Uống thuốc sau nâng mũi là bước quan trọng trong quy trình chăm sóc hậu phẫu. Tác dụng của các loại thuốc là giúp giảm đau, giảm sưng và giúp vết thương nhanh lành. Vậy, nâng mũi uống thuốc bao lâu là tốt nhất và giúp dáng mũi nhanh chóng vào form ổn định? Resolute Bay sẽ phân tích theo góc nhìn chuyên gia để cho bạn câu trả lời tốt nhất.
Sau khi nâng mũi có cần uống thuốc không?
Vì nâng mũi là một phẫu thuật quan trọng có sự can thiệp dao kéo nên vùng da mũi trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng và tổn thương. Chính vì thế mà sau nâng mũi, bạn cần phải uống thuốc theo đơn của bác sĩ và chăm sóc đúng cách để mũi nhanh chóng hồi phục.
Thông thường, hậu phẫu bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng sinh có tác dụng chống đau, viêm, sưng để giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi chăm sóc mũi tại nhà. Ngoài ra, tác dụng của thuốc còn giúp vết thương nhanh lành và hạn chế xuất hiện biến chứng.
Lưu ý, bạn tuyệt đối không nên tự ý mua các loại thuốc bên ngoài để uống vì tiềm ẩn rủi ro gây tác dụng phụ. Hơn nữa, nếu bạn mua phải các loại thuốc không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không đảm bảo chất lượng thì có thể dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm.
Nâng mũi uống thuốc bao lâu?
Như vậy, uống thuốc là bước không thể thiếu để giúp mũi nhanh lành nhưng sau nâng mũi uống thuốc bao lâu là tốt nhất. Trên thực tế, thời gian uống thuốc của mỗi người là khác nhau tùy theo cơ chế làm lành vết thương nhanh hay chậm. Tuy nhiên, thông thường chị em cần uống thuốc khoảng 1 tuần theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.
Trước khi kê toa, bạn nên báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc hay những bệnh lý tiền sử để được kê đơn phù hợp. Nếu bạn uống thuốc nhưng mũi không giảm đau, viêm sưng thì có thể mũi bạn đang gặp vấn đề, cần nhanh chóng đến bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán.
Các loại thuốc được kê sau nâng mũi
Sau phẫu thuật, bác sĩ đã nắm rõ về tình trạng da cũng như kết quả ca phẫu thuật nên sẽ xác định được chính xác thời gian sau nâng mũi uống thuốc bao lâu là phù hợp. Theo đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp. Các loại thuốc được sử dụng trong thời gian này bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Giúp hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển
- Thuốc chống phù nề: Giúp vùng da mũi hạn chế tình trạng sưng tấy đỏ, căng bóng.
- Thuốc giảm đau: Sau khi kết thúc phẫu thuật, thuốc gây tê hết tác dụng sẽ khiến bạn cảm giác đau nhẹ. Loại thuốc sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng.
- Thuốc bôi sẹo: Được dùng để phục hồi làn da bị tổn thương, đặc biệt là vị trí khâu đóng vết thương.
- Thuốc bôi vùng bầm tím: Tình trạng tích tụ máu bầm sẽ được giảm đi đáng kể, nhanh chóng trả lại dáng mũi đẹp tự nhiên.
Ngoài các loại thuốc uống và thuốc bôi trên đây, bác sĩ còn hướng dẫn bạn dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi giúp mũi luôn thông thoáng, vết thương khô và nhanh lành. Trong quá trình uống thuốc và chăm sóc, bạn cần kiên trì không được bỏ ngang vì nếu uống không đủ liều lượng thì hiệu quả không như mong đợi.
Lưu ý chăm sóc sau nâng mũi
Song song với việc uống thuốc, bạn cần kết hợp chế độ chăm sóc mũi sau phẫu thuật một cách khoa học để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và đạt hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất. Khi chăm sóc tại nhà, bạn cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây:
Thực phẩm nên tránh
Chế độ dinh dưỡng sau nâng mũi đóng vai trò quan trọng, quyết định đến thời gian hồi phục vết thương và ổn định dáng mũi. Bạn không chỉ cần bổ sung vitamin và khoáng chất mà còn cần có kế hoạch kiêng khem phù hợp:
- Tránh những thực phẩm quá cứng vì hàm sẽ phải hoạt động nhiều gây tác động đến cấu trúc mũi.
- Không ăn thực phẩm có khả năng kích ứng, gây sẹo lồi và thâm vết thương: rau muống, đồ nếp, thịt gà, thịt bò, hải sản, chất kích thích, nước có gas, thực phẩm lên men,…
- Kiêng thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như: đồ chiên, mỡ, bơ, sữa nguyên kem,…
Các hoạt động nên tránh
Để không gây tác động đến cấu trúc mũi và hạn chế tình trạng viêm sưng, bạn nên tránh những điều dưới đây:
- Không tự ý gãi, va chạm mạnh hoặc đè vào mũi vì dễ làm lệch sóng mũi.
- Không nên tiếp xúc vùng da phẫu thuật với nước cho đến khi vết thương được khô và bắt đầu lành.
- Tránh tham gia những bộ môn hoạt động mạnh như: chạy bộ, đá bóng, bóng chuyền,…
- Sau phẫu thuật, không nên đeo kính ngày vì có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc mũi.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì tia UV có thể khiến da mũi bị tổn thương, viêm, sưng đỏ.
Những câu hỏi liên quan việc uống thuốc sau nâng mũi
Xoay quanh về việc nâng mũi uống thuốc bao lâu, Resolute Bay sẽ trả lời những thắc mắc liên quan để chị em yên tâm làm đẹp cũng như có cách chăm sóc mũi sau nâng đạt hiệu quả tốt nhất.
Sau nâng mũi nên uống thuốc kháng sinh bao lâu?
Sau nâng mũi, bạn cần uống thuốc kháng sinh từ 5 đến 7 ngày để giảm sưng và hạn chế xuất hiện biến chứng không mong muốn. Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh, bạn cần theo dõi phản ứng của cơ thể, nếu có dấu hiệu bất thường thì cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Nếu sau khi nâng mũi không uống thuốc thì có sao không?
Vì trong quá trình phẫu thuật, mũi đã bị tổn thương nên cần chăm sóc đúng cách và uống thuốc đúng liều lượng để vết thương hồi phục. Nếu không uống thuốc sau nâng mũi sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như: mũi đau rát, viêm sưng nghiêm trọng, vết thương hở lâu lành,…
Sau nâng mũi có uống thuốc giảm cân được không?
Theo lời khuyên từ chuyên gia, sau nâng mũi bạn chỉ nên uống thuốc theo toa chỉ định của bác sĩ, tránh uống thuốc giảm cân vì loại thuốc này có thể gây tăng huyết áp và nhịp tim, dẫn đến phổi bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Hơn nữa, một số thành phần trong thuốc giảm cân có thể phản ứng với thuốc gây tê, gây mê, rất nguy hiểm cho người nâng mũi.
Mối bận tâm về việc nâng mũi uống thuốc bao lâu đã được Resolute Bay giải đáp một cách tận tình. Chị em hãy lưu ý rằng, việc uống thuốc không chỉ giúp giảm đau, giảm sưng mà còn thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nên cần tuân thủ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Để lại một bình luận