Cách chữa trị chứng tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn mà hiệu quả cao

Bề mặt lưỡi và khoang miệng của trẻ sơ sinh là nơi trú ngụ rất nhiều vi sinh vật, vi khuẩn nếu không vệ sinh sạch sẽ gây ra chứng tưa lưỡi, tưa miệng ở trẻ nhỏ. Nếu bố mẹ không chữa trị kịp thời,chứng tưa lưỡi sẽ gây đau rát, khó chịu khiến trẻ quấy khóc, không chịu ăn uống , ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trẻ.

Hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra bệnh chứng tưa lưỡi ở trẻ và cách chữa trị bệnh hiệu quả từ những bài thuốc dân gian mà Resolute Bay đã tổng hợp giúp bạn dưới đây nhé!

Xem thêm các bài viết chia sẻ hay khác:

Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là gì?

Tưa lưỡi hay chứng những mảng giả màu trắng ở niêm mạc miệng, thường ở ở mặt trên của lưỡi. Ban đầu chỉ là những chấm nhỏ trên đầu lưỡi, sau đó lan dần khắp bề mặt lưỡi. Những mảng bám màu trắng này dính chặt vào niêm mạng gây đau rát, khó chịu, mất vị giác, kén ăn và quấy khóc đặc biệt thường gặp ở do chế độ dinh dưỡng và các tác nhân bên ngoài.

Xem thêm:  Môi nứt nẻ ở bé: Nguyên nhân, biện pháp và cách phòng ngừa

Trẻ bị tưa lưỡi dẫn đến mất vị giác, kén ăn và quấy khóc

Nguyên nhân gây tưa lưỡi là gì?

Có những nguyên nhân chính dẫn đến tưa lưỡi như sau:

Nhiễm Nấm: Trẻ có thể bị tưa lưỡi do một loại nấm Candida albican sinh sống và cư trú ở trong đường ruột gây ra. Khi trẻ sơ sinh sau bú hoặc ăn bột không được uống nước tráng miệng, hoặc khi trẻ em không vệ sinh răng miệng đúng cách, những vi khuẩn nấm này sẽ có môi trường thuận lợi để sinh sôi và gây bệnh.

Thuốc kháng sinh: Trường hợp trẻ phải dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng dễ bị tưa lưỡi vì các thành phần có trong thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây ra tình trạng tưa lưỡi ở trẻ em.

Hệ miễn dịch kém: Nhiều trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém cũng dễ bị tưa lưỡi.

Trẻ có hệ miễn dịch kém sẽ dễ bị tưa lưỡi hơn

Virus: Một số loại virus trú ngụ dưới lớp màng trắng tạo ra những vết loét nhỏ. Khi lớp màng trắng bong, trẻ sẽ thấy khó chịu, đau rát không ăn uống được gì. Nặng hơn trẻ có thể bị sốt cao.

Làm thế nào nhận biết triệu chứng tưa lưỡi ở trẻ em?

Những biểu hiện bề ngoài mẹ có thể dễ nhận thấy để xác định bé bị tưa lưỡi như lưỡi trẻ xuất hiện những mảng trắng trên bề mặt lưỡi hoặc phía trong má, môi, vòm họng. Mẹ hãy phân biệt những mảng trắng này với cặn sữa vì nó rất khó rửa trôi. Trẻ khóc khi bú, ăn hoặc uống sữa, trẻ lười ăn, chán ăn hoặc có dấu hiệu sốt cao cũng không tránh khỏi trường hợp trẻ có thể bị tưa lưỡi.

Cách chữa trị bệnh tưa lưỡi như thế nào?

Dân gian có rất nhiều bài thuốc hay trị bệnh tưa lưỡi cho trẻ em an toàn mà hiệu quả cao.

Xem thêm:  Ho khan ở trẻ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Rau ngót

Sử dụng rau ngót chữa tưa miệng cho trẻ

Khi phát hiện trẻ mới bị mắc tưa lưỡi, mẹ có thể áp dụng ngay bài thuốc với rau ngót để trị khỏi bệnh nhanh chóng cho trẻ. Rau ngót rửa sạch, tráng qua nước sôi để nguội. Giã nhỏ hoặc xay nhuyễn rau ngót, chắt lấy nước cốt. Dùng khăn hoặc gạc sạch thấm nước rau ngọt để lau lưỡi và miệng cho bé hàng ngày.

Lá hẹ và cỏ nhọ nồi

Rửa sạch 2g lá hẹ và 4g cỏ nhọ nồi, giã hoặc xay nhuyễn chắt lấy nước cốt lau miệng cho bé từ 2 đến nhiều lần mỗi ngày trị tưa lưỡi rất hiệu quả.

Mật ong

Mật ong trị tưa lưỡi cho trẻ từ 1 tuổi

Đối với trẻ nhỏ trên 1 tuổi thì mật ong chính là phương thuốc hữu hiệu trị tưa lưỡi cho trẻ em. Mật ong cũng giúp chữa phòng bệnh viêm họng.

Nước trà xanh

Trà xanh có tính kháng khuẩn cao vì vậy mẹ có thể sử dụng nước trà xanh đun sôi với một chút muối, để nguội và lau lưỡi, miệng cho trẻ. Sử dụng trà xanh chữa tưa miệng chỉ dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở nên.

Nước muối loãng

Đối với trường hợp bị tưa lưỡi nhẹ, mẹ có thể cho bé súc miệng mỗi ngày bằng nước muối tinh chất loãng hoặc nước muối sinh lý 0.1% mua sẵn ở hiệu thuốc. Ngoài ra, mẹ có thể dùng khăn hoặc gạc sạch thấm nước muối và lau lưỡi, khoang miệng cho bé.

Thuốc chống nấm

Sử dụng thuốc chống nấm để trị tưa lưỡi cho trẻ

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chống nấm dạng nước và dạng kem hiệu quả như Mycostatin/Nilstat/Nystatin, Miconazole/Daktari mẹ có thể mua được ở bất kỳ hiệu thuốc nào. Bôi thuốc lên vùng tưa lưỡi cho đến khi nhìn thấy hiệu quả các vết loét biến mất.

Xem thêm:  15 loại sữa công thức cho trẻ sơ sinh tốt nhất

Thuốc muối dạ dày (Natri Bicacbonat)

Hòa tan 50g thuốc muối dạ dày Natri Bicabonat với nước lọc sạch cho đến tình trạng bão hòa (thuốc không tan thêm đươc nữa) thì chắt lấy nước thuốc trữ trong lọ dùng dần. Khi trẻ bị chứng tưa lưỡi, mẹ dùng tăm bông chấm nước thuốc này rồi bôi lên chỗ bị tưa lưỡi. Thuốc vô hại, có thể uống được nên mẹ hãy bôi rộng ra bên ngoài khoảng tưa, bôi nhiều lần trong ngày để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

Điều trị chứng tưa lưỡi ở trẻ em cần lưu ý gì?

Tuân thủ giữ gìn vệ sinh lưỡi và khoang miệng cho trẻ sẽ giúp phòng ngừa bệnh tưa lưỡi

Việc giữ gìn vệ sinh lưỡi và khoang miệng đúng cách sẽ giúp phòng tránh và ngăn ngừa bệnh tưa lưỡi ở trẻ em. Mẹ hãy lưu ý những vấn đề sau:

  • Rửa sạch tay trước khi vệ sinh cho bé
  • Không sử dụng khăn lau tay cho bé mà nên dùng giấy một lần rồi bỏ đi.
  • Không nên dùng dụng cụ tưa lưỡi quá thường xuyên
  • Các bậc phụ huynh không nên cho con ngậm sữa trong miệng quá lâu. Mỗi lần bú xong phải vệ sinh khoang miệng cho bé luôn.
  • Không hôn miệng bé, hoặc để nước bọt của bạn dính vào miệng bé vì điều này rất dễ lây lan vi khuẩn cho bé
  • Mẹ cần giữ gìn vệ sinh núm vú hoặc ống dẫn sữa, bình sữa hoặc tất cả các đồ dùng cho bé ăn, đồ chơi hàng ngày.
  • Mẹ nên thay áo ngực và miếng đệm ngực hàng ngày.

Trị chứng tưa lưỡi cho trẻ em trong thời gian bao lâu?

Sử dụng các cách chữa trị dân gian ở trên thường mang lại hiệu quả nhanh chóng trong một vài ngày đầu tiên. Nếu bé vẫn không có dấu hiệu khỏi bệnh, hãy đưa bé đến cơ sở y tế để khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

Resolute Bay
Logo