Bệnh bại liệt là một căn bệnh nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh chóng. Năm 1988 khoảng 350.000 trường hợp mắc bệnh bại liệt ở 125 quốc gia. Điều may mắn là trong vài năm qua các trường hợp mắc bệnh này đã giảm xuống gần như là con số 0.
Tuy nhiên nỗi sợ hãi trong lòng mọi người vẫn còn tồn tại mỗi khi nhắc đến căn bệnh này. Nếu bạn cần biết thêm thông tin về căn bệnh này, hãy đọc toàn bộ thông tin sau đây. Chúng sẽ cung cấp cho bạn triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh bại liệt.
Bệnh bại liệt là gì?
Bệnh bại liệt – tên tiếng Anh Poliomyelitis là căn bệnh truyền nhiễm tấn công hệ thần kinh của con người. Trẻ em từ 5 tuổi trở xuống thuộc nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Bệnh bại liệt có tên Poliomyelitis là do virus bại liệt (poliovirus) gây ra.
Ước tính có khoảng 1 trong 200 người bệnh Poliomyelitis bị bại liệt vĩnh liệt. Hiện tại các khu vực sau đây không có bệnh Poliomyelitis nhờ vào hành động thanh toán bệnh bại liệt toàn cầu năm 1988:
- Mỹ.
- Châu Âu.
- Đông Nam Á.
- Phía Tây Thái Bình Dương.
Vắc xin bại liệt được chế tạo vào năm 1953 và sử dụng rộng rãi trên toàn cầu vào năm 1957. Và kể từ thời điểm đó, số ca mắc bệnh bại liệt ở Hoa Kỳ đã giảm mạnh.
Bệnh bại liệt có thể được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên các triệu chứng.
Phân loại và triệu chứng của bệnh bại liệt
Khoảng 95% – 99% những người mắc bệnh bại liệt không thể hiện bất kỳ triệu chứng nào. Người ta gọi đây là bại liệt cận lâm sàng. Tuy nhiên ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng thì người bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác.
Hiện bệnh bại liệt có 2 dạng nhiễm trùng khác nhau là thể không liệt và thể liệt.
Thể không liệt
Các triệu chứng của thể không liệt có thể kéo dài từ 1 đến 10 ngày, bao gồm:
- Đau họng.
- Sốt.
- Nôn.
- Mệt mỏi.
- Viêm màng não.
- Đau đầu.
Một thuật ngữ khác để nói về thể không liệt là bại liệt không di chứng.
Thể liệt
Trái ngược với thể không liệt, chỉ khoảng 1% người nhiễm bệnh là thuộc thể liệt. Thể liệt có thể dẫn đến tê liệt tủy sống của người bệnh (bại liệt cột sống), cuống não (bại liệt não) hoặc cả hai (bệnh bại liệt bulbospinal).
Các triệu chứng ban đầu của thể liệt tương tự như thể không liệt. Tuy nhiên trong vòng 1 tuần, các triệu chứng này có thể gia tăng mức độ nghiêm trọng:
- Cơ bắp đau và co thắt.
- Tay chân cảm thấy mềm, lỏng lẻo đặc biệt là ở 1 bên cơ thể.
- Đột ngột tê liệt. Điều này có thể là tạm thời hoặc thậm chí vĩnh viễn.
- Mất phản xạ.
- Biến dạng chân đặc biệt là ở hông, bàn chân và mắt cá chân.
Liệt vĩnh viễn do bệnh bại liệt xảy ra khoảng 1% trong tất cả trường hợp nhiễm bệnh. Trong khi đó có khoảng 5% – 10% các trường hợp bệnh tấn công các cơ giúp bạn thở, từ đó gây tử vong.
Hội chứng sau bại liệt
Bệnh bại liệt cũng có thể tái phát sau khi bạn đã hồi phục hoàn toàn. Điều này có thể xảy ra trong khoảng 30 đến 40 năm sau lần đầu tiên nhiễm bệnh. Người ta gọi đây là hội chứng sau bại liệt. Các triệu chứng của nó gồm:
- Các cơ bắp và khớp yếu.
- Những cơn đau cơ trở nên tồi tệ hơn.
- Mệt mỏi và kiệt sức.
- Teo cơ (nhược cơ).
- Khó thở/nuốt.
- Chứng ngưng thở lúc ngủ.
- Không chịu được nhiệt độ thấp.
- Các cơ trước đây bình thường giờ trở nên suy yếu.
- Phiền muộn.
- Các vấn đề về nhận thức: khó tập trung, gặp vấn đề về bộ nhớ.
Bệnh bại liệt có thể lây nhiễm sang người khác bằng nhiều cách khác nhau. Sau đây là các nguyên nhân và yếu tố tiềm ẩn dẫn đến căn bệnh này.
Nguyên nhân và yếu tố tiềm ẩn dẫn đến bệnh bại liệt
Dưới đây là 1 số cách phổ biến nhất để virus gây bệnh bại liệt đi vào cơ thể:
- Phân bị nhiễm bệnh.
- Không khí bị nhiễm mầm bệnh (ho hoặc hắt hơi).
- Uống nước nhiễm bẩn.
Khả năng miễn dịch yếu cũng có thể khiến con người dễ mắc bệnh bại liệt.
Bạn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao khi chưa được tiêm phòng bởi các nguyên nhân sau:
- Đi du lịch đến 1 khu vực đang diễn ra dịch bệnh bại liệt.
- Sống với một người nhiễm bệnh bại liệt.
- Xử lý 1 mẫu virus bại liệt trong phòng thí nghiệm.
- Bạn đã từng cắt bỏ amidan.
- Bạn bị căng thẳng hoặc tham gia vào các hoạt động cường độ cao rồi sau đó tiếp xúc với virus bại liệt.
- Mang thai (vì nó làm suy yếu khả năng miễn dịch của bà bầu).
Nếu có các triệu chứng cho thấy bạn có khả năng nhiễm virus bại liệt, cách tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chẩn đoán chính xác.
Làm cách nào để chẩn đoán bệnh bại liệt?
Đầu tiên bác sĩ sẽ đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng mà bạn đang gặp phải.
Có thể họ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất để tìm các phản xạ bị suy giảm, cứng cổ hoặc khó khăn trong việc nâng đầu sau khi nằm nghỉ ngơi.
Các xét nghiệm về mẫu họng, phân hoặc dịch não tủy sẽ được thực hiện để phát hiện bệnh bại liệt.
Một khi virus được phát hiện, bác sĩ sẽ đề xuất 1 số phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng trong khi bệnh diễn ra.
Điều trị y tế
Hiện nay không có cách chữa hoàn toàn bệnh bại liệt. Tuy nhiên vẫn có 1 số phương pháp điều trị y tế giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điểm chung của các phương pháp này là hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng của bệnh bại liệt.
Một số phương pháp điều trị cải thiện triệu chứng bệnh bại liệt phổ biến nhất là:
- Nghỉ ngơi trên giường.
- Thuốc giảm đau.
- Thuốc chống co thắt giữ cho cơ bắp người bệnh được thư giãn.
- Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Sử dụng dụng cụ chỉnh hình để hỗ trợ người bệnh lúc đi bộ.
- Vật lý trị liệu để điều trị cơn đau, giảm teo cơ.
- Máy thở cầm tay giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.
- Dùng miếng tản nhiệt giảm đau cơ và co thắt.
- Phục hồi chức năng hô hấp để tăng cường sức chịu đựng của phổi.
Những trường hợp liên quan đến vấn đề chân yếu có thể yêu cầu người bệnh sử dụng xe lăn hoặc các thiết bị di chuyển khác.
Sau đây là 1 số thông tin liên quan đến vật lý trị liệu và các bài tập giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh bại liệt. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc kiểm soát hội chứng sau bại liệt.
Vật lý trị liệu và các bài tập thể dục
Vật lý trị liệu được khuyến khích áp dụng cho những người đang chiến đấu với bệnh bại liệt hoặc hội chứng sau bại liệt. Thông thường nó sẽ là các bài tập về sức bền của tim, phổi và sức mạnh.
Tập tạ giúp tăng cường cơ bắp nhưng có thể làm suy giảm sức khỏe của các cơ đã yếu. Do đó bạn cần chú ý và nhờ tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo không làm bệnh nặng hơn.
Các bài tập tim mạch như đạp xe trong nhà, đi bộ nhanh và bài tập nhảy tấn trước (jumping lunges) có thể tăng sức bền cho tim và phổi.
Khi áp dụng các bài tập cần phân chia phù hợp theo từng nhóm cơ cụ thể. Đồng thời cần phải phân loại nhóm cơ được loại trừ. Bạn nên đặt kế hoạch cụ thể về loại bài tập và thời lượng tập theo nhu cầu của cơ bắp.
Tốt nhất bạn nên tìm đến 1 nhà trị liệu chuyên nghiệp gợi ý các bài tập theo nhu cầu cơ bắp của bạn. Luôn luôn tham khảo ý kiến 1 nhà trị liệu trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập mới nào. Điều này đảm bảo phương pháp vật lý trị liệu sẽ không gây bất kỳ biến chứng nào cho người bệnh.
Sau đây là 1 số lời khuyên hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh bại liệt cũng như hội chứng sau bại liệt.
Mẹo để quản lý bệnh bại liệt
- Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc.
- Thực hiện 1 chế độ ăn uống lành mạnh.
- Từ bỏ hút thuốc và uống rượu.
- Uống thuốc thường xuyên.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ để cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bạn phải biết rằng cách duy nhất có thể ngăn ngừa nhiễm trùng virus bại liệt là tiêm vắc xin bại liệt ngay từ khi còn nhỏ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, câu nói này luôn rất đúng trong mọi trường hợp. Đặc biệt nó hoàn toàn chính xác khi dùng để nói về bệnh bại liệt. Hãy cùng Resolute Bay nâng cao tinh thần bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình nhé.
Để lại một bình luận