cân bằng độ ẩm trên da gây ngứa ngáy đầu nhũ hoa. Những loại xà phòng có thành phần lành tính, dịu nhẹ có thể giúp da mềm mại, trắng sáng hơn và hạn chế nguy cơ đau nhức đầu nhũ hoa.
Massage vòng 1
Chị em có thể dùng khăn mềm sạch hoặc xoa bóp vòng 1 bằng tay để cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch. Cách này vô cùng đơn giản nhưng khắc phục ngứa đầu vú rất hiệu quả. Các mẹ chỉ cần xoa nhẹ nhàng đầu núm vú với lực vừa phải để hạn chế tử cung co bóp làm gia tăng nguy cơ sẩy thai.
Uống thuốc
Khi gặp tình trạng ngứa đầu nhũ hoa trong giai đoạn mang thai, mẹ nên thăm khám bác sĩ để được kê toa thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tùy ý mua thuốc uống bởi các thành phần có trong dược phẩm dễ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển của mẹ và bé.
Ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai không đã được Resolute Bay giải đáp chi tiết trong bài viết trên đây. Theo đó, đầu vú đau nhức, khó chịu cũng là một trong những dấu hiệu của giai đoạn đầu trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài quá lâu kèm theo một số biểu hiện như đầu nhũ hoa mưng mủ, chảy dịch, lở loét,… bạn cần thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị sớm.
Để lại một bình luận