Bệnh viêm họng hạt ở trẻ nếu không chữa trị kịp thời có thể chuyển biến sang giai đoạn mãn tính, khó điều trị và nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Vì thế, bố mẹ cần biết những cách phòng và chữa bệnh viêm họng hạt dứt điểm từ sớm cho trẻ.
Xem thêm các bài viết chia sẻ hay khác:
- Cách chữa trị chàm sữa cho trẻ sơ sinh mẹ nào cũng cần biết
- Mẹo chữa trị trẻ sơ sinh hay quấy khóc đêm
Viêm họng hạt ở trẻ nhỏ là gì?
Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mãn tính hình thành phía sau thành họng với kích thước hạt khác nhau. Trẻ bị viêm họng hạt thường bị khó chịu, đau ngứa rát vùng họng khi nuốt thức ăn từ đó kén ăn và quấy khóc.
Nguyên nhân của bệnh viêm họng hạt ở trẻ
Khi trẻ bị viêm mũi,viêm xoang lâu ngày thành mãn tính, dịch chảy từ các xoang xuống thành sau của họng làm cho niêm mạc thành sau họng bị mất lớp nhày bảo vệ họng. Điều này tạo cơ hội cho nhiều vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập tạo tình trạng viêm họng xuất hiện hạt ở thành sau họng. Viêm họng hạt có thể cũng bị gây ra do viêm amidan mãn tính.
Ngoài ra, trẻ có thể dễ bị mắc viêm họng hạt nếu môi trường tiếp xúc xung quanh trẻ bị ô nhiễm, khói thuốc lá, hít phải các loại virus, vi khuẩn có trong không khí khi đang vui chơi như chơi xe đạp cho bé… Vệ sinh răng miệng không sạch, ăn đồ lạnh, cay nóng cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt.
Dấu hiệu cho thấy bé bị viêm họng hạt
Mẹ hãy theo dõi nếu thấy bé có những biểu hiện như sốt, đau rát vùng họng, nôn ói, ho liên tục sau đó có thể bị đi ngoài. Mẹ tìm đủ mọi cách dỗ con bằng những trò xe đẩy trẻ em Seebaby nhưng trẻ vẫn không chịu ăn hoặc dễ nôn trớ thức ăn. Những biểu hiện này cho thấy bé đã bị viêm họng hạt và cần có biện pháp chữa trị kịp thời, nếu không tình trạng nặng hơn có thể dẫn đến viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi.
Phòng ngừa bệnh viêm họng hạt cho trẻ như thế nào?
Việc giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ và môi trường sinh hoạt xung quanh trẻ là cách điều trị tốt nhất bảo vệ trẻ khỏi chứng viêm họng hạt. Mẹ cũng không nên cho bé tiếp xúc nhiều với những nơi ô nhiễm, khói bụi, chất độc hại, ổ dịch hay nguồn bệnh không rõ.
Ngoài ra bố mẹ cần lưu ý những điều sau để ngừa bệnh viêm họng hạt cho bé:
- Vệ sinh tai mũi họng cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý
- Không cho trẻ ăn ăn các loại thực phẩm cay nóng, hoặc đồ lạnh
- Chế độ dinh dưỡng hàng ngày phải đủ chất
- Mặc ấm khi đưa bé ra ngoài
- Luôn lau mồ hôi khi bé vận động nhiều hoặc khi bé ngủ.
- Giữ ấm cổ họng.
- Đeo khẩu trang cho bé mỗi khi ra ngoài.
Điều trị viêm họng hạt cho bé như thế nào?
Bệnh viêm họng hạt ở trẻ phát triển chủ yếu khi mẹ lơ là vệ sinh thân thể cho bé và cả môi trường sống. Chữa bệnh thì phải bắt đúng nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, mẹ phải tìm ra được nguồn cơn gây chứng viêm họng hạt và có những điều hướng phát triển. Ngoài ra mẹ có thể tham khảo những mẹo chữa bệnh dân gian như sử dụng chanh đào, mật ong trà gừng, lá diếp cá…
Các loại thuốc Tây có tác dụng kháng sinh tiêu viêm, long đờm cũng là những loại thuốc có ích trong việc điều tri viêm họng hạt. Cho trẻ uống theo đơn thuốc kê và uống theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng viêm nhiễm ảnh hưởng đến chứng viêm họng hạt trở nên trầm trọng và dễ tái phát hơn.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể chữa viêm họng hạt cho con bằng cách đốt, nạo VA. Với những kiến thức hữu ích mà Resolute Bay tổng hợp ở trên, bố mẹ ắt hẳn đã bỏ túi những phương pháp và cách điều trị viêm họng hạt ở trẻ tốt nhất rồi. Chúc bố mẹ thành công!