Theo lời khuyên từ các chuyên gia thẩm mỹ thì thực đơn cho người mới nâng mũi trong tuần đầu tiên rất quan trọng. Bởi vì lúc này, mũi bị tổn thương nhẹ bên ngoài khi đưa chất liệu sụn vào dưới lớp da mũi, cần thời gian để mũi hết sưng đau và hồi phục. Do đó, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn xây dựng thực đơn ăn uống khoa học trong 7 ngày sau nâng mũi để bổ sung dưỡng chất và tránh các thực phẩm gây kích ứng.
Sau nâng mũi nên ăn gì cho mau lành vết thương
Vết thương ở mũi sau khi phẫu thuật có mau lành hay không tùy thuộc vào chế độ chăm sóc. Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung các loại chất đạm, vitamin, chất xơ, chất béo tốt cho quá trình tái tạo tế bào mới và độ bám dính của chất liệu sụn sau một thời gian. Các chất này sẽ có trong thịt, rau củ, trái cây, ngũ cốc,…
Bổ sung thịt heo trong thực đơn cho người mới nâng mũi
Bởi vì sau nâng mũi phải kiêng các loại thịt đỏ nên bạn có thể thay thế bằng thịt heo lành tính. Trong thịt heo chứa nhiều chất đạm giúp tái tạo mô và liền vết thương ở mũi. Chất sắt trong thịt heo hỗ trợ tăng cường các tế bào hồng cầu đi nuôi cơ thể. Cùng với đó trong da heo chứa nhiều collagen hỗ trợ sản sinh và liên kết các mô, giúp vết thương mau chóng hồi phục và ổn định.
Các loại ngũ cốc nên dùng sau nâng mũi
Trong ngũ cốc chứa rất nhiều khoáng chất cần thiết như magie, kali, canxi, sunfat, photpho, kẽm,… Đây là những thành phần không thể thiếu để hỗ trợ lành thương và tăng cường sức đề kháng. Các loại ngũ cốc từ gạo lứt, hạt macca, đậu xanh, yến mạch, hạt điều,… có kết cấu khá mềm khi nấu lên để dễ nhai, không tác động đến vùng mũi.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E, C
Có thể bạn chưa biết, vitamin E giúp làm giảm sưng và dịu nhẹ vết thương. Vitamin E hỗ trợ điều trị vết thương mau lành và ngừa sẹo. Trong khi đó, vitamin C lại có tính kháng viêm, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và hình thành sẹo. Bạn nên bổ sung vitamin C, E vào thực đơn cho người mới nâng mũi như: cam, quýt, bưởi, việt quất, dâu tây, quả bơ, các loại rau xanh,…
Nên dùng chất béo tốt cho sức khỏe
Thay vì sử dụng chất béo từ động vật không tốt cho sức khỏe thì bạn có thể thay thế bằng chất béo tốt từ các loại hạt và dầu cá để tăng cường khả năng hấp thu, xây dựng hệ miễn dịch mạnh khỏe và hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Ví dụ như: dầu cá hồi, dầu đậu ngành, dầu mè, dầu gấc,….
Cung cấp chất xơ từ các loại rau củ
Chất xơ là một trong những chất giúp tái tạo và liên kết các mô hồi phục các vết khâu ở mũi, giúp dáng mũi lên form ổn định. Bạn nên bổ sung chất xơ từ các loại rau củ như bông cải trắng, bông cải xanh, ớt chuông, cà rốt, cải thìa, củ cải trắng, khoai tây,… Chất xơ còn tăng cường quá trình tiêu hóa tốt, vận chuyển các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Quá trình nâng mũi ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và bạn cần cung cấp đủ nước để điều hòa tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào nhanh hơn để vết thương mau lành. Ngoài ra, uống đủ nước còn giảm tình trạng sưng đau và nóng rát ở người mới nâng mũi.
Bổ sung nước ép trong thực đơn cho người mới nâng mũi
Bên cạnh uống nước thì bạn có thể thay thế bằng các loại nước ép từ quả mọng như cam, bưởi, nho, lựu, dâu tây,… Không chỉ cung cấp nước, muối khoáng, axit amin, vitamin có lợi thì uống nước ép còn giúp đẹp da, kháng viêm và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Sau nâng mũi nên ăn các thực phẩm giàu lợi khuẩn
Ngoài các thực phẩm giàu dưỡng chất trên thì bổ sung thêm thực phẩm giàu lợi khuẩn chứa men vi sinh giúp hệ tiêu hóa trao đổi tốt, phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cùng hệ miễn dịch. Bạn có thể ăn hoặc uống sữa chua, yaourt, sữa trái cây lên men,…
Cùng nghe chuyên gia tư vấn cách chăm sóc sau nâng mũi tại Resolute Bay
Thực đơn cho người mới nâng mũi 7 ngày
Biết được các thực phẩm cần có trong thực đơn cho người mới nâng mũi là bạn có thể bắt đầu xây dựng cho mình chế độ ăn khoa học trong 7 ngày để thúc đẩy vết thương nhanh lành và dáng mũi ổn định. Dưới đây là thực đơn 7 ngày cho người nâng mũi bạn có thể tham khảo:
Thực đơn ngày 1
- Buổi sáng:
-
- 1 ly sữa đậu nành
- Bánh mì lát ăn kèm bơ
- Buổi trưa:
-
- 1 chén cơm trắng
- Canh rau ngót nấu thịt
- Sườn xào chua ngọt
- Buổi tối:
-
- 1 chén súp nấm rơm
- 1 ly sữa hạt
Thực đơn ngày 2
- Buổi sáng:
-
- 2 quả chuối chín
- 1 chén ngũ cốc dinh dưỡng
- Buổi trưa:
-
- 1 chén cơm trắng
- Thịt nạc kho tiêu
- Canh khổ qua
- Buổi tối:
-
- Mì xào rau cải và nấm
- 1 quả lê
Thực đơn ngày 3
- Buổi sáng:
-
- 2 quả chuối chín
- 1 chén ngũ cốc dinh dưỡng
- Buổi trưa:
-
- Thịt nạc kho tiêu
- Canh khổ qua
- 1 chén cơm trắng
- Buổi tối:
-
- Mì xào rau cải và nấm
- 1 quả lê
Thực đơn ngày 4
- Buổi sáng:
-
- Hủ tiếu hầm xương
- 1 ly nước cam
- Buổi trưa:
-
- 1 chén cơm trắng
- Canh khoai tây hầm xương
- 1 quả táo
- Buổi tối:
-
- Bún gạo lứt xào cải
- Quả việt quất
Thực đơn ngày 5
- Buổi sáng:
-
- Bánh mì lát kẹp thịt xông khói
- 1 ly sữa tươi
- Buổi trưa:
-
- 1 chén cơm trắng
- Bông thiên lý xào tỏi
- Thịt heo luộc
- Quả nho
- Buổi tối:
-
- Súp ngũ cốc yến mạch
- 1 ly chè dưỡng nhan
Thực đơn ngày 6
- Buổi sáng:
-
- Nui hầm xương sườn
- Sinh tố bơ
- Buổi trưa:
-
- Bông thiên lý xào tỏi
- Thịt heo kho tiêu
- 1 chén cơm gạo lứt
- Buổi tối:
-
- Mì xào nấm, cải thìa
- 1 ly chè khoai môn
Thực đơn ngày 7
- Buổi sáng:
-
- Khoai lang hấp
- 1 ly sữa đậu nành
- Buổi trưa:
-
- Ớt chuông xào thịt
- Súp lơ xanh luộc
- 1 chén cơm trắng
- Buổi tối:
- Cơm chiên dương châu
- 1 ly nước ép bưởi
Lưu ý: Trên là thực đơn cho người mới nâng mũi mà bạn có thể tham khảo. Không nhất thiết phải đáp ứng giống hoàn toàn mà bạn có thể thay đổi thực đơn sao cho đáp ứng đủ lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày và không ăn các thức ăn gây hại cho vết thương ở mũi.
Những thực phẩm cần “tránh” sau khi nâng mũi
Bên cạnh thực đơn cho người mới nâng mũi mà chúng tôi vừa gợi ý trên thì bạn cần lưu ý những thực phẩm cần kiêng sau nâng mũi vì rất dễ làm kích ứng và hình thành sẹo xấu. Dưới đây là chế độ kiêng cữ khi mới nâng mũi:
- Rau muống: Hạn chế ăn rau muống khi có vết thương hở bởi đây là thực phẩm làm tăng sinh quá trình lấp đầy mô tế bào, dễ hình thành sẹo lồi. Kiêng ăn rau muống trong 3 tuần đầu đối với người vừa mới nâng mũi.
- Trứng, thịt gà: Trứng là thực phẩm tanh khiến màu da non ở vùng phẫu thuật bị loang lổ, không đều màu. Điều này làm mất thẩm mỹ khi vết thương ở ngay trên mặt. Tương tự thịt gà cũng vậy, ăn thịt gà gây ngứa ở vết thương non, chưa kể những trường hợp bị dị ứng.
- Đồ nếp: Hạn chế ăn các loại thức ăn chế biến từ gạo nếp như xôi, bánh chưng, chè nếp,… bởi rất dễ làm mưng mủ và lâu lành vết thương. Cần loại bỏ đồ nếp ra khỏi thực đơn cho người mới nâng mũi.
- Hải sản: Đây là nhóm thức ăn dễ gây dị ứng và hình thành sẹo lồi sau thẩm mỹ. Trong hải sản chứa nhiều canxi và chất tanh khiến da bị ngứa ngáy, lở loét vùng mũi.
- Đồ ăn cay nóng: Tránh ăn các loại đồ ăn chế biến sẵn và chiên nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt hạn chế ăn đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt, mù tạt,… gây nóng trong người, nhảy mũi và tăng nguy cơ viêm nhiễm vết thương.
- Chất kích thích: Loại bỏ rượu bia, thuốc lá, cafe ra khỏi chế độ ăn sau nâng mũi 1 tháng để hạn chế tình trạng kích ứng và lâu lành vết thương. Chưa kể các chất kích thích còn ức chế tác dụng các loại thuốc giảm đau mà bác sĩ kê toa.
- Đồ ngọt: Hạn chế ăn đồ ngọt bởi chất đường tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, dễ hiện mụn và nhiễm khuẩn trên vết thương hở. Kiêng ăn đồ ngọt trong tuần đầu tiên bạn nhé!
Với những chia sẻ về thực đơn giảm cân cho người mới nâng mũi của Resolute Bay, mong rằng bạn có thể xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ kiêng khem sẽ hạn chế được những rủi ro và mũi mau chóng hồi phục.
Để lại một bình luận