Chiếc mũi cao, gọn gàng và thanh thoát sẽ giúp gương mặt bạn trở nên ưa nhìn hơn. Nhiều chị em lựa chọn phương pháp tiêm filler mũi để cải thiện khuyết điểm mà không cần phẫu thuật. Thế nhưng có một số trường hợp tiêm filler mũi bị tràn. Hãy cùng Resolute Bay tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này.
Những dấu hiệu tiêm filler mũi bị tràn
Phương pháp tiêm filler mũi được các chuyên gia thẩm mỹ là an toàn, cho kết quả nhanh chóng và hầu như không gây rủi ro. Tuy nhiên, nếu gặp phải một trong những dấu hiệu dưới đây thì rất có thể bạn đã tiêm filler mũi bị tràn.
Filler tách rời khỏi mũi
Chất làm đầy filler có thành phần axit hyaluronic lành tính, sau khi được tiêm vào vùng mũi sẽ tạo thành mô giúp tăng thể tích và tạo phần sống mũi cao. Tuy nhiên, nếu sống mũi cộm hẳn lên, bị tách rời và khiến da có hiện tượng đỏ, căng bóng trong thời gian dài thì đây là dấu hiệu tiêm filler mũi bị tràn. Chất làm đầy không thể dung hợp với tế bào da ở vùng này và gây tình trạng như trên.
Cánh mũi và má bị nổi cộm
Resolute Bay đã từng tiếp nhận một số trường hợp sau khi tiêm filler mũi xong thì phần cánh mũi và hai bên má bị nổi cộm. Có thể mắt thường không nhìn thấy nhưng khi chạm vào, bạn có thể cảm giác có mảng cứng bên dưới và khiến vùng da không được phẳng mịn. Đây là dấu hiệu cho thấy filler ở mũi không thể định hình nên đã chảy lan sang các vùng bên cạnh.
Hai mắt sưng húp, quầng mắt bầm tím
Khi filler không thể định hình và bị tràn khỏi mũi, có một số bạn đã rơi vào tình trạng hai mắt bị sưng và xuất hiện quầng thâm dưới mắt. Trên thực tế, điều này cho thấy filler đã lan đến gần mắt và vô cùng nguy hiểm, nếu không kịp thời xử lý thì thị lực của bạn có thể bị ảnh hưởng.
Tiêm filler mũi bị lệch, to bè bất thường
Khi áp dụng tiêm filler nâng mũi, ai cũng mong muốn sở hữu chiếc mũi cao ráo và thon gọn. Tuy nhiên, khi tiêm filler mũi bị tràn, chất làm đầy không thể định hình đúng như dự tính ban đầu, thậm chí có khả năng bị vón cục. Điều này khiến sống mũi lệch sang một bên, trên mũi có các mảng nhấp nhô hoặc tổng thể mũi bị to bè.
Tiêm filler mũi bị nhức, sưng đỏ kéo dài
Sau khi tiêm filler, việc vùng tiêm có cảm giác sưng nhức là hiện tượng bình thường vì dù sao phương pháp này cũng để lại vết thương hở. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài hơn 2 ngày thì bạn cần chú ý quan sát kỹ càng.
Nếu mũi vẫn đau hoặc từ sưng đỏ chuyển sang bầm tím thì bạn nên liên hệ với bác sĩ. Khi filler không thích ứng được với cơ thể thì sẽ chảy tràn qua các mô khác, chèn ép mạch máu nên khiến vùng da dần bầm tím, lâu ngày có thể gây hoại tử.
Tại sao tiêm filler mũi bị tràn?
Vậy là bạn đã biết các dấu hiệu cho thấy filler mũi bị tràn để có thể tìm phương pháp khắc phục phù hợp, giảm thiểu tổn thương tối đa. Hãy cùng Resolute Bay tìm hiểu nguyên nhân khiến tiêm filler mũi bị tràn để phòng tránh tình trạng này ngay từ ban đầu nhé.
Kỹ thuật tiêm filler mũi không đúng
Nếu vô tình lựa chọn tiêm filler mũi tại các địa chỉ kém uy tín, bác sĩ không có tay nghề thì rất dễ xảy ra các vấn đề như sau khiến filler bị tràn. Một số sai lầm thường dễ gặp phải là:
- Xác định sai liều lượng filler, mũi không đủ diện tích cho filler ổn định nên bị tràn sang các khu vực lân cận.
- Lựa chọn sai vị trí tiêm sẽ khiến filler không thể phát huy công dụng thẩm mỹ, động tác nắn chỉnh tạo hình của bác sĩ sẽ vô tình đẩy filler sang vùng khác.
- Bác sĩ có kỹ thuật tiêm kém, tiêm quá nông hoặc quá sâu. Nếu tiêm quá nông, filler nằm ngay dưới bề mặt da nên không thể hình thành mô đặc và bị chảy. Trong trường hợp tiêm sâu thì dễ khiến filler chèn ép lên mạch máu và các mô cơ.
Bạn đang lo ngại và chưa hiểu rõ kỹ thuật tiêm filler đúng?
Liên hệ ngay để được chuyên gia tại Resolute Bay tư vấn lập tức!
Sử dụng filler không có tính ổn định tốt
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chất làm đầy khác nhau được lưu hành. Bạn nên lựa chọn sử dụng các thương hiệu filler lớn, uy tín và có giấy chứng nhận kiểm duyệt của cục FDA. Các loại filler trôi nổi, kém chất lượng tuy có giá thành rẻ hơn nhưng thường không định hình tốt, có thể vón cục hoặc duy trì trạng thái lỏng, tràn sang các vùng khác gây nguy hiểm cho khách hàng.
Quy trình tiêm filler không đạt tiêu chuẩn Y khoa
Các cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép thường không đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, hoặc thậm chí cung cấp dịch vụ tiêm filler ngay tại nhà. Chính vì vậy mà quy trình tiêm filler không đạt tiêu chuẩn, nơi thực hiện cũng như dụng cụ không được vô trùng vô khuẩn theo yêu cầu của bộ Y tế sẽ làm vùng tiêm bị nhiễm trùng.
Chăm sóc sau khi tiêm filler mũi sai cách
Tuy tiêm filler mũi là thủ thuật thẩm mỹ không xâm lấn và diễn ra nhanh chóng, nhưng nếu bạn lơ là trong quá trình chăm sóc thì filler vẫn có thể bị tràn. Đặc biệt là trong 1 – 3 ngày đầu filler vẫn chưa hình thành mô đặc, bạn tuyệt đối không được đưa tay chạm vào, xoa nắn vùng tiêm. Tuyệt đối không tham gia các hoạt động thể thao như bơi lội, đánh cầu, khiêu vũ…
Tiêm filler mũi bị tràn có nguy hiểm không?
Tiêm filler mũi bị tràn là biến chứng gây nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nếu không được xử lý sớm. Nếu filler lan sang mắt có thể làm giảm thị lực, vùng da quanh mắt bầm tím, sưng đỏ.
Filler tràn ra khắp vùng mũi khiến vết thương sưng đỏ, hoại tử nếu không được nạo kịp thời. Do đó, bạn cần chú ý thăm khám định kỳ để phát hiện những dấu hiệu bất thường khi tiêm filler và có hướng khắc phục thích hợp.
Phải làm gì khi tiêm filler mũi bị tràn?
Để khắc phục tình trạng tiêm filler bị tràn hiệu quả, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thăm khám để có hướng xử lý phù hợp. Trường hợp nhẹ sẽ được chỉ định tiêm tan filler hoặc dùng thuốc, một số ca biến chứng năng cần phải được phẫu thuật nạo bỏ filler sớm:
Tiêm tan filler mũi
Trường hợp tiêm filler bị tràn ở mức độ nhẹ, vết thương không gặp tình trạng nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tiêm tan filler. Chuyên gia sẽ tiêm dung dịch chứa hyaluronidase để phá vỡ liên kết của filler rồi đào thải chất làm đầy ra khỏi cơ thể.
Phương pháp hạn chế xâm lấn trên da nên không ảnh hưởng đến cấu trúc dáng mũi, hoàn toàn không đau đớn, vết thương nhanh chóng hồi phục. Filler tan hết sau khi tiêm trong vòng 3 – 7 ngày tùy theo cơ địa của khách hàng.
Sau khi tiêm tan filler, bạn cần tuân thủ lịch thăm khám định kỳ để kiểm tra lượng filler tồn dư. Từ đó, có hướng xử lý phù hợp nếu filler vẫn chưa tan hoàn toàn.
Uống thuốc theo toa chỉ định từ bác sĩ
Nếu tiêm filler bị tràn làm vết thương nâng mũi sưng đỏ, thâm bầm, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện tiêm tan filler kết hợp dùng thuốc. Liều dùng, loại thuốc sử dụng sẽ được kê toa tùy theo tình trạng hiện tại của khách hàng.
Thông thường bác sĩ sẽ chọn thuốc kháng sinh liều cao để khắc phục nhược điểm mũi sưng tấy, bầm tím. Khi đã uống hết liều thuốc chỉ định, bạn cần thăm khám định kỳ để bác sĩ có hướng xử lý biến chứng phù hợp.
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể làm vết thương nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, mũi sưng, phù nề nặng và tăng nguy cơ bị nhờn thuốc.
Phẫu thuật nạo bỏ filler trong khoang mũi
Đối với những ca tiêm filler bị tràn nặng, vết thương nhiễm trùng nghiêm trọng và filler vón cục, bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật nạo bỏ filler. Trường hợp dáng mũi bị cong, lệch vẹo, bác sĩ sẽ kết hợp với chỉnh hình dáng mũi để khắc phục biến chứng. Tuy nhiên, phương pháp đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, nhiều năm kinh nghiệm để hạn chế nguy cơ sai sót trong thao tác thực hiện.
Có nên tiêm filler mũi để cải thiện dáng mũi hay không?
Nếu các bạn đang thắc mắc rằng có nên tiêm filler mũi hay không thì câu trả lời là CÓ. Vì đây là phương pháp thẩm mỹ an toàn không có sự can thiệp của dao kéo, nên sẽ rất là thích hợp cho những ai sợ phẫu thuật thẩm mỹ. Thời gian nghỉ dưỡng cũng rất ngắn, hầu như là không cần nên cũng rất tiện lợi cho những người bận rộn.
Đối với những bạn đã có dáng mũi tương đối ưa nhìn, không quá xấu và chỉ muốn chỉnh nhẹ nhàng để mũi có thể xinh xắn hơn. Thì nên thực hiện phương pháp tiêm filler mũi này để có thể nâng cấp thêm cho chiếc mũi của mình càng thêm xinh đẹp.
Hướng dẫn cách hạn chế tình trạng tiêm filler mũi bị tràn
Để hạn chế tối đa tình trạng tiêm filler mũi bị tràn, bạn cần lưu ý lựa chọn địa chỉ làm đẹp uy tín, không sờ, chạm vào vùng mũi, nằm ngủ đúng tư thế,… Chi tiết cách chăm sóc sau khi tiêm filler nâng mũi như sau:
Lựa chọn địa chỉ làm đẹp chuyên nghiệp, uy tín
Các thẩm mỹ viện chất lượng, có giấy chứng nhận hoạt động của Bộ Y Tế luôn đảm bảo sử dụng loại filler chính hãng giúp giảm rủi ro gặp biến chứng sau khi can thiệp tiêm filler. Hệ thống trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, dụng cụ được vô trùng đúng chuẩn y khoa hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
Bạn đang tim kiếm địa chỉ tiêm filler uy tín và an toàn?
Đừng ngại mà liên hệ ngay Resolute Bay – Thẩm mỹ viện uy tín và an toàn với 50 chi nhánh trên toàn quốc
Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ của các cơ sở làm đẹp này có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm mỹ, trình độ chuyên môn cao, đã có giấy phép hành nghề do cơ quan chức năng cấp. Thực hiện tiêm filler uy tín tại những địa chỉ này giảm tỷ lệ chất làm đầy bị tràn, tăng tỷ lệ thành công của ca thẩm mỹ.
Không được sờ, chạm lên vùng mũi khoảng 7 – 10 ngày từ khi tiêm filler
Trong thời gian đầu mới tiêm filler từ 7 – 10 ngày, cấu trúc mô tế bào vẫn chưa ổn định hoàn toàn. Do đó, bạn tuyệt đối không được sờ, đụng chạm vào vùng mũi có thể làm filler bị tràn.
Nếu bạn đeo kính gọng, hãy chuyển sang mang len nhằm giảm khả năng gọng kính chạm vào sống mũi hình thành vết lõm. Ngoài ra, hãy lưu ý vận động nhẹ, hạn chế chạy nhảy gây lệch vị trí filler.
Luôn duy trì tư thế ngủ đúng
Để tránh filler mũi bị tràn, bạn cũng cần lưu ý không nằm úp, nằm nghiêng khi ngủ. Khách hàng nên nằm ngửa để cơ thể thoải mái, không ảnh hưởng đến dáng mũi đã tiêm filler.
Tuân thủ cách chăm sóc mũi chuẩn y khoa
Kể từ khi tiêm filler, vết thương mũi phải luôn giữ khô thoáng, tránh để nước dính vào làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng. Mỗi ngày chỉ nên vệ sinh bằng dung dịch nước muối sinh lý 2 lần, không dùng những sản phẩm có thành phần gây kích ứng. Khi ra đường phải luôn mang khẩu trang nhằm ngăn ngừa nguy cơ bụi bẩn, vi khuẩn làm vết thương viêm nhiễm.
Theo dõi và tuân thủ lịch tái khám định kỳ
Những dấu hiệu tiêm filler bị tràn hoàn toàn có thể phòng ngừa được nhờ tuân thủ đúng lịch tái khám của bác sĩ. Chuyên gia sẽ kiểm tra và theo dõi tình trạng hồi phục của dáng mũi. Mọi diễn biến bất thường của vết thương sẽ được xử lý sớm, hạn chế nguy cơ biến chứng nặng nề.
Tuyệt đối không trang điểm sau khi tiêm filler
Trong vòng 10 ngày tiêm filler, vùng da mũi rất nhạy cảm, bạn không nên trang điểm vào giai đoạn này. Các hóa chất có trong mỹ phẩm dễ khiến da trở nên kích ứng, nhạy cảm hơn, gia tăng nguy cơ biến chứng.
Mách bạn tiêu chí lựa chọn địa chỉ tiêm filler mũi uy tín, không bị tràn
Có thể thấy các nguyên nhân gây ra tiêm filler mũi bị tràn hầu như bắt nguồn từ các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn viện thẩm mỹ uy tín để làm đẹp. Nếu đang băn khoăn không biết đâu là địa chỉ thích hợp, bạn có thể tự thu thập thông tin và sàng lọc dựa vào các tiêu chí sau:
- Thẩm mỹ viện có thương hiệu lớn, giấy phép hoạt động được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.
- Trang web hoặc fanpage có địa chỉ và các thông tin như đội ngũ bác sĩ, các loại filler sẽ sử dụng, phản hồi khách hàng đi trước…
- Đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, có bằng cấp chính quy và kinh nghiệm lâu năm trong ngành thẩm mỹ.
- Cơ sở vật chất tốt, có phòng thực hiện thẩm mỹ chuyên biệt và được vô trùng theo tiêu chuẩn của bộ Y tế.
- Có chính sách bảo hành sau khi làm đẹp, các điều khoản phải rõ ràng và hợp lý để tối ưu 100% quyền lợi khách hàng.
Resolute Bay – Nơi bạn có thể tiêm filler an toàn và không biến chứng
Nhấn ngay để được chuyên gia tại Resolute Bay tư vấn mọi phương pháp tiêm filler
Một trong những cái tên hiếm hoi đáp ứng được tất cả những yêu cầu kể trên chính là Resolute Bay – thẩm mỹ viện uy tín hàng đầu Việt Nam. Dịch vụ tiêm filler tại đây được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, sử dụng filler cao cấp được FDA kiểm duyệt. Nhờ đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi làm đẹp tại Resolute Bay.
>>Tìm hiểu thêm: Tiêm filler mũi có hại không? Những rủi ro mà bạn cần biết!
Những câu hỏi khác liên quan đến tiêm filler mũi
Tiêm filler mũi bị nhức do đâu và phải xử lý như thế nào ?
Tiêm filler mũi bị nhức được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng có những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bị đau nhức sau tiêm filler mũi là:
- Bị nhiễm trùng do tiêm filler kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Thực hiện làm đẹp ở những cơ sở thẩm mỹ không uy tín và thiếu chuyên nghiệp.
- Bác sĩ thẩm mỹ vừa ra trường có kinh nghiệm còn yếu, dùng lực quá ảnh gây ảnh hưởng đến mô thịt tại vùng tiêm filler
- Lượng filler không hợp lý, tiêm quá nhiều liều lượng filler vào mũi gây nên tình trạng chèn ép, tắc nghẽn mạch máu làm mũi bị sưng, nhức.
- Tiêm filler mũi bị nhức còn do chính khách hàng gây nên. Khoảng thời gian trong vòng 1 tuần đã có sử dụng những loại thuốc có thành phần dược tính gây đông máu.
- Một vài trường hợp đặc biệt do cơ địa, khách hàng mắc bệnh di truyền liên quan đến rối loạn đông máu và tiểu cầu. Đây cũng là nguyên nhân khiến tiêm filler mũi bị đau nhức.
- Không có chế độ chăm sóc thích hợp sau khi tiêm filler. Làm vết thương tiêm filler bị viêm nhiễm, chậm phục hồi cũng dẫn đến tình trạng nhức tại vùng tiêm filler.
Sau khi tiêm filler mũi sẽ chỉ khiến mũi đau nhức trong thời gian rất ngắn khoảng vài tiếng đồng hồ, lâu thì cũng kéo dài 1 đến 2 ngày. Trong khoảng thời gian này các bạn có thể làm giảm tình trạng đau nhức mũi bằng cách uống thuốc giảm đau, chườm đá lạnh lên vùng tiêm filler.
Khi hết khoảng thời gian này thì vết bầm tím ở vùng mũi tiêm filler cũng sẽ tan dần và cũng không còn hiện tượng đau nhức mũi. Nhưng nếu tình trạng đau nhức mũi khi tiêm filler kéo dài đến ngày thứ 3 và kèm theo những dấu hiệu khác như mưng mủ, viêm nhiễm, hoại tử. Lúc này hãy nhanh chóng đến ngay phòng khám để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn hướng giải quyết tình trạng này.
Tại sao tiêm filler mũi bị đỏ và xử lý tình trạng này thế nào ?
Cũng như tình hiện tượng tiêm filler mũi bị tràn thì tình trạng tiêm filler mũi bị đỏ cũng là hiện tượng thường gặp phải khi tiêm filler. Những nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu như:
- Khi tiêm vào một lượng filler quá mức sẽ làm đầu mũi bị căng bóng và đỏ.
- Ngoài ra, còn những nguyên nhân ít gặp khác như là bác sĩ thiếu tay nghề tiêm sai vị trí, không đúng kỹ thuật.
- Cơ thể không tương thích với filler cũng xảy ra hiện tượng phản ứng khiến đầu mũi bị sưng đỏ.
- Và cũng như những biến chứng khác có thể gặp phải là filler dỏm, kém chất lượng, địa chỉ thẩm mỹ không uy tín hay do chăm sóc hậu phẫu không kỹ càng.
Khi gặp phải tình trạng tiêm filler mũi bị đỏ thì hãy đến ngay các bác sĩ thẩm mỹ của mình để được hỗ trợ xử lý. Thông thường, các bác sĩ sẽ massage nhẹ trên vùng tiêm filler và kê đơn thuốc uống và theo dõi trong ngày. Nặng hơn thì sẽ được tiêm chất làm tan filler để loại bỏ đi phần filler dư thừa gây ra tình trạng mũi bị đỏ.
Bài viết chi tiết: Tiêm filler mũi bị đỏ có phải biến chứng không? Cách khắc phục
Tóm lại, không may gặp phải tình trạng này thì hãy đến ngay những thẩm mỹ viện uy tín để thăm khám và xử lý. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về tự sử dụng tại nhà, việc này có thể làm mũi biến chứng nặng hơn và khó xử lý.
Vậy là bạn đã biết về các nguyên nhân, dấu hiệu tiêm filler bị tràn cũng như cách xử lý khi tiêm filler mũi bị tràn. Nếu cần hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ số hotline 1800 3333.
Để lại một bình luận