Khi nhắc đến các khả năng làm mềm da, lanolin đã rất nổi tiếng vì những gì mà thành phần này mang lại. Liệu rằng thành phần này có thể làm điều tương tự cho mái tóc của bạn không? Hãy cùng Resolute Bay tìm hiểu về hoạt chất này nhé! Và liệu việc thêm lanolin vào quy trình chăm sóc tóc của bạn có thể tác động đến việc cải thiện cấu trúc tóc hay không?
Tổng quan về lanolin
- Loại thành phần: Lanolin có tác dụng ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình mất nước.
- Công dụng chính: Thành phần này giúp chữa lành và chống viêm nhiễm. Tính chất đặc biệt của lanolin giúp ngăn chặn sự bay hơi nước từ da và tóc. Nhờ vậy, làm cho tóc ẩm hơn và vào nếp dễ hơn.
- Đối tượng khuyên dùng: Nhìn chung, những người có mái tóc khô và hư tổn sẽ được khuyên nên sử dụng lanolin.
- Cách sử dụng: Tùy thuộc vào loại tóc mỗi người. Những người có mái tóc thô hay tóc xoăn cứng nên sử dụng hai lần một tháng. Trong khi những người có mái tóc mềm hơn nên sử dụng mỗi tháng một lần.
- Hoạt động tốt với: Để đạt khả năng dưỡng ẩm tối ưu, thành phần này nên được kết hợp với các chất giữ ẩm. Chẳng hạn như cholesterol, squalene, axit béo, và ceramide. Ngoài ra, nên sử dụng cùng với với các chất làm mềm như sáp ong, dầu khoáng, silicon hay oxit kẽm.
- Không sử dụng với: Nhìn chung, những người bị dị ứng với len dạ nên thận trọng trước khi sử dụng lanolin.
Lợi ích của Lanolin đối với tóc là gì?
Những lợi ích của lanolin đối với tóc đến từ khả năng dưỡng ẩm. Một khi sợi tóc mới bắt đầu mọc lên, tóc sẽ không được nuôi dưỡng từ da đầu, nên chỉ có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng để bổ sung độ ẩm. Chế độ chăm sóc tóc cho phép bảo vệ lớp biểu bì của tóc. Nhờ vậy sẽ làm giảm gãy rụng và khô sợi tóc. Ngoài ra, bạn còn có thể giữ ẩm cho tóc bằng dầu dưỡng tóc, kem hoặc lanolin giúp tránh khỏi tình trạng tóc khô. Từ đó giảm nguy cơ hư hỏng và gãy tóc.
- Thuốc bôi chữa bệnh: Có thể sử dụng trực tiếp trên da đầu để giảm thiểu kích ứng.
- Chống viêm: Có thể được pha trộn với các chất làm mềm khác để giúp giảm viêm.
- Không gây ảnh hưởng đến độ pH của tóc và da: Lanolin là một chất tăng cường độ ẩm tự nhiên cho cả tóc và da.
- Kích thích các tuyến bã nhờn: Vì lanolin có nguồn gốc từ các tuyến bã nhờn. Việc massage lanolin vào da có thể có thể giúp thành phần này thấm sâu vào da. Từ có kích thích sự hoạt động của tuyến bã nhờn, giúp tóc luôn được cung cấp độ ẩm.
- Giúp bảo vệ da đầu: Đây là thành phần tuyệt vời để bảo vệ da đầu khỏi tác hại của môi trường.
- Tăng cường độ ẩm tự nhiên cho tóc và da: Lanolin rất tốt cho tóc xoăn tự nhiên. Thường những nàng sở hữu mái tóc này sẽ cần độ ẩm nhiều hơn so với tóc thẳng.
Cân nhắc về liều lượng đối với từng loại tóc
Lanolin rất tốt trong việc giúp chữa trị chứng khô da do kết cấu đặc và sáp. Thành phần này đặc biệt sẽ tăng hiệu quả khi được sử dụng cùng với chất làm mềm. Tuy nhiên, hãy lưu ý về lượng sử dụng. Lanolin có thể gây ra sự tích tụ trên tóc và da đầu, khiến tóc và da đầu trở nên nặng và bết. Cũng giống như khi sử dụng dầu gội làm sạch để loại bỏ mọi cặn bẩn dư thừa.
Bạn cần đảm bảo rằng mình đang sử dụng đúng lượng lanolin trên tóc và da đầu của mình. Quá nhiều hoặc quá ít sẽ không mang lại hiệu quả mà bạn mong muốn.
Cách sử dụng Lanolin cho tóc
Cách tốt nhất để bổ sung lanolin cho tóc của bạn là sử dụng dầu lanolin như một liệu pháp trước khi gội đầu. Thành phần này cần được làm ấm trong khoảng 15 giây. Sau đó thoa một lượng nhỏ cỡ đồng xu lên toàn bộ da đầu của bạn. Nhiệt độ càng ấm sẽ giúp việc thoa sản phẩm trở nên dễ dàng hơn.
Lời khuyên cho bạn là bạn nên thoa lanolin lên thân tóc ẩm, đặc biệt là phần ngọn tóc sau khi tắm để giúp khóa ẩm.
Đối với nhiều người trong chúng ta, việc sở hữu mái tóc mềm mại giống như một cuộc hành trình dài. Vì vậy, sử dụng các sản phẩm không chứa hóa chất và có chu trình chăm sóc tóc phù hợp là điều rất quan trọng. Đừng quên theo dõi Resolute Bay mỗi ngày để bỏ túi thêm nhiều bí kíp dưỡng tóc, bạn nhé!
Để lại một bình luận