Bầu ngực có những thay đổi chóng mặt trong thai kỳ. Mẹ bầu cần chú ý vệ sinh nhũ hoa khi mang thai để giảm cảm giác căng tức, khó chịu và tránh ảnh hưởng đến bé. Cơ thể phụ nữ trong giai đoạn thai nghén có sự thay đổi lớn về mặt ngoại hình và nội tiết tố, đặc biệt ở vùng ngực. Việc vệ sinh nhũ hoa khi mang thai thực sự cần thiết để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và tránh tác động tới tuyến sữa. Resolute Bay sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách vệ sinh nhũ hoa khi mang thai đúng cách.
Sự thay đổi của ngực và nhũ hoa trong quá trình mang thai như thế nào?
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt ở ngực và nhũ hoa. Một số điểm khác biệt rõ rệt dễ dàng nhận thấy như ngực to, nhạy cảm hơn, sữa non bị rò rỉ,… Đây là thông tin quan trọng cần nắm trước khi tìm hiểu vệ sinh nhũ hoa khi mang thai.
Kích thước to và ngực nhạy cảm hơn
Trong giai đoạn mang thai, bầu ngực có thể phát triển to hơn 1.5 lần so với bình thường. Bên cạnh đó, bạn còn cảm nhận rõ sự căng tức, khó chịu và ngực trở nên nhạy cảm hơn mỗi khi chạm vào.
Đầu núm vú to và sẫm màu
Chính sự rối loạn nội tiết tố cơ thể khi mang thai đã làm núm vú phát triển to lên thấy rõ. Vùng da xung quanh núm vú cũng ngày càng thâm sạm, sẫm màu làm vòng 1 trở nên kém thẩm mỹ. Bạn đừng quá lo lắng, sau khi ngừng cho con bú, dáng ngực sẽ trở lại như ban đầu, đầu núm vú nhỏ, không còn thâm đen.
Sữa non rò rỉ trong giai đoạn mang thai
Thời điểm gần đến kỳ sinh nở, bầu ngực của các mẹ có thể gặp tình trạng sữa non rò rỉ. Sữa đọng lại trên đầu ti với màu sắc vàng đặc, lượng sữa tiết ra khá ít nếu không được vệ sinh nhũ hoa khi mang thai có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng.
Đường tĩnh mạch tối lại, dày đặc hơn
Hệ thống tĩnh mạch dọc theo bầu ngực hoạt động mạnh mẽ hơn để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Vì vậy, bầu ngực trở nên sẫm màu hơn, đường tĩnh mạch trở nên sẫm màu lại.
Các hạt nhỏ li ti xuất hiện rất nhiều trên quầng vú
Quanh quầng vú sẽ nổi lên các hạt nhỏ được gọi là hạt Montgomery. Những hạt li ti này tập trung xung quanh quầng vú, có tác dụng tạo dầu cấp ẩm cho bầu ngực. Sau khi sinh, hạt Montgomery có tác dụng tạo mùi hương đặc trưng giúp bé dễ nhận biết đầu ti, báo tín hiệu để cơ thể tiết sữa.
Vệ sinh nhũ hoa khi mang thai đúng cách như thế nào?
Do bầu ngực của người mẹ có những sự thay đổi rõ rệt và nhanh chóng trong giai đoạn mang thai, nên việc vệ sinh nhũ hoa đúng cách trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp bảo vệ sức khoẻ của người mẹ, mà còn giúp bé chào đời được nuôi bằng sữa mẹ một cách tốt nhất. Vì vậy, Resolute Bay xin chia hướng dẫn vệ sinh nhũ hoa khi mang thai đúng cách như sau:
Cách vệ sinh nhũ hoa bình thường khi mang thai
Trong trường hợp nhũ hoa của mẹ không có dấu hiệu bất thường, bạn chỉ cần vệ sinh đơn giản bằng cách tắm rửa sạch sẽ với nước ấm và sữa tắm nhẹ dịu. Khi tắm, mẹ có thể kết hợp massage nhẹ nhàng giúp lỗ tiết sữa được thông thoáng, tránh hiện tượng tắc tia sữa. Cuối cùng, dùng khăn có chất vải mềm mại để lau khô bầu ngực.
Cách vệ sinh nhũ này thông thường này giúp mẹ khắc phục được tình trạng sữa đóng vảy tích tụ quanh núm ti, hạn chế cảm giác ngứa ngáy. Lưu ý, mẹ không nên sử dụng xà phòng hoặc các sản phẩm làm sạch có tính tẩy rửa cao khi vệ sinh nhũ hoa để tránh làm khô, nứt nẻ núm ti.
Cách vệ sinh khi nhũ hoa bị thụt vào bên trong
Trường hợp nhũ hoa bị thụt vào bên trong, ảnh hưởng nhiều đến việc bú sữa của bé sau này. Do đó, bạn cần xử lý kịp thời tình trạng này bằng cách vệ sinh nhũ hoa khi mang thai sau đây.
Đầu tiên, bạn cũng tắm rửa sạch bầu ngực và núm ti bằng sữa tắm nhẹ dịu. Lúc này, phần da ngực đã trở nên mềm mại hơn, mẹ thực hiện kéo quầng vú lên trên và xuống dưới. Lặp lại các động tác trên nhiều lần trong ngày, mỗi lần 5 phút giúp núm ti được trồi lên bình thường.
Cách vệ nhũ hoa tiết nhiều sữa khi mang thai
Nếu mẹ gặp phải tình trạng nhũ hoa tiết nhiều sữa trong giai đoạn mang thai khiến áo luôn ẩm ướt gây khó chịu. Mẹ có thể tham khảo cách vệ sinh nhũ hoa khi mang thai sau đây đây để hạn chế cảm giác khó chịu.
Trước hết, bạn vẫn làm sạch núm ti bình thường bằng sữa tắm và nước ấm. Sau đó, lưu ý dùng khăn mềm để lau thật khô bầu ngực và núm ti. Cuối cùng, mẹ hãy lựa chọn quần áo thoáng mát và dùng thêm chiếc khăn nhỏ được làm bằng vải xô hay vải mềm để lót bên trong lớp áo ngực. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra tình trạng tiết sữa và làm sạch chúng.
Vệ sinh nhũ hoa khi mang thai đúng cách như thế nào?
Bạn cần đặc biệt chú ý một số cách vệ sinh nhũ hoa trong giai đoạn mang thai để tránh ảnh hưởng để thai nhi và hoạt động của tuyến sữa. Theo các bác sĩ, nên chọn loại áo ngực có kích thước phù hợp, massage bầu ngực nhẹ nhàng, luôn chú ý vệ sinh vòng 1 mỗi ngày,… là điều bạn cần tuân thủ trong cách vệ sinh mỗi ngày:
Chọn kích cỡ áo ngực thích hợp cho mẹ bầu
Khi mang thai, ngực có sự thay đổi kích thước rõ rệt. Do đó, bạn cần chú ý lựa chọn áo ngực phù hợp để tăng hiệu quả bảo vệ vòng 1 và nhũ hoa.
Hãy ưu tiên chất liệu áo ngực từ loại vải mềm mại, thấm hút tốt để không tạo kích thích lên bầu ngực đang nhạy cảm, tránh tổn thương mô vòng 1, ngăn ngừa chảy xệ. Bạn nên chú ý không chọn loại áo ngực có gọng dễ gây căng tức đường chân ngực và ưu tiên loại áo lớn hơn so với kích thước bầu ngực 1 size.
Thực hiện massage mỗi ngày cho bầu ngực
Xoa bóp ngực mỗi ngày có hiệu quả cải thiện tuần hoàn máu, cho ngực luôn săn chắc, phòng ngừa tình trạng chảy xệ sau khi sinh. Bạn nên thực hiện thao tác massage nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá mạnh tránh tạo áp lực lên vòng 1.
Nếu bầu ngực có cảm giác căng tức, khó chịu, bạn có thể dùng khăn nóng áp vào vòng 1 hay massage với dầu oliu, dầu dừa. Mỗi lần xoa bóp nên kéo dài 5 phút để đạt hiệu quả cải thiện tuần hoàn máu, kích thích tạo sữa sau khi sinh, phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tuyến vú.
Chú ý vệ sinh bầu ngực hàng ngày
Cần tuân thủ vệ sinh nhũ hoa khi mang thai tối thiểu 1 lần/ngày. Mỗi khi tắm xong, bạn có thể làm sạch đầu ti với nước ấm và khăn mềm, lau sạch tế bào chết trên núm vú. Hàng ngày cần thay áo ngực thường xuyên nhằm hạn chế tình trạng đầu ti ẩm, nứt nẻ và nhiễm trùng.
Nếu áo ngực làm bạn cảm thấy khó chịu, có thể thay thế bằng miếng đệm núm vú. Tuy nhiên, cần lưu ý phải làm sạch miếng đệm thường xuyên bằng dung dịch có thành phần dịu nhẹ, tránh mang đệm quá lâu dễ gây viêm nhiễm.
Không nên dùng xà phòng để vệ sinh bầu ngực
Trong giai đoạn mang thai, nhũ hoa đặc biệt nhạy cảm, bạn không nên sử dụng xà phòng để vệ sinh bộ phận này. Một số nghiên cứu cho thấy, xà phòng là tác nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng núm vú khô, nứt nẻ. Đây là vấn đề quan trọng, bạn cần nắm rõ để hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi và tuyến sữa.
Chú ý thoa kem dưỡng ẩm lên nhũ hoa mỗi ngày
Thời điểm thai nhi được 4 – 5 tháng, bạn có thể dùng nước sạch rửa nhũ hoa với tần suất 1 lần/ngày nhằm loại bỏ hoàn toàn bã nhờn, tế bào chết. Sau đó, thoa một lớp kem dưỡng ẩm nhằm hạn chế tình trạng đầu ti nứt nẻ, ảnh hưởng đến việc cho con bú sau này.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho thai kỳ
Bên cạnh đó, trong giai đoạn mang thai, bạn cũng cần kiêng các thức uống có thành phần cồn và cafein như nước ngọt có ga, bia, rượu,… Đây là những loại đồ uống có thể làm ngực căng tức, khó chịu và dễ gây tắc tuyến sữa sau khi sinh.
Hãy chú ý tránh các loại thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, chất béo chỉ làm mẹ cảm thấy ngực đau đớn hơn. Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ nên ưu tiên bổ sung đầy đủ vitamin B, C và canxi có hiệu quả ức chế sản sinh hormone prolactin, giảm đau nhức khi mang thai.
Những lưu ý cần nhớ khi vệ sinh nhũ hoa khi mang thai
Để có thai kỳ an toàn và chuẩn bị nguồn sữa dồi dào sau khi sinh, bạn cần nắm ngay một số lưu ý quan trọng khi vệ sinh, chăm sóc nhũ hoa như:
- Chỉ dùng nước ấm sạch để vệ sinh nhũ hoa nhưng cần điều chỉnh nhiệt độ của nước phù hợp. Bạn không nên sử dụng nguồn nước có nhiệt độ cao hơn 45 độ C có thể gây khô da và ảnh hưởng đến thai nhi.
- Mỗi ngày cần thay áo ngực 1 lần nhằm giảm cảm giác bí bách, khó chịu do mồ hôi, sữa non tiết ra. Áo ngực sau khi thay phải được giặt sạch bằng xà phòng cho da nhạy cảm.
- Mỗi ngày cần chú ý kiểm tra tình trạng của nhũ hoa, nếu nhận thấy bất cứ thay đổi nào khác thường, hãy sắp xếp thời gian thăm khám ngay để được can thiệp, xử lý kịp thời.
- Bạn có thể tham khảo một số bài tập nhẹ nhàng trong giai đoạn mang thai để hạn chế nguy cơ ngực bị chảy xệ như xoay cánh tay hàng ngày.
- Từ tuần thứ 4 – 5 của thai kỳ, sau khi vệ sinh nhũ hoa xong, bạn có thể sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để tránh tình trạng nhũ hoa bị khô nứt, ảnh hưởng đến việc bú sữa mẹ của bé.
Giai đoạn mang thai là thời điểm phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều thay đổi của bản thân. Do đó, các cách vệ sinh nhũ hoa khi mang thai là vấn đề đặc biệt quan trọng, Resolute Bay khuyên bạn nên tuân thủ đúng hướng dẫn để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.
Để lại một bình luận