Tụt sụn, mũi biến dạng, đầu mũi sưng đỏ… là những hậu quả của nâng mũi khi về già mà chị em có thể gặp phải nếu như chăm sóc sau nâng mũi sai cách hay lựa chọn cơ sở thẩm mỹ thiếu chuyên nghiệp. Thậm chí, còn rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khác mà chị em khó có thể ngờ đến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Nâng mũi khi về già mũi có bị biến dạng không?
Nâng mũi khi về già hoàn toàn có thể bị biến dạng và để lại hậu quả của nâng mũi khi về già nếu bạn không tuân thủ đúng các yêu cầu về bác sĩ thực hiện, địa chỉ thẩm mỹ và cách chăm sóc hậu phẫu. Một số dấu hiệu cho thấy dáng mũi sau khi can thiệp phẫu thuật đã bị biến dạng như:
- Cấu trúc mũi bị vẹo, lệch: Đây là biến chứng thường gặp do nguyên nhân tay nghề của bác sĩ yếu kém hoặc quá chủ quan trọng giai đoạn sau nâng mũi.
- Độ cao của cánh mũi thấp dần theo thời gian: Sau một thời gian tiến hành nâng mũi, cánh mũi có xu hướng ngày càng thấp dần, sống mũi tụt nghiêm trọng. Nguyên nhân bởi càng về già, da gặp phải tình trạng lão hóa khiến liên kết của cấu trúc collagen và elastin không còn bền vững như ban đầu.
- Đầu mũi xuất hiện dấu hiệu bị bóng đỏ, sụn tụt và lộ sóng mũi: Đây là tình trạng phổ biến mà rất nhiều người gặp phải khi về già. Với những người có cơ địa da đầu mũi mỏng, tỷ lệ biến dạng sau khi nâng mũi càng cao hơn.
Hậu quả của nâng mũi khi về già bạn sớm cần biết
Người Việt Nam có đặc trưng ngoại hình phổ biến là mũi thấp, ngắn nên nhu cầu nâng mũi cải thiện nhan sắc được nhiều chị em ưu tiên lựa chọn. Mặc dù phương pháp này mang lại đường sống mũi cao thẳng, cân xứng nhưng nó cũng dẫn tới một số hậu quả của nâng mũi khi về già. Dưới đây là 6 hệ luỵ thường gặp gồm:
Dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm
Hậu quả của nâng mũi khi về già mà chúng ta cần nhắc đến đầu tiên, đó là nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong quá trình phẫu thuật, cơ thể tiếp nhận một lượng lớn thuốc mê, thuốc tê có thể dẫn tới nguy cơ xuất hiện các triệu chứng của bệnh lý béo phì, tụt huyết áp, tiểu đường, bệnh về tim mạch… nhiều hơn.
Dù không liên quan trực tiếp nhưng thực tế những người nâng mũi thường có sức khỏe suy yếu hơn các đối tượng chưa từng phẫu thuật. Nguyên nhân là do các loại thuốc đưa vào cơ thể trong quá trình phẫu thuật hoặc do cơ địa gây ra. Vì vậy, bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi quyết định có thực hiện nâng mũi hay không.
Da sẽ bị lão hóa nhanh hơn là hậu quả của nâng mũi khi về già
Sau khi nâng mũi nếu không chăm sóc đúng cách sẽ khiến sức khỏe ngày càng giảm sút. Điều này dẫn đến cơ thể và làn da sẽ lão hoá nhanh hơn gấp nhiều lần so với bình thường.
Bạn sẽ tốn một khoản chi phíkhông nhỏ để thực hiện các phương pháp tân trang n han sắc khác. Thậm chí, một số người cần tiêm filler hoặc can thiệp sâu vào cấu trúc cơ quan để lấy lại vẻ đẹp trẻ trung.
Mũi dễ bị biến dạng làm gương mặt kém hài hòa sau khi nâng
Độ tuổi càng cao thì tốc độ lão hóa da càng nhanh. Các vùng da mặt, mũi hay mắt sẽ bị chảy xệ.
Đây cũng là nguyên nhân tác động khiến sụn mũi bị mất liên kết với da (bị thụt xuống) so với ban đầu. Nhiều trường hợp mũi biến dạng, sưng mủ, hoại tử, xơ hóa mạnh… Đây là những hậu quả của nâng mũi khi về già bạn có thể gặp phải.
Dễ bị đau nhức sau nâng
Đau nhức sau nâng mũi là tình trạng phổ biến mà mọi người đều sẽ gặp phải. Tuy nhiên, vấn đề này nghiêm trọng hơn với người lớn tuổi.
Cơn đau ở mũi lan đến các vùng da mắt, môi gây cảm giác cực kỳ khó chịu. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi, vùng da sau khi nâng mũi sẽ bị đau hay dịch mũi chảy nhiều hơn.
Ảnh hưởng trí nhớ là một trong những hậu quả của nâng mũi khi về già
Ảnh hưởng trí nhớ cũng là hậu quả của nâng mũi khi về già thường gặp mà chị em nên cân nhắc trước khi lựa chọn phương pháp làm đẹp này. Nâng mũi là kỹ thuật thẩm mỹ can thiệp sâu vào cấu trúc mũi (nâng mũi sụn sườn, nâng mũi sụn tai…) và cần thực hiện ít nhất 2 lần.
Một lượng lớn thuốc mê, thuốc gây tê sẽ đưa vào cơ thể, ảnh hưởng đến trí nhớ tuổi già. Dùng thuốc gây mê càng nhiều thì nguy cơ suy giảm trí nhớ về già càng cao.
Theo nhiều báo cáo y khoa, những người đã trải qua gây mê thường xuất hiện triệu chứng suy giảm trí nhớ tạm thời mức độ nhẹ trong vòng 4 năm. Tuy nhiên, tình trạng này không xuất hiện ngay sau khi phẫu thuật mà thường xuất hiện nhiều hơn lúc về già.
Dễ gặp các biến chứng
Tỷ lệ gặp biến chứng khi về già đối với người từng phẫu thuật nâng mũi khá cao. Một số biến chứng dễ gặp do nâng mũi ở độ tuổi sau trung niên gồm:
- Cấu trúc mũi bị xuống cấp nghiêm trọng, dáng mũi bị cong, lệch, xiêu vẹo,…
- Các vết sưng, bầm tím xuất hiện trên da kéo dài mà khó có thể khắc phục được.
- Mũi dễ gặp phải tình trạng nhiễm trùng dẫn tới nguy cơ hoại tử.
- Đầu mũi bóng đỏ, sụn nâng dễ bị tụt làm ảnh hưởng đến dáng mũi đã phẫu thuật.
- Khó can thiệp định hình cấu trúc do mô và sụn mũi đã lão hóa không thể phẫu thuật thêm lần nữa.
- Nguy cơ không thích ứng sụn tăng cao dẫn tới nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
>>Xem thêm: Nâng mũi bị hở sụn. Nguyên nhân và cách khắc phục
Cách giảm thiểu hậu quả của nâng mũi khi về già
Mặc dù hậu quả của nâng mũi khi về già là có thể xảy ra nhưng các biến chứng nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như phương pháp nâng mũi, cơ sở thực hiện, trình độ bác sĩ, chất liệu sụn, cơ địa, cách chăm sóc sau nâng mũi… Để giảm thiểu hậu quả, bạn hãy lưu ý đến những yếu tố sau:
Chọn thẩm mỹ viện thực hiện nâng mũi đảm bảo uy tín
Hầu hết hậu quả của nâng mũi khi về già nghiêm trọng là do thực hiện ở những cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng. Do đó, chị em cần sáng suốt lựa chọn địa chỉ uy tín để gửi gắm lòng tin của mình. Các tiêu chí để tìm kiếm được cơ sở nâng mũi chất lượng như sau:
- Được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng trong dịch vụ, quy trình phẫu thuật với độ an toàn cao.
- Trang thiết bị được đầu tư hiện đại, thường xuyên nâng cấp, bảo dưỡng. Thẩm mỹ viện đang ứng dụng nhiều công nghệ làm đẹp tiên tiến trên thế giới.
- Đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm, chuyên môn cao, kỹ thuật khéo léo để hạn chế tối đa sai sót có thể gặp phải khi nâng mũi.
- Đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp, phong cách phục vụ thân thiện.
- Chi phí hợp lý với chế độ bảo hành dài hạn đảm bảo lợi ích của khách hàng.
Quyết định phương pháp phù hợp
Thị trường làm đẹp hiện có nhiều phương pháp nâng mũi với quy trình thực hiện và chi phí khác nhau. Chị em nên tham khảo thật kỹ và chọn phương pháp phù hợp với tình trạng cấu trúc mũi, tình hình tài chính.
Mỗi khuôn mặt với từng đường nét khác nhau sẽ phù hợp với một phương pháp nâng mũi riêng. Do đó, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định lựa chọn cuối cùng.
Chăm sóc kĩ lưỡng sau nâng
Tính hiệu quả của quá trình nâng mũi phụ thuộc rất nhiều vào thời gian chăm sóc sau phẫu thuật. Để giảm thiểu tối đa hậu quả của nâng mũi khi về già, hãy lưu ý:
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, kiêng những món ăn chế biến từ thịt bò, hải sản có thể gây dị ứng, không dùng chất kích thích sau khi nâng mũi và chú trọng bổ sung chất xơ, rau xanh, các loại vitamin, hoa quả,…
- Hạn chế để vùng mũi sau khi nâng tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn hoặc mỹ phẩm có nhiều thành phần hóa chất độc hại.
- Không nên tác động quá mạnh vào vùng mũi để tránh gây cong, lệch…
- Thăm khám sức khỏe thường xuyên để bác sĩ nắm được tình trạng mũi và đưa ra lời khuyên tốt nhất.
Chọn loại sụn nâng mũi phù hợp
Chọn đúng loại sụn nâng mũi phù hợp cũng là cách để giảm thiểu tối đa hậu quả có thể gặp phải khi bạn về già. Hiện nay, trên thị trường có 2 loại sụn nâng mũi chính được các thẩm mỹ viện lựa chọn nhiều nhất gồm:
- Sụn tự thân (sụn tai, sụn vách ngăn, sụn sườn): Có nguồn gốc từ thân thể của người muốn thực hiện nâng mũi nên không có nguy cơ xảy ra quá trình tự phân hủy, độ tương thích đạt 99%. Loại sụn này cần xử lý và bóc tách trước khi tiến hành nâng mũi để tránh nguy cơ nhiễm trùng, dị ứng và loại bỏ cấu trúc lạ của hệ miễn dịch.
- Sụn nhân tạo (sụn silicon, sụn sinh học): An toàn khi đưa vào cơ thể, khá mềm dẻo và co giãn tốt, độ thích ứng thấp hơn so với loại sụn tự thân. Sụn này dễ bị làm giả, chất lượng kém, khiến cơ thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Lựa chọn phương pháp nâng mũi nào đảm bảo an toàn?
Muốn nâng mũi an toàn và giảm thiểu tác hại nâng mũi khi về già phải đảm bảo nhiều yếu tố, đặc biệt là lựa chọn phương pháp thực hiện phù hợp. Các kỹ thuật nâng mũi an toàn được Bộ Y tế cấp phép gồm:
Nâng mũi cấu trúc
Kỹ thuật nâng mũi cấu trúc áp dụng với người có khuyết điểm về mũi như mũi to, xiêu vẹo, mũi bị tổn thương do tai nạn hoặc do phẫu thuật hỏng. Đây là phương pháp an toàn bởi sử dụng sụn tự thân kết hợp với sụn sinh học tạo dáng mũi Sline. Các loại sụn thường dùng phổ biến trong phương pháp này là:
- Sụn nhân tạo: Sóng sụn làm bằng silicon dẻo, có nhiều kích thước, kiểu dáng phù hợp, nâng cao ⅔ khung xương mũi.
- Sụn tự thân: Sụn lấy từ tai, sụn vách ngăn mũi hoặc sụn sườn. Loại sụn này có độ tương thích cao, dùng để điều chỉnh ⅓ đầu mũi và tạo vách ngăn, bảo vệ chóp mũi tránh tình trạng mũi tụt sóng.
Nâng mũi cấu trúc mang lại dáng mũi mới thon, dài tự nhiên, hài hòa với độ tương thích lên đến 98%. Do đó, phương pháp nâng mũi này có thể duy trì lâu dài và ít rủi ro biến chứng viêm nhiễm, đầu mũi tấy đỏ, thủng da đầu mũi, lộ sóng mũi,… thường gặp.
Nâng mũi bọc sụn
Nâng mũi bọc sụn là kỹ thuật thẩm mỹ hiện đại có xuất xứ từ Hàn Quốc và mới phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây. Phương pháp này sử dụng sụn sau vành tai cấy ghép vào mũi theo đúng tỷ lệ chuẩn đã đo vẽ. Từ đó, sóng mũi được nâng cao hơn so với ban đầu nhưng vẫn đảm bảo sự cân đối với tổng thể gương mặt.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp phẫu thuật nâng mũi bọc sụn là:
- Tính tương thích cao, định hình tốt.
- Sử dụng sụn tự thân nên sau khi nâng nhìn khá tự nhiên, mềm mại.
- Khắc phục các biến chứng, tác dụng phụ sau phẫu thuật như mũi bóng đỏ, lộ sóng mũi,…
- Kỹ thuật nâng mũi bọc sụn không để lại sẹo kém thẩm mỹ sau khi thực hiện.
Tuy nhiên, phương pháp nâng mũi bọc sụn không cải thiện được hoàn toàn nhược điểm mũi to bè, mũi vẹo, mũi hếch… Do đó, nhưng ai đang có vấn đề về sức khỏe hoặc dáng mũi quá to, lệch,… nên lưu ý thật kỹ trước khi quyết định chọn kỹ thuật làm đẹp này.
Nâng mũi bằng sụn surgiform
Nâng mũi bằng sụn Surgiform tức là sử dụng sụn vách ngăn nhân tạo (Supor) dựng trụ mũi, tạo sóng mũi. Phương pháp này dùng sụn tai để bọc đầu mũi tạo nên cấu trúc khung xương mũi rất thanh thoát, tự nhiên.
Sụn Surgiform có nguồn gốc từ ePTFE – chất liệu an toàn trong y tế. Sụn đã được FDA chứng nhận đạt chuẩn trong trị liệu thẩm mỹ với ưu điểm:
- Sụn Surgiform là chất liệu thẩm mỹ cao cấp.
- Tính chất khá giống với sụn tự thân, độ thích ứng lên tới 95%.
- Surgiform liên kết bền bỉ với khoang mũi, định hình dáng mũi mới, hạn chế tình trạng sóng mũi sau nâng bị lộ nhược điểm đã phẫu thuật, giảm tỷ lệ mũi bị đỏ ửng, nhiễm trùng,…
- Độ bền dẻo cao hơn các chất liệu độn thông thường.
- Cho phép tạo hình dáng mũi linh hoạt chuẩn S-Line, L-line hoàn hảo.
- Dáng mũi lên form chuẩn, vết thương hồi phục nhanh chóng.
Tuy nhiên, các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo chất liệu Surgiform có nguy cơ dị ứng cao. Do đó, trước khi làm phẫu thuật cần thăm khám và lắng nghe tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ điều trị.
Nâng mũi bằng sụn nano form
Phương pháp nâng mũi bằng sụn Nanoform sử dụng 2 chất liệu sụn khác nhau. Sụn Nanoform có đặc tính ePTFE với nhiều ô nano kích thước siêu nhỏ. Kỹ thuật này phù hợp với những người có mũi thấp tẹt, mũi biến dạng do phẫu thuật hỏng, người dị ứng với silicon hoặc thiếu sụn tự thân,… Phương pháp nâng mũi bằng sụn nanoform có ưu điểm như sau:
- Chỉnh hình được mọi ca mũi khó.
- Độ tương thích 100% khi kết hợp với sụn sườn.
- Lỗ xốp cho phép mô sợi xuyên qua từ đó tạo sự gắn kết chặt chẽ với phần nền bên dưới.
- Mũi sau khi nâng có độ bền bỉ với thời gian, chống chịu được lực va đập tốt.
- Hoàn toàn không xảy ra tình trạng kích ứng vết thương sau nâng mũi.
Nâng mũi có để được cả đời không?
Bên cạnh nắm rõ , khá nhiều người thắc mắc liệu nâng mũi có thể duy trì được vẻ đẹp cả đời hay không. Thực tế, phương pháp nâng mũi hoàn toàn có thể giữ được dáng mũi đẹp vĩnh viễn nhưng phụ thuộc vào kỹ thuật thực hiện và bác sĩ trực tiếp phẫu thuật.
Trường hợp lựa chọn chất liệu độn là sụn tự thân hay sụn nhân tạo thường kéo dài kết quả tối đa trên 10 năm. Nếu chọn phương pháp nâng mũi cấu trúc, dáng mũi có thể duy trì từ 20 năm đến trọn đời. Tuy nhiên, một số kỹ thuật nâng mũi lại chỉ kéo dài trong thời gian ngắn chỉ từ 5 – 10 năm.
Hậu quả khi chọn nơi nâng mũi không uy tín
Nếu lựa chọn địa chỉ nâng mũi thiếu uy tín, không đảm bảo chuyên môn thẩm mỹ, bạn có thể gặp phải nhiều hậu quả của nâng mũi khi về già như nhiễm trùng, liệt dây thần kinh, kết quả nâng mũi không đúng chuẩn,…
Dáng mũi sau khi phẫu thuật không đạt kết quả như mong muốn
Thực hiện phẫu thuật nâng mũi tại cơ sở làm đẹp kém chất lượng, chưa có giấy phép hoạt động khiến bạn không thể sở hữu được dáng mũi đẹp như mong muốn. Một số nguyên nhân làm mũi không đạt kết quả khắc phục toàn bộ nhược điểm của cấu trúc mũi như chất liệu sụn không đảm bảo, nguồn gốc không rõ ràng, trình độ bác sĩ yếu kém, thiếu kinh nghiệm.
Vết thương nhiễm trùng sau nâng mũi
Những cơ sở thiếu uy tín thường không tuân thủ đúng yêu cầu vô khuẩn dễ gây biến chứng nguy hiểm cho vết thương. Tình trạng nhiễm trùng càng nặng nề thì di chứng để lại càng lớn ảnh hưởng đến kết quả dáng mũi sau khi can thiệp thẩm mỹ.
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trong tương lai
Theo chia sẻ từ các bác sĩ thẩm mỹ, nâng mũi tác động đến cấu trúc bên trong khoang mũi, nếu thực hiện sai quy trình có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Khách hàng dễ mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm như cao huyết áp, tim mạch,…
Tác động đến hoạt động của hệ thống thần kinh
Khi tác động xâm lấn lên vùng mũi có thể ảnh hưởng đến hệ cơ, dây thần kinh trên mặt khiến mũi, miệng lệch trong vòng vài tháng cho tới 1 năm. Hậu quả này xảy ra do lựa chọn dịch vụ thẩm mỹ kém chất lượng, bác sĩ không am hiểu rõ về lĩnh vực thẩm mỹ.
Hình thành sẹo kém thẩm mỹ trên mũi
Phẫu thuật nâng mũi nếu thực hiện tại những địa chỉ thiếu chuyên nghiệp, uy tín dễ hình thành sẹo lồi kém thẩm mỹ trên da. Đây là hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn, gây cảm giác tự ti khi đứng trước mọi người xung quanh.
Biện pháp hạn chế hậu quả nâng mũi khi về già
Hậu quả của nâng mũi khi về già sẽ được hạn chế khi các bạn biết các biện pháp phòng ngừa. Cụ thể, những điều cần lưu ý như sau:
- Lựa chọn đơn vị thẩm mỹ uy tín: Địa chỉ thẩm mỹ đóng vai trò quan trọng quyết định ca thẩm mỹ thành công hay thất bại. Không nên thực hiện tại những nơi chưa được cấp phép nâng mũi, quy trình thẩm mỹ sơ sài, bác sĩ có tay nghề còn yếu.
- Nâng mũi đúng phương pháp phù hợp: Mỗi người có cấu trúc mũi khác nhau nên cần lựa chọn đúng phương pháp nâng mũi để mang lại kết quả tốt nhất, phù hợp với khuôn mặt.
- Lựa chọn sụn mũi chất lượng: Sụn nâng mũi là yếu tố quan trọng quyết định đến độ bền cũng như tính thẩm mỹ của chiếc mũi. Do đó, chúng ta cần lắng nghe tư vấn của bác sĩ để lựa chọn sụn nâng chất lượng nhất, đồng thời tránh hậu quả của nâng mũi khi về già.
- Chăm sóc hậu phẫu tốt: Khâu chăm sóc có ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi sau nâng mũi. Cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong ăn uống, chăm sóc vết thương, uống thuốc theo chỉ định để tránh những tác hại.
Giải đáp những thắc mắc thường gặp khi nâng mũi
Bao nhiêu tuổi thì nâng mũi được?
Theo các chuyên gia chia sẻ, độ tuổi nâng mũi được là 18 – 55 tuổi. Không nên nâng mũi sớm trước năm 18 tuổi bởi có thể làm dáng mũi biến dạng do sự thay đổi về ngoại hình. Đặc biệt, không nên nâng mũi sau 55 tuổi, bởi ở giai đoạn này sự liên kết giữa các mô và sụn lỏng lẻo, chậm phục hồi hơn lúc trẻ.
Có nên nâng mũi quá cao?
Khách hàng không nên nâng mũi quá cao, bởi sẽ dễ gặp biến chứng về sau như bị bóng đỏ, đau nhức vùng mũi, thủng da đầu mũi, lộ sóng… Một chiếc mũi đẹp cần có có độ cao vừa phải hài hòa với khuôn mặt.
Có cần thăm khám mũi định kỳ sau khi nâng?
Nhiều người bỏ qua việc tái khám định kỳ khi mũi đã phục hồi. Thế nhưng, các bác sĩ tư vấn nên đi thăm khám định kỳ sau khoảng 1 tháng. Tiếp đến là sau 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hay bất kỳ thời điểm nào mũi có dấu hiệu bất thường.
Bài viết trên đây Resolute Bay đã cung cấp thông tin đầy đủ về hậu quả của nâng mũi khi về già mà chị em nên biết. Hãy lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín để sớm sở hữu cho riêng mình những đường sóng mũi hoàn hảo nhất.
Để lại một bình luận